VIRUS ZIKA: TRIỆU CHỨNG VÀ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN NGƯỜI BỊ NHIỄM?

VIRUS ZIKA: TRIỆU CHỨNG VÀ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN NGƯỜI BỊ NHIỄM?

02/03/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

VIRUS ZIKA: TRIỆU CHỨNG VÀ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN NGƯỜI BỊ NHIỄM?

Zika là gì?

Zika là một loại virus. Nhiễm Zika có thể gây sốt, phát ban, đau khớp và đỏ mắt. Virus Zika lây truyền chủ yếu qua muỗi cắn. Ngoài ra, có thể lây qua đường tình dục (kể cả khi người nhiễm không có triệu chứng), từ mẹ sang con (chưa sinh), và từ máu hay tạng được hiến.

Sẽ rất nguy hiểm cho đứa bé nếu bạn nhiễm Zika trong thai kỳ. Nếu bạn đang không có thai hay có kế hoạch có thai, Zika thường sẽ không gây bệnh cảnh nặng hay vấn đề nghiêm trọng nào

Zika được tìm thấy ở đâu?

Năm 2015 và 2016, các đợt bùng phát virus diễn ra ở châu Mỹ, vùng Caribbean và Thái Bình Dương. Ở châu Mỹ, đa số tập trung ở Nam Mỹ, Trung Mỹ à Mexico. Virus cũng được tìm thấy ở Florida, Texas và các vùng thuộc lãnh thổ Hoa Kỳ khác như Puerto Rico, quần đảo Virgin và American Samoa.

Để có thông tin cập nhật về các vùng dịch tễ của virus Zika, xem các trang web sau:

  • United States Centers for Disease Control and Prevention (CDC): www.cdc.gov

  • World Health Organization (WHO): www.who.int

Triệu chứng của nhiễm Zika ?

Nhiều người nhiễm Zika không biểu hiện triệu chứng hoặc chỉ ở mức độ nhẹ. Nếu có, thường sẽ xảy ra 2 đến 14 ngày sau nhiễm trùng.

Các triệu chứng có thể gồm:

  • Sốt

  • Phát ban

  • Đau khớp, đặc biệt ở chi.

  • Đỏ mắt

  • Đau đầu

Zika còn có thể gây vấn đề nghiêm trong cho đứa bé khi người mẹ bị nhiễm trong thai kỳ.

Trong một số vùng có dịch, người ta ghi nhận nhiều ca mắc hội chứng Guillain-Barré (Guillain-Barré Syndrome-GBS) với các biểu hiện yếu cơ, đôi khi nặng nề và dẫn đến liệt. GBS có thể do Zika, tuy không phải mọi ca nhiễm Zika đều mắc GBS. Một vài bệnh nhân Zika có thể có các vấn đề khác với dây thần kinh hoặc não bộ, nhưng hiếm.

Nếu tôi mang thai thì sao?

Nếu bạn nhiễm Zika khi đang mang thai, đứa bé có thể bị lây nhiễm, kể cả khi bạn không có triệu chứng gì hoặc chỉ triệu chứng nhẹ. Nếu bạn đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai, các chuyên gia khuyên rằng không nên tới các vùng mà dịch đang lưu hành. Nếu bạn tới các vùng đó rồi, thì điều rất quan trọng là tránh không bị muỗi cắn. Ngoài ra, tránh quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm Zika. 

Zika có thể gây vấn đề nghiêm trọng với thai kỳ, bao gồm sẩy thai, thai chết khi còn trong bụng mẹ, hay dị tật thai. Nếu bạn mang thai và vừa ở vùng có dịch, hoặc quan hệ tình dục không an toàn với người bị/có thể bị nhiễm Zika, hãy thông báo cho bác sĩ biết. Tùy tình huống mà bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra bạn và cả đứa bé có bị nhiễm hay không.

Zika ảnh hưởng tới đứa trẻ như thế nào?

Một số đứa trẻ có mẹ nhiễm Zika mà không có vấn đề gì, nhưng đa số lại không may mắn như vậy. 

Các vấn đề mà đứa trẻ có thể mắc phải gồm:

  • Chứng đầu nhỏ

  • Động kinh

  • Yếu hoặc cứng cơ

  • Vấn đề về nuôi dưỡng (ví dụ khó bú, khó nuốt)

  • Vấn đề về nghe, nhìn

  • Vấn đề về học tập

  • Các vấn đề về tăng trưởng và phát triển khác

Trẻ có mẹ nhiễm Zika trong thai kỳ cần được theo dõi định kỳ trong nhiều năm đầu về khả năng nghe, nhìn và sự phát triển. Đây là cách để bác sĩ có thể phát hiện và can thiệp sớm các vấn đề mà bé mắc phải.

Nếu tôi muốn có thai trong tương lai thì sao?

Nếu bạn đang nghĩ tới chuyện có con, các bác sĩ có thể giúp bạn có kế hoạch mang thai khỏe mạnh. 

Nếu hai bạn không sống ở nơi có dịch nhưng lại từng ở nơi có dịch, đọc các tư vấn dưới đây để không lây truyền Zika qua quan hệ tình dục, bao gồm các hướng dẫn về thời gian chờ đợi dể mang thai.

Liệu tôi có thể mắc Zika qua quan hệ tình dục? 

Câu trả lời là có. Nếu một trong hai từng ở vùng có dịch, việc cần làm là sử dụng bao cao su khi quan hệ ở bất kỳ đường nào (miệng, âm đạo hay hậu môn). Điều nguy hiểm là người nam có thể lây truyền Zika kể cả khi không hề biết bị nhiễm.

Tôi có nên gặp bác sĩ ?

Nếu bạn đang sống hay vừa tới vùng có dịch, hãy gặp bác sĩ nếu bạn có triệu chứng hoặc đang mang thai.

Có xét nghiệm nào cho Zika không?

Có, nếu bác sĩ nghĩ rằng bạn bị nhiễm Zika, họ sẽ làm xét nghiệm để tìm virus, và có thể cả các xét nghiệm cho các bệnh có triệu chứng gần giống.

Nếu bạn từng ở vùng có dịch khi mang thai, các bác sĩ sẽ nói cho bạn biết có cần làm xét nghiệm hay không. Nếu bạn không có bất cứ triệu chứng gì của Zika thì có thể không cần làm. Quyết định đưa ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ nơi bạn sống hay thời gian lưu trú ở vùng có dịch.

Điều trị Zika như thế nào?

Không có điều trị đặc hiệu nào cho nhiễm Zika. Nếu các triệu chứng làm bạn khó chịu. bạn nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Bạn có thể dùng acetaminophen để giảm đau, hạ sốt.

Không dùng aspirin hay NSAIDS, trừ khi bác sĩ cho phép, bởi vì chúng có thể gây chảy máu ở những người bị nhiễm bệnh giống với Zika đó là sốt Dengue. Xét nghiệm máu sẽ cho biết bạn bị sốt Dengue, Zika hay bệnh khác.

Không bao giờ sử dụng aspirin hay các thuốc chứa aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi, do có thể gây hội chứng Reye.

Zika có thể phòng ngừa được không?

Có. Cách tốt nhất để phòng ngừa Zika là tránh không để muỗi chứa virus cắn. Không phải nơi nào cũng kiểm soát muỗi có Zika tốt, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bị nhiễm nếu bạn sống hay du lịch ở các vùng đó. Dưới đây là một số mẹo để tránh muỗi mang virus Zika:

  • Muỗi thường hoạt động vào ban ngày và lúc rạng sáng hay hoàng hôn. Các tòa nhà nhiều kính và có điều hòa là nơi an toàn nhất.

  • Mặc giày, áo cổ cao, quần dài và mũ khi ra ngoài.

  • Sử dụng thuốc chống côn trùng, đặc biệt thuốc chứa DEET hoặc picaridin. Lưu ý không dùng DEET cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.

  • Dùng thuốc chống côn trùng chứa permethrin lên áo quần.

  • Làm khô các vật có thể chứa nước (bể bơi, chậu nước, …) để tránh muỗi sinh sản.

Cũng rất quan trọng trọng việc tránh bị muỗi cắn khi bạn sẵn đã bị nhiễm Zika. Vì trong tuần đầu sau khi bị nhiễm, virus có thể được tìm thấy trong máu. Khi muỗi cắn bạn, nó sẽ mang virus, rồi truyền cho người khác.

Zika có thể lây qua quan hệ tình dục. Không nên quan hệ tình dục không an toàn nếu một trong hai tiếp xúc với virus (tiếp xúc ở đây là sống hay từng tới nơi có virus Zika, hay từng quan hệ không an toàn với người bị nhiễm)

Một số chuyên gia khuyên nên theo sự chỉ dẫn dưới đây, đặc biệt với phụ nữ trong độ tuổi mang thai 

(và các bạn tình). Chỉ dẫn dưới đây dùng cho người không sống trong vùng dịch.

  • Nam, nghi tiếp xúc với Zika, nên mang bao cao su hoặc không quan hệ tình dục trong ít nhất 3 tháng. 3 tháng nên bắt đầu từ khi triệu chứng mới khởi phát (nếu có) hoặc sau lần tiếp xúc cuối (nếu không có triệu chứng)

  • Nữ, nghi tiếp xúc với Zika, cũng nên mang bao cao su hoặc không quan hệ tình dục trong ít nhất 8 tuần. 8 tuần nên bắt đầu từ khi triệu chứng mới khởi phát (nếu có) hoặc sau lần tiếp xúc cuối (nếu không có triệu chứng)

  • Nam và nữ, nghi tiếp xúc với Zika và người nữ đang mang thai, thì nên mang bao cao su hoặc không quan hệ tình dục cho đến hết thai kỳ. Điều này cực kỳ quan trọng, kể cả khi có triệu chứng hay không.

Đối với người sống ở vùng có dịch, các chuyên gia khuyên rằng nên tiếp tục sử dụng bao cao su khi dịch vẫn đang diễn ra.

Đường lây Zika khác là qua máu hay mô được hiến. Nếu bạn muốn hiến máu, tế bào gốc, trứng hoặc tinh trùng, và từng tới nơi có dịch hoặc quan hệ với người bị nhiễm, hãy thông báo cho bác sĩ, họ sẽ cho biết bạn cần đợi bao lâu trước khi được hiến.

Hiện tại không có vaccine nào phòng chống virus Zika

TAGS: HDCACRE, VIRUS ZIKA

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE