BỆNH TRĨ TRÔNG NHƯ THẾ NÀO? CÁCH KHẮC PHỤC VÀ ĐIỀU TRỊ QUA CÁCH ĂN UỐNG TẠI NHÀ.

BỆNH TRĨ TRÔNG NHƯ THẾ NÀO? CÁCH KHẮC PHỤC VÀ ĐIỀU TRỊ QUA CÁCH ĂN UỐNG TẠI NHÀ.

13/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

BỆNH TRĨ TRÔNG NHƯ THẾ NÀO? CÁCH KHẮC PHỤC VÀ ĐIỀU TRỊ QUA CÁCH ĂN UỐNG TẠI NHÀ.

 

TỔNG QUAN.

Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở trực tràng dưới giãn rộng hoặc phình căng ra. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là chảy máu trực tràng, ngứa và đau. Bạn có thể nhìn thấy hoặc cảm thấy trĩ lòi ra ở bên ngoài hậu môn , cũng có thể không nhìn thấy khi chúng bên trong trực tràng (hình 1A-B).

Bệnh trĩ rất phổ biến và xảy ra ở cả nam và nữ. Mặc dù không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng trĩ làm cho người bệnh thấy khó chịu và không thoải mái. May mắn thay, ngày nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả.

TRIỆU CHỨNG BỆNH.

Bệnh trĩ phổ biến hơn ở những người lớn tuổi và những người hay bị tiêu chảy, có khối u vùng chậu, ở phụ nữ trong hoặc sau khi mang thai, và ở những người phải ngồi làm việc trong thời gian dài hoặc phải rặn nhiều khi đi tiêu. 

Các triệu chứng bệnh bao gồm;

Chảy máu trực tràng — Bệnh nhân thường thấy máu dính phân hoặc đỏ bồn cầu sau đi tiêu. Lượng máu chảy thường không nhiều, tuy nhiên khiến bồn cầu chuyển sang màu đỏ nên đôi khi khiến người bệnh sợ hãi. 

Trĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trực tràng, tuy nhiên có những nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn. Chúng ta không thể biết điều gì gây ra chảy máu trực tràng nếu không làm xét nghiệm. Do vậy nếu đi tiêu ra máu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và khám kĩ lưỡng

     Itching — Bệnh trĩ thường gây ngứa và kích ứng da quanh hậu môn.

      Pain — Trĩ có thể gây đau. Nếu đau quá nhiều, bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây là một dấu hiệu quan trọng của bệnh. 

CHẨN ĐOÁN TRĨ

Để chẩn đoán bệnh trĩ, bác sĩ sẽ kiểm tra trực tràng và hậu môn của bạn bằng cách dùng một ngón tay đeo găng đưa vào trực tràng. Nếu rút gang có chảy máu, các xét nghiệm như nội soi trực tràng hoặc đại tràng (soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại tràng sẽ được tiến hành giúp bạn tìm ra nguyên nhân để có các biện pháp điều trị phù hợp.

CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ

Có nhiều biện pháp mà bạn có thể thực hiện tại nhà giúp giảm các triệu chứng bệnh trĩ. Một trong những bước quan trọng nhất trong điều trị bệnh trĩ là tránh táo. Vì phân cứng có thể dẫn đến chảy máu trực tràng và / hoặc rách ở hậu môn. Ngoài ra đi tiêu phân cứng có thể làm nặng bệnh trĩ hiện có và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ mới

Tăng sửu dụng chất xơ — Tăng chất xơ trong chế độ ăn là một trong những cách tốt nhất để làm mềm phân của bạn. Trái cây và rau quả là những thực phẩm giàu chất xơ. Lượng chất xơ khuyến nghị cho mỗi người là 20 đến 35 gram mỗi ngày (bảng 1)

Một số sản phẩm chứa chất xơ, bao gồm psyllium (tên thương hiệu: Konsyl, Metamucil), methylcellulose (tên thương hiệu: Citrucel), polycarbophil (tên thương hiệu: FiberCon) và lúa mì dextrin. Nên bắt đầu dùng các sản phẩm này với một lượng nhỏ và tăng từ từ để tránh tác dụng phụ

Thuốc nhuận tràng — Nếu tăng chất xơ không làm giảm táo bón, hoặc bạn không thể thích nghi với các tác đụng phụ của sản phẩm chứa chất xơ thì có thể thử dùng thuốc nhuận tràng.

Nhiều người lo lắng rằng dùng thuốc nhuận tràng thường xuyên, khi ngưng sẽ bị táo bón trở lại. Tuy nhiên thuốc nhuận tràng không "gây nghiện" và sử dụng thuốc nhuận tràng không làm tăng nguy cơ táo bón trong tương lai. Mà thực chất, sử dụng thuốc nhuận tràng còn có thể ngăn ngừa táo bón về mặt lâu dài.

Tắm bằng nước ấm cho phần dưới cơ thể — Trong khi tắm, bạn ngâm vùng trực tràng trong nước ấm trong 10 đến 15 phút hai đến ba lần mỗi ngày. Có thể sử dụng bồn tắm và ngồi trong 2 đến 3 inch nước ấm. Không thêm xà phòng, tắm bong bóng hoặc các chất phụ gia khác trong nước. Cách này giúp cải thiện lưu lượng máu và thư giãn các cơ thắt hậu môn bên trong.

Điều trị tại chỗ — Nhiều loại kem và thuốc  có sẵn để điều trị bệnh trĩ, trong đó có nhiều loại thuốc không cần kê toa và bạn có thể dễ dàng mua ở ngoài thị trường. Kem giảm đau và thuốc đặt trực tràng hydrocortison có thể giúp giảm đau, viêm và ngứa tạm thời.

Không nên sử dụng kem và thuốc  đặc biệt là hydrocortison, trong thời gian dài hơn một tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ XÂM LẤN TỐI THIỂU.

Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn khong hiệu quả thì có thể cân nhắc các phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu. Hầu hết các thủ thuật này được thực hiện nhanh, trong ngày là hoàn thành. Bao gồm (chỉ dùng cho trĩ nội): 

Thắt búi trĩ — Thắt bũi trĩ là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Tỉ lệ thành công ở khoảng 70 đến 80 phần trăm.

Các dải hoặc vòng cao su được đặt xung quanh gốc của một búi trĩ nội. Khi nguồn cung cấp máu bị hạn chế, búi trĩ co lại và thoái hóa trong vài ngày. Nhiều bệnh nhân có thể có cảm giác "căng cứng" sau thủ thuật, tình trạng này có thể được cải thiện bằng tắm nước ấm. Đồng thời bệnh nhân cũng được khuyến khích sử dụng chất bổ sung chất xơ để tránh táo bón.

Chảy máu chậm trễ có thể xảy ra khi dây cao su rơi ra, thường là hai đến bốn ngày sau khi làm thủ thuật. Trong một số trường hợp, một vùng mô thô và đau phát triển năm đến bảy ngày sau thủ thuật. Các biến chứng khác của thắt dây cao su bao gồm đau dữ dội, huyết khối của bệnh trĩ khác, và nhiễm trùng cục bộ hoặc hình thành mủ (áp xe) nhưng ít khi xảy ra. Thắt bũi trĩ hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Đốt búi trĩ bằng tia hồng ngoại— khi đốt búi trĩ bằng tia hồng ngoại, các mô mạch sẽ bị xơ cứng đông lại, làm giảm lượng máu chảy đến búi trĩ và áp chặt vào thành hậu môn.

Chích xơ búi trĩ nội — cách điều trị này thường được áp dụng cho bệnh trĩ nội độ 1 và độ 2, khi búi trĩ chưa sa ra ngoài, chảy máu khi đi đại tiện và sau đó, búi trĩ sẽ sa ra ngoài rồi tự động co lại vào trong. Cách chữa bệnh trĩ nội này nhằm giúp co thắt các tĩnh mạch, hạn chế việc căng giãn chảy máu. Nhưng đối với phương pháp này, bác sĩ thực hiện chích xơ cần phải có kinh nghiệm dày dặn để không để lại các biến chứng cho bệnh nhân. Phương pháp này có thể kém hiệu quả hơn là thắt búi trĩ.

PHẪU THUẬT TRĨ

Nếu các triệu chứng do bệnh trĩ (như chảy máu, đau hoặc sa tử cung) không cải thiện dù đã được điều trị nội khoa và điều trị bằng các phương pháp xâm lấn tối thiểu một cách tích cực, bệnh nhân sẽ được xem xét phẫu thuật.

Các lựa chọn để điều trị phẫu thuật cho bệnh trĩ bao gồm phẫu thuật cắt trĩ (phẫu thuật loại bỏ các mô trĩ dư thừa), chỉ có tác dụng đối với bệnh trĩ nội và ngoại, và các thủ thuật khác (ví dụ, cắt trĩ bằng ghim và cắt trĩ bằng thắt động mạch trĩ).  Việc lựa chọn phương pháp nào đỏi hỏi bác sĩ điều trị phải cân nhắc rất nhiều yếu tố. 

NGUỒN THAM KHẢO

  1. Clinical Practice Committee, American Gastroenterological Association. American Gastroenterological Association medical position statement: Diagnosis and treatment of hemorrhoids. Gastroenterology 2004; 126:1461.

  2. Alonso-Coello P, Guyatt G, Heels-Ansdell D, et al. Laxatives for the treatment of  hemorrhoids. Cochrane Database Syst Rev 2005; :CD004649.

  3. Jayaraman S, Colquhoun PH, Malthaner RA. Stapled versus conventional surgery for hemorrhoids. Cochrane Database Syst Rev 2006; :CD005393.

Trĩ nội.(A1)Hình ảnh có liên quan

             Đường lược chia đôi ống hậu môn thành hai phần. Trĩ nội bắt nguồn từ phía trên đường lược trĩ ngoại bắt nguồn từ bên dưới đường lược

Trĩ ngoại. (A2)

Không sử dụng các phương pháp điều trị không kê đơn kéo dài hơn một tuần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.  Vì chúng có thể ảnh hưởng đến da.

Làm theo hướng dẫn cẩn thận - ví dụ, điều quan trọng là làm sạch và làm khô da trước khi sử dụng kem hoặc thuốc mỡ. Bạn có thể sử dụng khăn lau trẻ em không mùi để làm sạch hậu môn sau khi đi tiêu. 

Nếu bạn bị chảy máu trực tràng, hoặc đi tiêu ra máu, hãy đi khám bác sĩ  vì tình trạng này có thể gây ra bởi nguyên nhân khác mà không phải do trĩ. Đồng thời, bạn cũng nên gặp bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện sau khi tự điều trị tại nhà. 

Hàm lượng chất xơ trong thực phẩm

Loại thực phẩm

Khẩu phần

Số gam chất xơ

Fruits

Táo (cả vỏ)

1 quả táo cỡ vừa

4.4

Chuối

1 quả chuối cỡ vừa

3.1

Cam

1 quả

3.1

Mận khô

1 ly nước ép

12.4

Nước ép

Táo, không đường, có thêm ascorbic acid

1 ly

0.5

Bưởi, trắng, đóng hộp, ngọt

1 ly

0.2

Nho, không đường, có thêm ascorbic acid

1 ly

0.5

Cam

1 ly

0.7

Rau củ quả

Đã nấu chín

Đậu xanh

1 chén

4.0

Cà rốt

½ chén thái lát

2.3

Đậu Hà lan

1 chén

8.8

Khoai tây  (nướng cả vỏ)

1 củ vừa

3.8

Đồ tươi

Dưa leo (cả vỏ)

1 trái

1.5

Rau diếp

1 chén vụn

0.5

Cà chua

1 quả vừa

1.5

Rau bina

1 chén

0.7

Các loại cây họ đậu

Đậu nướng, đóng hộp, không thêm muối

1 chén

13.9

Đậu tây, đóng hộp

1 chén

13.6

Đậu lima, đống hộp

1 chén

11.6

Đậu lăng, luộc

1 chén

15.6

Bánh mì, mì ống, bột

Bánh nướng xốp

1 chiếc

5.2

Yến mạch nấu chín

1 chén

4.0

Bánh mì trắng

1 lát

0.6

Bánh mì làm từ lúa mì

1 lát

1.9

Pasta và gạo nấu chín

Mì ống

1 chén

2.5

Gạo nâu

1 chén

3.5

Gạo trắng

1 chén

0.6

Spaghetti (loại thông thường)

1 chén

2.5

Các loại hạt

Hạnh nhân

1/2 chén

8.7

Đậu phộng

1/2 chén

7.9

Để tìm hiểu có bao nhiêu chất xơ và thành phần dinh dưỡng khác trong các loại thực phẩm khác nhau, bạn có thể  truy cập Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tại: http://www.nal.usda.gov/fnic/foodcomp/search/.

Thông tin tham khảo lấy từ Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia USDA. Nguồn tin tại: http://www.nal.usda.gov/fnic/foodcomp/search/

TAGS: BỆNH TRĨ, hdcare

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE