BỆNH NỨT KẼ HẬU MÔN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT CÁCH SỚM NHẤT!

BỆNH NỨT KẼ HẬU MÔN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT CÁCH SỚM NHẤT!

12/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

BỆNH NỨT KẼ HẬU MÔN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT CÁCH SỚM NHẤT!

Nứt kẽ hậu môn là vết rách ở niêm mạc hậu môn. Nếu vết nứt xuất hiện dưới 6 tuần thì gọi là cấp tính còn trên 6 tuần gọi là mãn tính.

Khi một vết nứt phát triển, cơ thắt hậu môn bên trong thường co thắt khiến vết nứt tách ra và hạn chế lượng máu đến khu vực này khiến cho vết nứt khó lành đồng thời gây đau rát. 

Tần suất nứt hậu môn trong dân số nói chung hiện chưa được ước tính tuy nhiên; một số nghiên cứu cho thấy rằng cứ 5 người thì có 1 người có nứt hậu môn một lần trong đời. Số liệu này có thể nhiều hơn vì thực tế rằng bệnh nhân rất ngại chia sẻ vấn đề này với các bác sĩ điều trị.

TRIỆU CHỨNG

Bệnh nhân bị nứt hậu môn có thể bị chảy máu và có cảm giác nóng rát, đau sau mỗi lần đi tiêu. Khi vết nứt rộng hơn, các triệu chứng này xảy ra hầu như mỗi lần đi tiêu, và có thể kéo dài vài phút đến vài giờ sau đó. 

Chảy máu lượng ít, màu đỏ tươi tuy nhiên có thể khiến bệnh nhân lo lắng và nhầm lẫn là chảy máu lượng nhiều vì làm bồn cầu chuyển sang màu đỏ sau khi đại tiện. Một số bệnh nhânthấy ngứa hoặc kích ứng da xung quanh hậu môn.

NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ

Nứt  hậu môn thường xảy ra do chấn thường như sau phẫu thuật, đi phân cứng, táo bón kéo dài. 

Một số nguyên nhân ít hơn như: giao hợp qua đường hậu môn, do sự chèn ép từ các cấu trúc bên ngoài và trên các bệnh nhân mắc bệnh Crohn (một dạng viêm ruột). Do đó, các xét nghiệm sẽ hướng đến khảo sát và sàng lọc các nguyên nhân này.  

CHẨN ĐOÁN NỨT KẼ HẬU MÔN BẰNG CÁCH NÀO?

Việc chẩn đoán dựa trên hỏi bệnh và khám lâm sàng. Bác sĩ có thể kiểm tra hậu môn của bạn bằng cách tách nhẹ hai mông bằng tay và quan sát tổn thương xung quanh bằng mắt thườn. Vết nứt thường xuất hiện ở vị trí 12 hoặc 6 giờ. Nếu các vết nứt nằm ở các vị trí khác có nhiều khả năng liên quan đến một rối loạn tiềm ẩn (ví dụ, bệnh Crohn).

Các test kiểm tra hậu môn trực tràng hay nội soi có thể không cần thiết nếu đã rõ tổn thương thông qua nhìn trực quan và hỏi bệnh sử. Các xét nghiệm chuyên sâu hơn có thể được cân nhắc như nội soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại tràng, đặc biệt là nếu đã có chảy máu trực tràng. Nội soi đại tràng thường thực hiện ở bệnh nhân hơn 50 tuổi và cũng có thể được dùng để sàng lọc ung thư đại trực tràng. Ở những bệnh nhân trẻ tuổi không có yếu tố nguy cơ ung thư đại trực tràng hoặc bệnh đường ruột thì xét nghiệm này không cần thiết, chỉ cần nội soi đại tràng sigmalà đủ. 

ĐIỀU TRỊ

Các phương pháp điều trị nhằm mục đích làm giảm co thắt cơ vòng trong để giảm đau và chữa lành vết nứt hậu môn. Vết nứt cấp tính có thể không cần điều trị mà vẫn không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống, tuy nhiên nếu có can thiệp y khoa thì tỷ lệ chữa khỏi cao hơn. Những người bị nứt hậu môn mãn tính thường cần điều trị. 

Điều trị ban đầu nhằm mục đích giảm táo bón, làm mềm phân và giảm co thắt cơ thắt hậu môn. Một số cách dưới đây mô tả cách thức làm giảm co thắt cơ hậu môn. Những biện pháp này thành công ở 60 đến 90 phần trăm bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không hiệu quả hoặc bị tái phát thường xuyên. Những trường hợp như vậy có thể cần phẫu thuật, tỉ lệ thành công hơn 95%

Liệu pháp bổ sung chất xơ — Đi tiêu phân cứng dễ gây tổn thương ống hậu môn do vậy tăng nặng vết nứt. Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống là một trong những cách tốt nhất để làm mềm và đông phân. Trái cây và rau quả là những thực phẩm giàu chất xơ. 20 đến 35 g/ngày là lượng chất xơ được khuyến cáo bổ sung  (bảng 1). 

 

Các sản phẩm chứa chất xơ có sẵn trên thị trường, bao gồm psyllium (Metamucil),methylcellulose (Citrucel), lúa mì dextrin và polycarbophil canxi (Fibercon). Những sản phẩm này hoạt động bằng cách hấp thụ nước và tăng khối lượng phân, giúp làm mềm phân và cải thiện thói quen đi tiêu. Thuốc nhuận tràng tạo khối rất an toàn, nhưng có thể gây đầy hơi, đặc biệt là trong thời gian đầu sử dụng. Chúng có thể dùng một mình hoặc kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống. Loại thuốc này  an toàn để sử dụng hàng ngày nhưng không nên dùng như một biện pháp kéo dài suốt đời.

Thuốc nhuận tràng — Một loạt các loại thuốc và sản phẩm tự nhiên được dùng để điều trị táo bón.

Mọi người thường lo lắng nếu sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên thì khi ngưng thuốc sẽ bị táo bón trở lại. Tuy nhiên, ngoại trừ thuốc nhuận tràng cathartic (như các sản phẩm liên quan đến senna), thì có rất ít hoặc không có bằng chứng nào cho thấy thuốc nhuận tràng làm tăng nguy cơ táo bón trong tương lai.

Nifedipine and nitroglycerin — Nifedipine hoạt động bằng cách giảm áp lực cơ thắt hậu môn bên trong. Nifedipine có sẵn ở dạng thuốc viên và cũng dùng trong điều trị nhiều bệnh khác (ví dụ, để điều trị huyết áp cao) nhưng hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh nứt nẻ tại chỗ hoặc bôi trực tiếp lên vùng da quanh hậu môn với liều lượng 0,2 đến 0,3%  hai đến bốn lần một ngày.

Nitroglycerin cũng dẫn đến việc giảm áp lực của cơ thắt hậu môn bên trong, làm giảm đau và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chữa lành.

Liều lượng nitroglycerin thường là  0,2 đến 0,4% thuốc mỡ bôi quanh lỗ hậu môn hai lần mỗi ngày. Nồng độ thấp hơn của nitroglycerin sẽ được điều chỉnh bởi dược sĩ. Thuốc mỡ nitroglycerin hiện có sẵn trên thị trường với nhiều tên gọi khác nhau như Rectiv. Quan trọng nhất là sử dụng đúng loại thuốc mỡ và đúng liều lượng để tránh các tác dụng phụ như đau đầu nghiêm trọng. Sau khi bôi thuốc, người bệnh cần rửa sạch tay.

Tác dụng phụ của Nitroglycerin gồm đau đầu và hạ huyết áp. Nhức đầu thường nhẹ, kéo dài dưới 30 phút và hết sau hai tuần sử dụng nitroglycerin. Chóng mặt là một tác dụng phụ khác do vậy bệnh nhân nên ngồi hoặc nằm để bôi thuốc mỡ và đứng lên từ từ. Nitroglycerin không nên dùng chung với các thuốc được sử dụng cho chứng rối loạn cương dương, chẳng hạn như Viagra (sildenafil), Cialis (tadalafil) và Levitra (vardenafil) trong vòng 24 giờ. Không có nguy cơ nổ với thuốc mỡ nitroglycerin.

Botulinum toxin — Botulinum toxin là một chất độc thần kinh được sản xuất bởi một loại vi khuẩn có tên là Clostridium botulinum. Nó có tác dụng làm tê liệt cơ bắp trong tối đa ba tháng, và có thể được tiêm vào cơ thắt hậu môn bên trong mà không cần gây mê hay gây tê. Nếu dùng với liều cực kỳ thấp thì hầu như không có nguy cơ gây ngộ độc botulism. Botulinum có thể gây ra tình trạng rò rỉ khí hoặc phân ở 7% bệnh nhân do thuốc được dùng đường tiêm chứ không phỉa bôi trực tiếp như thuốc mỡ. Loại này thường chỉ định cho không đáp ứng với điều trị tại chỗ.

Phẫu thuật — Phẫu thuật được chỉ định cho các bệnh nhân điều trị nội khoa thất bại (sau 1 -3 tháng điều trị). Phẫu thuật sẽ tiến hành cắt cơ vòng bên và cơ thắt hậu mô, bệnh nhân sẽ được gây mê trong lúc thực hiện. Sau phẫu thuật cắt cơ vòng bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhưng mức độ thường ít hơn so với đau của vết nứt.  Và bệnh nhân thường trở lại hoạt động bình thường trong vòng một tuần.

Mối lo ngại lớn nhất sau phẫu thuật là đại tiện không tự chủ. Điều này có thể bao gồm không có khả năng kiểm soát khí và / hoặc phân. Không tự chủ ở dạng rò hậu môn có thể xảy ra ở 45% bệnh nhân trong giai đoạn hậu phẫu ngay lập tức, và có thể khiến bệnh nhầm là không tự chủ vĩnh viễn. Tuy nhiên, tình trạng không tự chủ suốt đời sau phẫu thuật hiếm khi xảy ra và thường nhẹ. Nguy cơ hậu phẫu này bạn sẽ được bác sĩ điều trị thảo luận chi tiết trước cuộc phẫu thuật.

So sánh giữa phẫu thuật và nitroglycerin, độc tố botulinum và nifedipine hoặc diltiazem cho thấy phẫu thuật có tỷ lệ thành công cao hơn. Trong một nghiên cứu, gần 100 phần trăm bệnh nhân bị nứt hậu môn đã phẫu thuật đã được chữa lành hoàn toàn sau hai tháng. Điều nàylớn hơn rất nhiêu  so với chỉ 64 phần trăm bệnh nhân đã lành hai tháng sau khi tiêm độc tố botulinum. Tuy nhiên, số bệnh nhân bị biến chứng (đi đại tiện không tự chủ) cao hơn ở nhóm phẫu thuật và thời gian bệnh nhân hồi phục sau phẫu thuật lâu hơn so với những người tiêm thuốc. Kết quả tương tự đã được mô tả trong các nghiên cứu so sánh độc tố botulinum, nifedipine và diltiazem với phẫu thuật.

NGUỒN THAM KHẢO

  1. Jost WH. One hundred cases of anal fissure treated with botulin toxin: early and long-term results. Dis Colon Rectum 1997; 40:1029.

  2. Menteş BB, Irkörücü O, Akin M, et al. Comparison of botulinum toxin injection and lateral internal sphincterotomy for the treatment of chronic anal fissure. Dis Colon Rectum 2003; 46:232.

Giải phẫu vùng hậu môn

 

Hình ảnh có liên quan

BẢNG 1: Hàm lượng chất xơ trong các loại thức ăn.

Loại thực phẩm

Khẩu phần

Số gam chất xơ

Fruits

Táo (cả vỏ)

1 quả táo cỡ vừa

4.4

Chuối

1 quả chuối cỡ vừa

3.1

Cam

1 quả

3.1

Mận khô

1 ly nước ép

12.4

Nước ép

Táo, không đường, có thêm ascorbic acid

1 ly

0.5

Bưởi, trắng, đóng hộp, ngọt

1 ly

0.2

Nho, không đường, có thêm ascorbic acid

1 ly

0.5

Cam

1 ly

0.7

Rau củ quả

Đã nấu chín

Đậu xanh

1 chén

4.0

Cà rốt

½ chén thái lát

2.3

Đậu Hà lan

1 chén

8.8

Khoai tây  (nướng cả vỏ)

1 củ vừa

3.8

Đồ tươi

Dưa leo (cả vỏ)

1 trái

1.5

Rau diếp

1 chén vụn

0.5

Cà chua

1 quả vừa

1.5

Rau bina

1 chén

0.7

Các loại cây họ đậu

Đậu nướng, đóng hộp, không thêm muối

1 chén

13.9

Đậu tây, đóng hộp

1 chén

13.6

Đậu lima, đống hộp

1 chén

11.6

Đậu lăng, luộc

1 chén

15.6

Bánh mì, mì ống, bột

Bánh nướng xốp

1 chiếc

5.2

Yến mạch nấu chín

1 chén

4.0

Bánh mì trắng

1 lát

0.6

Bánh mì làm từ lúa mì

1 lát

1.9

Pasta và gạo nấu chín

Mì ống

1 chén

2.5

Gạo nâu

1 chén

3.5

Gạo trắng

1 chén

0.6

Spaghetti (loại thông thường)

1 chén

2.5

Các loại hạt

Hạnh nhân

1/2 chén

8.7

     

Đậu phộng

1/2 chén

7.9

Để tìm hiểu có bao nhiêu chất xơ và thành phần dinh dưỡng khác trong các loại thực phẩm khác nhau, bạn có thể  truy cập Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tại: http://www.nal.usda.gov/fnic/foodcomp/search/.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE