UỐN VÁN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? TRIỆU CHỨNG CỦA UỐN VÁN LÀ GÌ?

UỐN VÁN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? TRIỆU CHỨNG CỦA UỐN VÁN LÀ GÌ?

03/03/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

UỐN VÁN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? TRIỆU CHỨNG CỦA UỐN VÁN LÀ GÌ?

 

Uốn ván là gì?

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng gây ra cứng cơ và co thắt cơ. Đôi khi nó được gọi là "chứng khít hàm" vì cơ bị co thắt có thể siết chặt hàm.

Uốn ván là do vi trùng sống trong đất. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt hoặc vết xước. Chúng cũng có thể xâm nhập qua kim tiêm dùng để chích thuốc cấm. Hầu hết mọi người ở Hoa Kỳ đã tiêm vắc-xin bảo vệ cơ thể khỏi những vi khuẩn này.

Triệu chứng của uốn ván là gì?

Các triệu chứng bao gồm:

● Cứng cơ hàm hoặc cơ cổ, làm cho việc di chuyển hàm hoặc cổ trở nên khó khăn

● Nụ cười trông lạ lùng khi bạn cố mở miệng

● Cơ bắp căng cứng, đau đớn và không mất đi ngay khi bạn cố gắng thư giãn 

● Khó thở, khó nuốt, hoặc cả hai

● Cảm thấy khó chịu hoặc bồn chồn

● Đổ mồ hôi ngay cả khi bạn không tập thể dục hoặc cảm thấy nóng

● Nhịp tim nhanh hơn bình thường hoặc không đều

● Sốt

● Co thắt các cơ gây đau đớn

Những người bị bệnh uốn ván, cơ bắp có thể bị co thắt tới mức khiến cơ thể nhìn giống như “đòn gánh”. Họ có thể bị:

● Tay nắm chặt 

● Lưng cong lên khỏi sàn hoặc giường

● Chân duỗi 

● Cánh tay di chuyển tới lui

● Khó thở - Họ thậm chí có thể ngừng thở khi bị co thắt cơ.

Tôi có nên tới gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng không?

Gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn ngay lập tức nếu:

● Bạn bị vết thương đâm thủng, ví dụ như móng tay xuyên qua da.

● Bạn bị một vết cắt, vết xước hoặc các vết thương khác mà bạn không thể làm sạch hoàn toàn.

● Bạn bị chấn thương và có thứ gì đó (như đinh hoặc kính) mắc lại trong cơ thể bạn.

● Một con vật cắn bạn.

● Bạn bị tiểu đường và bị đau ở bàn chân, cẳng chân hoặc nơi khác.

● Bạn bị cứng hàm hoặc cứng cổ, hoặc cơ bị co thắt mà bạn không thể thư giãn, hoặc cơ co cứng một cách đau đớn.

● Bạn bị khó thở hoặc khó nuốt.

Điều đặc biệt quan trọng là hãy tới gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu bạn bị vết thương đâm thủng hoặc vết cắn của động vật và mũi uốn ván cuối cùng của bạn đã 5 năm trước hoặc lâu hơn, hoặc nếu bạn không nhớ đã tiêm phòng uốn ván hay chưa.

Có xét nghiệm nào cho bệnh uốn ván không?

Không. Không có xét nghiệm đơn giản nào cả. Nhưng bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn sẽ có thể cho biết bạn bị uốn ván hay không bằng cách hỏi các triệu chứng, tiền sử tiêm vắc-xin của bạn, và khám lâm sàng. Uốn ván có khả năng bị nhất ở những người bị chấn thương và chưa được tiêm vắc-xin uốn ván hoặc không được tiêm liều vắc-xin nhắc đúng cách.

Uốn ván có nguy hiểm không?

Có. Những người bị uốn ván cần phải đến bệnh viện, và một số người thậm chí chết vì uốn ván. Các cơn co thắt cơ có thể làm bạn ngừng thở.

Uốn ván chữa như thế nào?

Các bác sĩ điều trị uốn ván cho bạn tại bệnh viện, đôi khi trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Phương pháp điều trị bao gồm:

● Làm sạch vết cắt hoặc vết trầy xước để loại bỏ da và mô có thể bị nhiễm vi khuẩn uốn ván 

● Cho thuốc để chống nhiễm trùng

● Tiêm vắc-xin uốn ván

 ● Dùng thuốc và các phương pháp điều trị khác để giảm co thắt cơ, khó thở, đau và các triệu chứng khác

● Sử dụng máy thở nếu bạn khó thở

● Sử dụng ống cho ăn nếu bạn không thể tự ăn hoặc uống

● Tập vật lý trị liệu để giúp cơ bắp phục hồi

Uốn ván có thể phòng ngừa được không?

Có. Để giảm khả năng mắc bệnh uốn ván, hãy làm những điều sau:

● Tiêm vắc-xin uốn ván. Vắc-xin dạy cho cơ thể của bạn cách chống uốn ván. Hầu hết trẻ em lớn lên ở Hoa Kỳ được tiêm vắc-xin này trong lịch tiêm chủng thường quy ở trẻ em.

● Tiêm mũi nhắc thường xuyên. Người lớn nên tiêm ngừa uốn ván sau mỗi 10 năm.

Đối với các vết thương xấu, bạn sẽ cần tiêm ngừa uốn ván nếu bạn chưa từng tiêm trong 5 năm qua. Nếu bạn bị vết thương xấu và chưa tiêm vắc-xin uốn ván hoặc bạn không chắc chắn đã tiêm hay chưa, bạn sẽ cần một mũi vắc-xin uốn ván và một mũi tiêm khác để chống lại bất kỳ vi khuẩn uốn ván nào có trong vết thương.

● Rửa vết cắt hoặc vết trầy bằng xà phòng và nước và bôi thuốc mỡ có chứa kháng sinh. Gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu bạn không thể lấy hết bụi bẩn hoặc không thể nhìn thấy bên trong vết thương.

● Không tiêm thuốc bất hợp pháp, hoặc ít nhất sử dụng kim tiêm sạch nếu bạn tiêm thuốc hoặc bất cứ thứ gì khác.

Những bài viết khác cùng chủ đề này

 Patient education: Taking care of cuts and scrapes (The Basics)

 Patient education: Animal and human bites (The Basics)

 Patient education: Vaccines for adults (The Basics)

 Patient education: Vaccines (The Basics)

 Patient education: Vaccines for babies and children age 0 to 6 years (The Basics)

 Patient education: Vaccines for children age 7 to 18 years (The Basics)

 Patient education: Adult vaccines (Beyond the Basics)

 Patient education: Why does my child need vaccines? (Beyond the Basics)

 Patient education: Animal and human bites (Beyond the Basics)

TAGS: HDCACRE, UỐN VÁN

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE