VẮC XIN ĐƯỢC KHUYẾN CÁO TIÊM CHO TẤT CẢ PHỤ NỮ TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI.

VẮC XIN ĐƯỢC KHUYẾN CÁO TIÊM CHO TẤT CẢ PHỤ NỮ TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI.

29/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

VẮC XIN ĐƯỢC KHUYẾN CÁO TIÊM CHO TẤT CẢ PHỤ NỮ TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI.

Tổng quan

Vắc-xin hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể chống lại nhiễm trùng và ngăn ngừa bệnh. Một số vắc-xin an toàn khi tiêm trong khi mang thai, tuy nhiênn cũng có những loại vắc xin cần tiêm ít nhất một tháng trước khi mang thai hoặc sau khi sinh em bé. Một số vắc-xin được khuyến nghị tiêm cho tất cả phụ nữ mang thai, nhưng có những loại chỉ được chỉ định khi thai phụ có bệnh lí nhất định. 

CÁC LOẠI VẮC XIN ĐƯỢC KHUYẾN NGHỊ TIÊM TRƯỚC KHI MANG THAI

Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tiêm chủng theo khuyến nghị của Ủy ban tư vấn tiêm chủng Hoa Kỳ (ACIP) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).

Vắc-xin sởi, quai bị, rubella (MMR) và thủy đậu (varicella) là những loại vắc xin đặc biệt quan trọng cần tiêm đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Những vắc-xin này có khả năng bảo vệ phụ nữ khỏi các bệnh nhiễm trùng có thể gây hại cho thai nhi. Hầu hết phụ nữ sinh ra ở Mỹ trong độ tuổi sinh đẻ đã được tiêm vắc-xin này từ nhỏ. 

Sởi, quai bị, rubella (MMR) — Trước khi mang thai, phụ nữ nên xét nghiệm để xác định có mắc bệnh hay không. Bác sĩ sẽ xác định xem phụ nữ đã có miễn dịch hay chưa bằng cách theo dõi sổ  Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể xác định xem bạn có miễn dịch hay tiêm chủng hoặc xét nghiệm máu. Nếu chưa có miễn dịch, phụ nữ nên chủng ngừa MMR trước mang thai ít nhất một tháng. Nhiễm sởi, quai bị hoặc rubella trong thai kỳ sớm có thể gây sẩy thai. Nhiễm rubella trong thai kỳ sớm cũng có thể gây ra dị tật bẩm sinh như  điếc và các khiếm khuyết liên quan đến mắt, tim, não. Bên cạnh đó, sởi có thể nặng hơn khi mang thai.

Chủng ngừa MMR không chỉ bảo vệ cho thai phụ, thai nhi mà còn bảo vệ an toàn cho các thành viên trong gia đình.

Nếu thai phụ chưa có miễn dịch, chưa được tiêm phòng mà có tiền căn  tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh sởi trong khi mang thai, hãy liên hệ với  bác sĩ để được chăm sóc và tư vấn càng sớm càng tốt để giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh. 

Thuỷ đậu — Cũng như MMR, cách tốt nhất là xác nhận xem bản thân đã có miễn dịch  với virus thủy đậu (varicella) trước khi mang thai hay chưa bằng cách hỏi tiền căn bị bệnh hoặc xét nghiệm máu. Nếu chưa có miễn dịch, người phụ nữ nên tiêm vắc-xin thủy đậu trước mang thai nít nhất một tháng. Bị thủy đậu bất cứ lúc nào trong thai kỳ  đều có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như bị viêm phổi.

Thủy đậu lây lan hi tiếp xúc với người bị thủy đậu hoặc bệnh zona. Nếu có tiền căn tiếp xúc như trên và bản thân chưa được miễn dịch hay tiêm ngừa trước đây, sản phụ nên liên hệ với bác sĩ để được chăm sóc kịp thời. Bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ và quyết định xem cò cần điều trị globulin miễn dịch varicella-zoster (VariZIG) hay không. 

HPV Human papillomavirus — Vắc-xin papillomavirus ở người (HPV) được khuyên nên tiêm cho bé gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi đang không mang thai. Vắc-xin HPV không được khuyến cáo tiêm trong thai kỳ, mặc dù có bằng chứng cho thấy chúng an toàn khi chẳng may tiêm trong khi mang thai.

VẮC XIN ĐƯỢC KHUYẾN CÁO TIÊM CHO TẤT CẢ PHỤ NỮ TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI

Tiêm ngừa cúm — Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị biến chứng khi mắc cúm. Vắc-xin cúm theo mùa (tiêm bắp) được khuyến cáo tiêm cho tất cả phụ nữ đang hoặc sẽ mang thai trong mùa cúm. Tiêm phòng cúm khi mang thai không gây ra bất cứ tác dụng có hại cho thai nhi. Ngoài việc bảo vệ các bà mẹ mang thai, nó còn có tác dụng giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm trong sáu tháng đầu sau khi sinh. Chú ý nên tránh sử dụng dạng xịt mũi của vắc-xin cúm trong thai kỳ vì đây là vắc-xin virus sống. 

Tiêm ngừa vắc xin uốn ván, bạch hầu, ho gà (Tdap) — Tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà hay còn gọi là vắc-xin "Tdap" được khuyến nghị tiêm cho phụ nữ mang thai trong mỗi lần mang thai, ngay cả khi họ đã nhận được tiêm ngừa đó. Vắc xin thường được tiêm ở tuần thứ 27 đến tuần thứ 36 của thai kỳ. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị biến chứng nặng do ho gà và vắc-xin này giúp bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm trùng và biến chứng đó.

CÁC LOẠI VẮC XIN KHÁC MÀ PHỤ NỮ MANG THAI CÓ THỂ XEM XÉT TIÊM THÊM

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nhất do đi du lịch hoặc trong các trường hợp khác nên xem xét thêm vắc-xin sau:

Viêm gan A — Virus gây viêm gan A là một loại virus có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ ví dụ như như co thắt sớm hoặc các vấn đề với nhau thai. Vắc-xin đã được chứng mình là không hại cho sự phát triển của thai nhi.

Vắc-xin viêm gan A được khuyến cáo tiêm cho những phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh viêm gan A. Hoặc những phụ nữ có thể có nguy cơ mắc bệnh viêm gan A do di chuyển đến các vùng có nguy cơ cao, có hành vi, các bệnh lí hoặc phơi nhiễm trong khi bùng phát. 

Viêm gan B — Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây viêm gan mạn tính và có thể truyền sang thai nhi. Vắc xin gồm 3 mũi tiêm và được tiêm từ khi trẻ còn nhỏ. Vắc-xin đã được chứng minh là không gây bất cứ rủi ro nào đối với sự phát triển của thai nhi.

Vắc-xin viêm gan B được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B khi mang thai (ví dụ, phụ nữ không mắc bệnh nhưng sống chung với người bị nhiễm viêm gan B) và cả những phụ nữ chưa có miễn dịch có ý định có thai. 

Bại liệt — Bệnh bại liệt do một loại virus dẫn đến tê liệt các cơ gây ra. Hiện nay bệnh bại liệt đã bị xoá sổ tại nhiều quốc gia, nhưng một số khu vực trên thế giới vẫn bị ảnh hưởng bởi các vụ dịch bại liệt lớn. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh đi đến các khu vực có bệnh bại liệt, khi có thể. 

Đã có vắc xin phòng bệnh tuy nhiên không được khuyến nghị tiêm trong thai kì do chưa có đủ bằng chứng chứng minh mức độ an toàn. Trong trường hợp bắt buộc phải đi đến các khu vực phổ biến bệnh bại liệt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết có cần thiết phải tiêm vắc-xin phòng ngừa hay không.  

Viêm phổi do phế cầu — Pneumococci là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi do vi khuẩn và một số bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm viêm tai giữa (nhiễm trùng tai giữa) và viêm màng não. Phụ nữ có nguy cơ cao bị nhiễm phế cầu khuẩn nên được chủng ngừa phế cầu khuẩn.

Tốt nhất, nên tiêm vắc-xin trước khi mang thai. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng chứng minh rằng vắc-xin phế cầu khuẩn an toàn khi tiêm trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Bệnh sốt vàng — Sốt vàng là bệnh do virut lây lan qua trung gian muỗi, gây ra các biến chứng liên quan đến tổn thương gan, thận, xuất huyết và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh  thường xảy ra ở các vùng nhiệt đới Nam Mỹ và châu Phi cận khu vực Sahara. Nên nếu phải đi qua các vùng này, nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để quyết định có nên tiêm ngừa vắc xin hay không. 

Các loại vắc xin khác — Vắc-xin chống lại một số bệnh nhiễm trùng thường gặp như tả, viêm màng não, bệnh dịch hạch, bệnh dại, viêm não Nhật Bản, thương hàn, đậu mùa và Haemophilusenzae B hiện sẵn có. Tuỳ vào nhu cầu và nguy cơ tiếp xúc mà bác sĩ sẽ quyết định có tiêm ngừa cho thai phụ hay không. 

Hiện có sẵn hai loại vắc-xin để ngăn ngừa bệnh zona (zoster). Một loại là vắc-xin sống, có nghĩa là chứa vi-rút sống; một loại khác là vắc-xin "tái tổ hợp" . Không nên tiêm vắc-xin sống cho phụ nữ mang thai, bên cạnh đó cũng không có các bằng chứng cho thấy tiêm vắc-xin tái tổ hợp an toàn cho thai kì. Do đó cả hai loại vắc-xin bệnh zona đều dành cho người từ 50 tuổi trở lên

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE