VIÊM GAN A LIỆU CÓ LÂY QUA ĐƯỜNG ĂN UỐNG?

VIÊM GAN A LIỆU CÓ LÂY QUA ĐƯỜNG ĂN UỐNG?

13/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

VIÊM GAN A LIỆU CÓ LÂY QUA ĐƯỜNG ĂN UỐNG?

TỔNG QUAN

Viêm gan là một dạng tổn thương gan phổ biến. Trong đó, viêm gan A là một loại viêm gan đặc hiệu do virus gây ra.

Nhiễm virus viêm gan A xảy ra trên toàn thế giới. Số người bị nhiễm viêm gan A ở Hoa Kỳ đã giảm đáng kể kể từ khi có vắc xin phòng bệnh. Vắc xin này được khuyến cáo sử dụng cho  tất cả trẻ sơ sinh và bất kỳ người trưởng thành nào có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm cao hơn ở các nước đang phát triển, bao gồm cả khách du lịch.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về con đường lây lan bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm viêm gan A, cách chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa. 

CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM VIRUS VIÊM GAN A

Virus viêm gan A có trong phân của người nhiễm bệnh. Cách phổ biến nhất giúp virus lây lan là khi người bị nhiễm bệnh không rửa tay của họ sau khi đi vệ sinh, sau đó chạm vào thức ăn, bề mặt hoặc miệng của người khác. Một người bị viêm gan A có thể lây bệnh cho người khác trước khi các triệu chứng của họ bắt đầu, cũng như trong một khoảng thời gian sau khi bệnh cải thiện.

Virus viêm gan A phổ biến hơn ở những khu vực thiếu vệ sinh hoặc có thói quen vệ sinh kém. Phần lớn những người mắc bệnh đã tiếp xúc cá nhân trực tiếp với người bị nhiễm bệnh.

Sự bùng phát của bệnh xảy ra khi uống nước giếng bị ô nhiễm hoặc ăn thực phẩm bị ô nhiễm (thường là động vật có vỏ được thu hoạch từ những nguồn nước bị ô nhiễm). 

TRIỆU CHỨNG KHI BỊ BỆNH

Virus viêm gan A thường gây ra triệu chứng đột ngột và tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào tuổi của người đó ở trẻ em, có thể có ít hoặc không có triệu chứng. Ở người lớn, nhiễm trùng thường gây ra bệnh nhẹ như cúm. Thậm chí có thể dẫn đến suy gan hay tử vong nhưng số này rất hiếm. 

Các triệu chứng thường xuất hiện sau hai đến bảy tuần kể từ khi bị nhiễm. Các triệu chứng ban đầu thường là: 

  • Mệt mỏi

  • Chán nản

  • Buồn nôn

  • Nôn

  • Chán ăn

  • Sốt nhẹ 

  • Đau hạ sườn phải hoặc vùng bụng gần gan

Khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu và triệu chứng khác biểu hiện thêm, bao gồm nước tiểu màu sẫm, phân màu sáng, vàng da, vàng mắt và ngứa da.

CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN A NHƯ THẾ NÀO?

Để chẩn đoán một người có mắc bệnh hay không các bác sĩ dựa trên các triệu chứng, xét nghiệm trong đó bao gồm cả xét nghiệm máu. 

ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN A

Không có điều trị đặc hiệu cho virus viêm gan A hầu hết là tự phục hồi với các phương pháp điều trị hỗ trợ tại nhà, bao gồm cả nghỉ ngơi. Thời gian để điều trị thay đổi tùy theo từng cá nhân. 

Nhìn chung, một người bị viêm gan A không nên đi học hay làm việc khi chưa hết sốt và vàng da hay chán ăn.

Trong giai đoạn phục hồi, điều quan trọng là tránh uống rượu và uống một số loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (bao gồm acetaminophen [tên thương hiệu mẫu: Tylenol]) vì chúng có thể làm tổn thương gan.

Chỉ một số ít những người bị nhiễm vi rút viêm gan A cần điều trị trong bệnh viện.

BIẾN CHỨNG

Đa số người bệnh sẽ cải thiện trong vòng 3 tháng sau khi bị nhiễm virus viêm gan A và hầu hết đều hồi phục hoàn toàn trong vòng sáu tháng. Khoảng 15% người bệnh có các triệu chứng kéo dài hoặc tái phát trong sáu đến chín tháng.

Biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm virus viêm gan A là tử vong. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra nhưng nguy cơ này tăng cao ở người lớn tuổi và những người bị nhiễm trùng gan mạn tính như viêm gan C. Trẻ em tử vong do virus viêm gan A chỉ chiếm chưa tới 0,1%.

Không giống như các dạng viêm gan khác, những người bị viêm gan A không dẫn tới viêm gan mạn. Một khi một người đã từng bị nhiễm virus viêm gan A sẽ không bị tái nhiễm.

CÁCH PHÒNG NGỪA VIRUS VIÊM GAN A

Có một vài cách để ngăn chặn sự lây lan của virus viêm gan A. Trong đó rửa tay là một trong những chiến lược hiệu quả nhất do virus chỉ có thể sống trên ngón tay của một người tối đa bốn giờ.

Vệ sinh tay — Rửa tay là cách hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng. Tốt nhất nên rửa bằng nước và xà phòng hoặc chất kháng khuẩn và cọ xát với nhau trong 15 đến 30 giây. Chú ý làm sạch các phần như móng tay, giữa các ngón tay và cổ tay. Sau khi rửa tay sạch, lau khô bằng khăn dùng một lần.

Không có bằng chứng chứng minh rửa tay bằng cồn có hiệu quả chống lại virus viêm gan A .Do vậy, những người chế biến thực phẩm,  khách du lịch và bất kỳ ai khác có nguy cơ truyền hoặc bị nhiễm viêm gan A được khuyên nên rửa tay bằng xà phòng và nước khi có thể. Rửa tay bằng cồn là một lựa chọn hợp lý nếu không có đủ điều kiện trên.

Tay phải được làm sạch sau khi thay tã hoặc chạm vào bất kỳ vật dụng bẩn nào. Đồng thời, bạn cũng nên rửa sạch tay trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi xử lý rác hoặc giặt quần áo bẩn.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm — Thận trọng khi chế biến thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Các biện pháp phòng ngừa sau đây đã được Dịch vụ Kiểm tra và An toàn Thực phẩm và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị.

  • Không uống sữa tươi (chưa tiệt trùng) hoặc thực phẩm có chứa sữa chưa tiệt trùng. 

  • Rửa kỹ trái cây và rau quả trước khi ăn.

  • Giữ tủ lạnh ở mức nhiệt 40ºF (4.4ºC) hoặc thấp hơn; còn ngăn đông ở 0ºF (-17.8ºC) hoặc thấp hơn.

  • Sử dụng thực phẩm đã nấu sẵn hoặc đồ ăn sẵn càng sớm càng tốt. 

  • Giữ thịt sống, cá và gia cầm tách biệt với thực phẩm khác. 

  • Rửa tay, dao và thớt sau khi chế biến thực phẩm chưa nấu chín, bao gồm cả sản phẩm và thịt sống, cá hoặc thịt gia cầm.

  • Nấu kỹ thực phẩm từ động vật đến nhiệt độ an toàn để đảm bảo chín hoàn toàn: thịt bò xay 160ºF (71ºC); thịt gà 170ºF (77ºC); thịt gà tây 180ºF (82ºC); thịt heo 160ºF (71ºC).

  • Nấu trứng gà thật kỹ, cho đến khi lòng đỏ cứng lại. 

  • Làm lạnh thực phẩm kịp thời. Không bao giờ để thực phẩm nấu chín ở nhiệt độ phòng trong hơn hai giờ (không quá một giờ nếu nhiệt độ phòng quá 32 độ C). 

Những người đang chuẩn bị đi du lịch đến các khu vực có tần suất viêm gan A cao nên thận trọng khi ăn uống để tránh bị bệnh. Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch quốc tế, bạn có thể đến một phòng khám y tế du lịch để tìm hiểu rõ hơn về nguy cơ cũng như những biện pháp phòng ngừa.

Vắc xin phòng ngừa viêm gan A — Các loại vắc xin có sẵn để ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan A bao gồm VAQTA và HAVRIX. Cả hai đều có hiệu quả như nhau và có khả năng bảo vệ gần 100% suốt đời khi tiêm đủ hai liều. Liều đầu tiên của một trong hai loại vắc-xin thường cung cấp sự bảo vệ ngắn hạn, và liều tiếp theo cung cấp sự bảo vệ lâu dài. Do đó, nếu một người không có thời gian để nhận cả hai liều trước khi đi du lịch, thì tiêm liều đầu tiên và sau đó bổ sung liều thứ hai vào thời điểm 6 đến 12 tháng sau.

Tác dụng phụ phổ biến nhất của vắc-xin viêm gan A là đỏ hoặc khó chịu tại chỗ tiêm.

  • VAQTA được chia thành hai liều, với liều thứ hai được tiêm từ 6 đến 18 tháng sau liều thứ nhất. 

  • HAVRIX cũng được chia thành hai liều, với liều thứ hai được tiêm từ 6 đến 12 tháng sau liều thứ nhất.

Nếu liều thứ hai không được tiêm trong khung thời gian khuyến nghị, có thể dùng liều này mà không cần khởi động lại chuỗi. Một loạt vắc xin loại khác có thể được tiêm cùng thời điểm với vắc xin viêm gan A mà không gây ra tương tác đáng lo ngại nào. 

Tại Hoa Kỳ, vắc xin viêm gan A được khuyến nghị tiêm cho tất cả trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi. Nó cũng được khuyến nghị cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi sống ở các tiểu bang hoặc cộng đồng nơi có tần suất nhiễm viêm gan A cao.

Vắc xin viêm gan A cũng được khuyến nghị tiêm cho tất cả những người có nguy cơ nhiễm, bao gồm:

  • Du khách du lịch đến các quốc gia nơi có tần suất nhiễm virus viêm gan A cao; Vắc xin có thể được tiêm bất cứ thời điểm nào trước khi đi du lịch..

  • Trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi đi du lịch quốc tế cũng nên được chủng ngừa; không cần phải quan tâm đến liều dành cho du lịch, trẻ sẽ được tiêm liều giống như thông thường.
  • Người sử dụng ma túy bất cứ dưới dạng nào.

  • Quan hệ đồng giới nam. 

  • Người mắc bệnh gan mạn tính.

  • Người bị rối loạn yếu tố đông máu.

  • Bất cứ ai tiếp xúc cá nhân nào có tiếp xúc gần gũi với người được nhận nuôi từ một quốc gia có viêm gan A phổ biến trong 60 ngày qua.

  • Những người tiếp xúc trực tiếp với những người bị viêm gan A. 

  • Những người vô gia cư.

Vắc xin viêm gan A có thể dùng cho phụ nữ có thai, không có bằng chứng chứng minh tiêm vắc xin viêm gan A sẽ ảnh hưởng đến thai kì. Tuy nhiên, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan A mà đang trong thai kì cần đến gặp bác sĩ để thảo luận về quyết định tiêm phòng vắc xin này.

Tiêm globulin miễn dịch — Những người có nguy cơ mắc bệnh viêm gan A nhưng bị dị ứng với các thành phần của vắc-xin viêm gan A, hoặc không thích tiêm vắc-xin, có thể cân nhắc dùng một liều globulin miễn dịch. Globulin miễn dịch là một loại thuốc tiêm bảo vệ tạm thời chống lại viêm gan A và giảm hơn 90% nhiễm bệnh. Tuy nhiên, vắc xin vẫn được ưu tiên sử dụng hơn globulin miễn dịch trong hầu hết các trường hợp vì nó cung cấp sự bảo vệ lâu dài. Một nguyên nhân khác nữa là không phải globulin miễn dịch lúc nào cũng có sẵn.

Globulin miễn dịch được tiêm một lần ngay trước khi đi du lịch. Một liều duy nhất có thể bảo vệ trong khoảng hai tháng. Những người dự định đi du lịch hơn hai tháng ở những khu vực có tần suất nhiễm  viêm gan A cao nên bổ sung thêm một liều globulin miễn dịch.

Người lớn tuổi và những người có hệ thống miễn dịch yếu, bệnh gan mãn tính hoặc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác nếu dự định đi du lịch trong vòng hai tuần nên tiêm một liều vắc-xin viêm gan A cùng với một liều globulin miễn dịch. Liều vắc-xin viêm gan A thứ hai nên được tiêm 6 đến 12 tháng sau liều thứ nhất. Không cần thiết phải tiêm globulin miễn dịch cho các khách du lịch có sức khỏe tốt và đã được tiêm ngừa vắc xin viêm gan A trước đó. 

NÊN LÀM GÌ SAU KHI PHƠI NHIỄM VIÊM GAN A

Nếu một người được biết là đã phơi nhiễm với viêm gan A và trước đó chưa được tiêm vắc-xin viêm gan A thì tiêm vắc xin hoặc sử dụng globulin miễn dịch là cần thiết, và nên thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng hai tuần sau khi tiếp xúc.

Nhìn chung, với những người khỏe mạnh trên một tuổi, tiêm vắc-xin được ưu tiên hơn so với globulin miễn dịch vì hiệu quả hơn, dễ quản lý và sẵn có hơn so với globulin miễn dịch. Tuy nhiên, trong một số tình huống, globulin miễn dịch là  lựa chọn phù hợp hơn. Để biết phuwong pháp nào là tốt nhất cho bản thân, bạn nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Những đối tượng sau có nguy cơ phơi nhiễm với virus viêm gan A cao hơn bình thường, bao gồm: 

    • Những người có quan hệ, tiếp xúc gần gũi với những người có viêm gan A đã được chẩn đoán xác định bởi xét nghiệm máu, như

      • Người thân

      • Bạn tình

      • Dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ cá nhân khác.

    • Có nhiều trẻ bị viêm gan A trong nhà trẻ hay lớn hơn 2 người người trong cùng một nhà bị viêm gan A mà tiếp xúc với mọi người trong nhà trẻ. 

      • Đối với các trung tâm chăm sóc trẻ em bằng tã - Bất kỳ nhân viên nào hoặc trẻ em khác trong trung tâm nên được bảo vệ sau phơi nhiễm nếu chúng chưa được tiêm phòng. Trong bối cảnh bùng phát (trường hợp nhiều hơn 3 người trong cùng một nhà bị bệnh), bảo vệ sau phơi nhiễm cũng thích hợp cho các thành viên trong gia đình có trẻ em mặc tã. 

      • Đối với các trung tâm chăm sóc trẻ em không còn mặc tã - Tất cả các trẻ trong lớp học nên được bảo vệ sau phơi nhiễm nếu chúng chưa được tiêm phòng. Nhưng không bắt buộc đối với trẻ em và nhân viên trong các lớp học khác. classrooms.

    • Xử lí thực phẩm:

      • Tại các địa điểm (ví dụ: nhà hàng) có người chế biến thực phẩm được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan A, thì những người chế biến thực phẩm khác nên được dự phòng phơi nhiễm. Quản lý bảo vệ sau phơi nhiễm cho khách hàng quen và khách hàng thường không được chỉ định.

      • Bảo vệ sau phơi nhiễm là yêu cầu tất yếu trong các trường hợp viêm gan A có thể bị tái nhiễm bất cứ lúc nào, ví dụ như ở các nhà ăn ở trường học hoặc văn phòng. 

Các cơ quan bên trong ổ bụng

https://obati.vn/wp-content/uploads/2018/08/ms-PEM-GeneralSurgery-01-e1490583240800.jpg

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE