Đi tiêu ra máu còn gọi là chảy máu trực tràng có làm bạn lo lắng?

Đi tiêu ra máu còn gọi là chảy máu trực tràng có làm bạn lo lắng?

30/10/2019

-

Trúc Đào

-

0 Bình luận

Đi tiêu ra máu còn gọi là chảy máu trực tràng có làm bạn lo lắng?

Đi tiêu ra máu không phải là một hiện tượng hiếm gặp, bạn có thể để ý thấy có máu trong bồn cầu sau khi đi vệ sinh, máu dính ngoài phân hay dính trên giấy lau sau khi đi tiêu. May mắn là, hầu hết nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu trực tràng như trên thường không nguy hiểm đến tính mạng. Các nguyên nhân chính thường gặp là nứt hậu môn hoặc trĩ. Tuy nhiên, để biết nguyên nhân chính xác bạn vẫn cần đến chuyên khoa thăm khám đẩy đủ.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khi nào thì cần phải đi khám bác sĩ, các nguyên nhân và các xét nghiệm cần phải làm khi bạn có hiện tượng đi tiêu ra máu. 

Khi nào bạn cần đi khám?

Phần đa số, nếu chỉ chảy một ít máu thì ít khi do nguyên nhân ung thư hay gặp các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, không vì như thế mà chúng ta xem nhẹ tình trạng của bản thân. Do vậy, bất cứ ai khi có hiện tượng đi tiêu ra máu đều cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa trao đổi để quyết định xem tình trạng này có cần thiết phải xét nghiệm tìm nguyên nhân hay không.

Nguyên nhân chảy máu trực tràng

Trĩ và nứt hậu môn là hai nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng chảy máu trực tràng mà biểu hiện bạn có thể nhìn thấy là một ít máu dính ở giấy lau sau khi đi vệ sinh, máu dính ngoài phân hay máu trong bồn cầu. 

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là do sự căng dãn các mạch máu ở vùng trực tràng và hậu môn, Sự căng dãn này có thể gây đau, ngứa, chảy máu (hình 1). Thường thì chảy máu trực tràng trong bệnh trĩ không gây đau. Biểu hiện thường gặp là máu đỏ tươi dính ngoài phân khi đi tiêu hay máu chảy vào trong bồn cầu hoặc dính ngoài giấy vệ sinh. 

Kết quả hình ảnh cho đường lược chia trĩ nội và ngoại

Hình 1. Đường lược phân chia ống hậu môn thành 2 phần. Trĩ nội nằm ở trên phần đường lược, còn trĩ ngoại nằm ở phía dưới đường lược.

Nứt hậu môn

Nứt hậu môn là vết rách ở niêm mạc hậu môn, ngay lỗ mở nơi phân được bài tiết. Trong và sau khi đi tiêu bệnh nhân có cảm giác đau, nóng rát, cảm giác như bị xé rách và có thể kèm theo chảy máu

Những nguyên nhân gây chảu máu trực tràng khác  

Có rất nhiều bệnh lí cũng có thể gây chảy máu trực tràng như : ung thư trực tràng, polip trực tràng,viêm trực tràng hay viêm túi thừa. 

Ngoài ra, nếu có chảy máu từ đường tiêu hóa trên ( ví dụ như dạ dày), nhờ như động ruột, khi xuống đến đại tràng và ra thành phân có thể khiến phân có màu đen.

Các thuốc chứa Bismuth (như pepto Bismol) và chứa sắt cũng là nguyên nhân gây đi tiêu phân đen. Khi đi tiêu nếu thấy máu màu đỏ sẫm hoặc thấy phân đen thuwongf là do nguyên nhân từ tổn thương đường tiêu hóa trên hơn là các nguyên nhân từ đường tiêu hóa dưới (như trĩ hay nứt hậu môn).

Các xét nghiệm kiểm tra trực tràng

Để xác định đâu là xét nghiệm tốt nhất cho từng bệnh nhân phải dựa trên rất nhiều yếu tố: tuổi tác, triệu chứng và tiền sử bị bệnh. 

Thăm khám hậu môn trực tràng

Thỉnh thoảng việc kiểm tra này có thể tìm ra nguyên nhân chảy máu. Đặc biệt những người trẻ, việc thăm khám này là cần thiết.

Nội soi trực tràng

Nội soi cho phép các bác sĩ kiểm tra hậu môn và trực tràng dưới của bệnh nhân. Xét nghiệm này được thực hiện trong phòng kín riêng tư và không cần gây tê hay là gây mê. 

Soi đại tràng sigma  

Xét nghiệm này giúp các bác sĩ quan sát được phần trực tràng và hầu hết phần ruột già. Nội soi vùng này cũng không cần gây tê hay gây mê.

Hình ảnh có liên quan

Hình 2. Hình này cho thấy các phần khác nhau của đại tràng (hay còn gọi là ruột già), trực tràng.

Nội soi đại tràng

Xét nghiệm này có thể giúp kiểm tra toàn bộ phần đại tràng và thường được thực hiện khi bệnh nhân đã được gây mê.

Tại sao chảy máu từ trực tràng lại khiến chúng ta lo lắng đến vậy?

Mặc dù nguyên nhân chảy máu thường không quá nghiêm trọng  nhưng các nguyên nhân như ung thư và tiền ung thư cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Ví dụ như poplyps tiền ung thư đoạn gần cuối trực tràng có triệu chứng chảy máu gần giống như chảy máu do trĩ. Các polyps này thường tồn tại nhiều năm trước khi phát triển thành ung thư. Việc loại bỏ chúng bằng phẫu thuật là khá dễ dàng, giúp ngăn ngừa ung thư sớm

Ung thư trực tràng có thể tìm thấy ở các bệnh nhân bị chảy máu lâu năm mà trước đây vẫn bị lầm tưởng là do trĩ. Ung thư trực tràng do nguyên nhân polyps cũng tăng lên theo tuổi , do đó, kiểm tra và xét nghiệm cẩn thận ở các bệnh nhân trong độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi có hiện tượng đi tiêu ra máu thực sự rất quan trọng.

 

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Talley NJ, Jones M. Self-reported rectal bleeding in a United States community: prevalence, risk factors, and health care seeking. Am J Gastroenterol 1998; 93:2179.

  2. Wong RF, Khosla R, Moore JH, Kuwada SK. Consider colonoscopy for young patients with hematochezia. J Fam Pract 2004; 53:879.

  3. Du Toit J, Hamilton W, Barraclough K. Risk in primary care of colorectal cancer from new onset rectal bleeding: 10 year prospective study. BMJ 2006; 333:69.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE