TÁO BÓN CHYỆN KHÔNG CỦA RIÊNG AI!

TÁO BÓN CHYỆN KHÔNG CỦA RIÊNG AI!

11/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

TÁO BÓN CHYỆN KHÔNG CỦA RIÊNG AI!

Táo bón là sự thay đổi trong thói quen đi tiêu, bao gồm nhiều dạng khác nhau. Phân có thể quá cứng hoặc quá nhỏ, khó đi tiêu hoặc đi tiêu không thường xuyên (ít hơn ba lần mỗi tuần). Những người bị táo bón cũng có thể có cảm giác đầy bụng và căng thẳng thường xuyên.

Táo bón là một tình trạng rất phổ biến. Mỗi năm, hơn 2,5 triệu người Mỹ phải tìm đến bác sĩ vì vấn đề này.  Đa số, người ta không tìm thấy một nguyên nhân đơn độc gây ra táo bón mà đây là hệ quả nhiều tác nhân phối hợp với nhau. Tuy nhiên, táo bón dường như tăng lên khi chúng ta ngày càng già đi. 

CHẨN ĐOÁN TÁO BÓN NHƯ THẾ NÀO?

Việc chẩn đoạn được dựa trên triệu chứng của bệnh nhân và thăm khám thực thể của bác sĩ. Tiền sử dùng thuốc cũng rất quan trọng vì một số loại thuốc có thể gây táo bón. 

Có thể bạn sẽ cần phải kiểm tra trực tràng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đeo găng tay và đưa một ngón tay vào trong trực tràng để kiểm tra xem có khối u hay bất cứ cấu trúc bất thường nào ở đó  hay không. Đồng thời động tác này cũng cho thấy được có máu đi kèm trong phân bệnh nhân.

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm liên quan khác. Ví dụ, nếu gần đây bạn thay đổi thói quen đi tiêu, khám thấy máu trong phân, có sụt cân hay tiền căn gia đình có người thân từng bị ung thư đại tràng, các xét nghiệm có thể được đề nghị thêm như: xét nghiệm máu, chụp x-quang, soi đại tràng sigma, nội soi đại tràng hoặc xét nghiệm chuyên sâu hơn nếu cần.

Khi nào thì chúng ta cần đến bác sĩ?

— Đa số các trường hợp táo bón có thể điều trị tại nhà. Nhưng nếu có một trong các dấu hiệu sau đây, bạn nên đi khám chuyên khoa: 

  • Tình trạng mới xảy ra (nghĩa là sự thay đổi thói quen đi tiêu một cách khác thường).

  • Kéo dài hơn 3 tuần.

  • Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

  • Có bất kì triệu chứng trong các triệu chứng sau: giảm cân, sốt, thấy máu dính trên giấy vệ sinh sau khi đi tiêu, cảm thấy mệt mỏi nhiều.

ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN.

Việc điều trị bao gồm thay đổi thói quen thường ngày kết hợp với ăn các thực phầm giàu chất xơ,  sử dụng thuốc nhuận trường hay được thụt rửa nếu cần thiết.

Bạn có thể tự điều trị ở nhà bằng một vài phương pháp, tuy nhiên nếu vẫn không thể đi tiêu trong vài ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thay đổi lối sống.

— Nhu động ruột hoạt động mạnh nhất sau bữa ăn, đây cũng là khoảng thời gian để phân di chuyển dễ dàng nhất. Do vậy, bạn nên để ý các triệu chứng cơ thể, nếu có dấu hiệu muốn đi tiêu thì nên đi ngay, vì nếu để lâu các tín hiệu báo hiệu sẽ ngày càng yếu đi và phân dễ bị tồn đọng. Uống cà phê buổi sáng cũng giúp ích cho việc đi tiêu hơn. 

Sử dụng nhiều chất xơ.

— Tăng cường bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn giúp loại trừ hoặc giảm táo bón, Lượng chất xơ được khuyến cáo dùng mỗi ngày từ 20-35g. Để xác định số chất xơ sử dụng mỗi ngày, bạn có thể đọc các thành phần có trên gói sản phầm thức ăn mà mình dùng (ảnh 1)

Ngoài ra nhiều loại trái cây và rau củ cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa và điều trị táo bón (bảng 1). Đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt, mận khô và nước ép mận. Bên cạnh đó, ngũ cốc dùng cho bữa sáng cũng là một nguồn chất xơ tuyệt vời. 

Tác dụng phụ của chất xơ.

— Tiêu thụ một lượng lớn chất xơ có thể khiến bạn đầy hơi. Để tránh điều này, bạn nên bắt đầu với một lượng nhỏ chất xơ sau đó tăng dần lượng lên trong khẩu phần ăn hàng ngày cho đến khi thấy phân mềm và việc đi tiêu dễ dàng, thường xuyên như trước.

Dùng thuốc uống, thuốc nhét hậu môn hay thụt tháo?

— Thuốc nhuận tràng có các dạng: đường uống, đường nhét hậu môn và có cả dạng thụt tháo. Về cơ bản, thuốc nhét hậu môn và thụt tháo cho kết quả nhanh hơn thuốc viên nhưng nhiều người không thích sử hai phương pháp này.

Các bác sĩ điều trị đôi khi khuyên dùng các sản phẩm thuốc xổ đóng gói chưa natri photphate/biophotsphate khi các phương pháp khác không cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, nếu đối với các bệnh nhân có vấn đề về tim mạch và bệnh thận không nên sử dụng loại này nhiều hơn một lần và cần được tham khảo, có chỉ định từ bác sĩ.

Nhu động ruột hoạt động mạnh nhất sau bữa ăn, đây cũng là khoảng thời gian để phân di chuyển dễ dàng nhất. (Hình ảnh mang tính chất minh họa)

PHẢN HỒI SINH HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN.

Phản hồi sinh học là một cách tiếp cận hành vi có thể được sử dụng bởi một số người bị táo bón mãn tính nghiêm trọng. Trong quá trình đại tiện, các cơ của sàn chậu và cơ thắt hậu môn bên ngoài nên thư giãn khi một người không chịu được. thay vì thư giãn) các cơ này (gọi là đại tiện khó)

   NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Chiarioni G, Whitehead WE, Pezza V, et al. Biofeedback is superior to laxatives for normal transit constipation due to pelvic floor dyssynergia. Gastroenterology 2006; 130:657.

  2. Müller-Lissner SA, Kamm MA, Scarpignato C, Wald A. Myths and misconceptions about chronic constipation. Am J Gastroenterol 2005; 100:232.

  3. Wald A. Appropriate use of laxatives in the management of constipation. Curr Gastroenterol Rep 2007; 9:410.

  4. Bharucha AE, Pemberton JH, Locke GR 3rd. American Gastroenterological Association technical review on constipation. Gastroenterology 2013; 144:218.

Hình 1: Thành phần dinh dưỡng – chất xơ

Đây là một ví dụ về nhãn dinh dưỡng. Để tìm hiểu có bao nhiêu chất xơ trong thực phẩm, bạn hãy tìm dòng có nội dung "Dietary Fiber - chất xơ thực phẩm". Xem khối lượng sản phẩm cũng rất quan trọng. Thực phẩm này có 7 gram chất xơ trong mỗi khẩu phần, và mỗi khẩu phần là 1 chén

%: phần trăm.

Bảng 1: Hàm lượng chất xơ trong các loại thức ăn khác nhau:

Loại thực phẩm

Khẩu phần

Số gam chất xơ

Fruits

Táo (cả vỏ)

1 quả táo cỡ vừa

4.4

Chuối

1 quả chuối cỡ vừa

3.1

Cam

1 quả

3.1

Mận khô

1 ly nước ép

12.4

Nước ép

Táo, không đường, có thêm ascorbic acid

1 ly

0.5

Bưởi, trắng, đóng hộp, ngọt

1 ly

0.2

Nho, không đường, có thêm ascorbic acid

1 ly

0.5

Cam

1 ly

0.7

Rau củ quả

Đã nấu chín

Đậu xanh

1 chén

4.0

Cà rốt

½ chén thái lát

2.3

Đậu Hà lan

1 chén

8.8

Khoai tây  (nướng cả vỏ)

1 củ vừa

3.8

Đồ tươi

Dưa leo (cả vỏ)

1 trái

1.5

Rau diếp

1 chén vụn

0.5

Cà chua

1 quả vừa

1.5

Rau bina

1 chén

0.7

Các loại cây họ đậu

Đậu nướng, đóng hộp, không thêm muối

1 chén

13.9

Đậu tây, đóng hộp

1 chén

13.6

Đậu lima, đống hộp

1 chén

11.6

Đậu lăng, luộc

1 chén

15.6

Bánh mì, mì ống, bột

Bánh nướng xốp

1 chiếc

5.2

Yến mạch nấu chín

1 chén

4.0

Bánh mì trắng

1 lát

0.6

Bánh mì làm từ lúa mì

1 lát

1.9

Pasta và gạo nấu chín

Mì ống

1 chén

2.5

Gạo nâu

1 chén

3.5

Gạo trắng

1 chén

0.6

Spaghetti (loại thông thường)

1 chén

2.5

Các loại hạt

Hạnh nhân

1/2 chén

8.7

Đậu phộng

1/2 chén

7.9

TAGS: hdcare, TÁO BÓN

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE