TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ HO GÀ NHƯ THẾ NÀO?

TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ HO GÀ NHƯ THẾ NÀO?

02/03/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ HO GÀ NHƯ THẾ NÀO?

Ho gà là gì?

Ho gà là một nhiễm trùng gây bệnh cảnh ho nặng nề, có thể lan truyền dễ dàng từ người sang người. Thuật ngữ y khoa của ho gà là “pertussis”.

Đa số chúng ta phòng bệnh bằng vaccines từ lúc nhỏ. Lời khuyên của bác sĩ là trẻ nhỏ tiêm 5 liều vaccines, trẻ từ 11-12 tuổi và người lớn tiêm 1 liều. Phụ nữ mang thai nên tiêm 1 liều trong thai kỳ. Đặc biệt cần tiêm vaccine đối với những người tiếp xúc thường xuyên với trẻ sơ sinh.

Tuy vậy, trẻ em hay người lớn vẫn có thể mắc ho gà. Trẻ nhỏ có thể mắc trước khi sử dụng đủ liều vaccine. Trẻ vị thành niên và người trưởng thành có thể mắc nếu không được tiêm vaccine hoặc liều vaccine gần nhất cách nhiều năm so với hiện tại.

Triệu chứng của ho gà bao gồm?

Ở giai đoạn sớm, ho gà thường có biểu hiện hắt hơi, chảy mũi, nghẹt mũi và các triệu chứng cảm lạnh khác. Cũng có thể ho nhẹ ở giai đoạn này.

Sau 1-2 tuần,  triệu chứng cảm lạnh gảm, còn ho lại nặng thêm. Bệnh nhân thường có những cơn ho nặng nề. Trong cơn, trẻ có thể biểu hiện nghẹt và khó thở, cũng có thể nôn do ho quá nhiều. 

Sau 2-6 tuần, ho sẽ giảm. Ho sẽ kéo dài thêm nhiều tuần đến nhiều tháng trước khi hết hẳn.

Gọi là ho gà vì sau cơn ho, nhiều bệnh nhân khi hít vào tạo ra tiếng rít như tiếng rít của gà trống mỗi cuối lần gáy. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân ho gà đều giống như vậy

Khi nào cần kiểm tra?

Bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra nếu bạn có biểu hiện của ho gà trong khi nói chuyện, nghe tiếng ho và làm các xét nghiệm cần thiết.

Các xét nghiệm gồm:

  • Xét nghiệm dịch mũi họng

  • Xét nghiệm máu

  • Chụp X quang ngực

Điều trị ho gà như thế nào?

Dùng kháng sinh để điều trị ho gà. Thuốc giúp giảm tình trạng nhiễm trùng và giảm khả năng lây lan. Tùy thuộc vào tuổi của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh phù hợp.

Người sống chung với bệnh nhân cũng cần dùng kháng sinh để dự phòng, kể cả có hay không có triệu chứng.

Trẻ dưới 4 tháng, đa phần, cần được điều trị trong bệnh viện do bệnh cảnh nặng và có thể tử vong ở trẻ. Trong bệnh viện, trẻ sẽ được theo dõi kĩ lưỡng và được cung cấp đầy đủ oxy, dịch truyền và dinh dưỡng (nếu cần thiết)

Bệnh nhân có thể tự làm gì để cảm thấy tốt hơn?

Bạn có thể:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ

  • Uống nhiều nước

  • Ăn các bữa ăn nhỏ để tránh bị nôn sau ho

  • Tránh xa những nơi có khói, kể cả khói thuốc.

Nên tìm đến bác sĩ khi nào?

Nếu con bạn bị ho gà, gọi cấp cứu (bấm “115” nếu bạn ở Việt Nam) nếu 

  • Trẻ ngưng thở hoặc thở khó khăn

  • Động kinh

Thông báo cho nhân viên cấp cứu biết là con bạn bị ho gà, để tránh lây nhiễm.

Gọi cho bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu con bạn bị ho gà và:

  • Sốt cao

  • Nôn nhiều lần

  • Có biểu hiện mất nước: khát nước, mệt mỏi, chóng mặt, lú lẫn hoặc nước tiểu vàng sậm

Bạn cũng có thể gọi cho bác sĩ nếu nghĩ con bạn bị ho gà.

Ngăn chặn ho gà lây lan như thế nào?

Bạn có thể:

  • Che miệng khi ho hoặc mang khẩu trang.

  • Rửa tay thường xuyên.

  • Tránh tiếp xúc với trẻ nhỏ đến khi bạn dùng kháng sinh được 5 ngày. Nếu công việc liên quan đến trẻ nhỏ, không làm việc đến khi dùng kháng sinh được 5 ngày.

  • Đảm vào các thành viên trong gia đình được tiêm vaccine đầy đủ nếu trước đó chưa được tiêm. Nếu con bạn bị ho gà, đảm bảo những người sống chung và chăm sóc trẻ được tiêm vaccin nếu chưa được tiêm.

  • Không cho trẻ tới trường hay nơi trông trẻ tới khi có sự đồng ý của bác sĩ.

TAGS: HDCACRE, HO GÀ

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE