TRIỆU CHỨNG, PHÂN LOẠI VÀ CHUẨN ĐOÁN BỆNH CẦU THẬN.

TRIỆU CHỨNG, PHÂN LOẠI VÀ CHUẨN ĐOÁN BỆNH CẦU THẬN.

14/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

TRIỆU CHỨNG, PHÂN LOẠI VÀ CHUẨN ĐOÁN BỆNH CẦU THẬN.

SƠ LƯỢC VỀ BỆNH CẦU THẬN

Bệnh cầu thận làm giảm khả năng của thận trong việc duy trì sự cân bằng của một số chất trong máu. Bình thường, thận có chức năng lọc độc tố ra khỏi máu và bài tiết chúng qua nước tiểu nhưng giữ các tế bào hồng cầu và protein ở lại trong máu. Ở những người bị bệnh cầu thận, các tế bào hồng cầu và protein có thể được bài tiết vào nước tiểu, trong khi độc tố có thể được giữ lại.

Bệnh cầu thận có thể nguyên phát (nghĩa là chỉ ảnh hưởng đến thận) hoặc có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý hệ thống khác, chẳng hạn như lupus, tiểu đường hoặc một số bệnh nhiễm trùng. Bệnh có thể phát triển đột ngột (bệnh cầu thận "cấp tính") hoặc phát triển chậm trong một khoảng thời gian nhiều năm (bệnh cầu thận "mãn tính"). Điều trị bệnh cầu thận phụ thuộc vào nguyên nhân và phân loại của nó.

CHỨC NĂNG CỦA THẬN

Để hiểu về bệnh cầu thận, chúng ta cần biết một quả thận bình thường sẽ hoạt động như thế nào. Thận có hình hạt đậu, các cơ quan có kích thước gần bằng nắm tay và nằm ở giữa lưng, ngay dưới mạn sườn  ở hai bên cơ thể. 

Nephron là đơn vị cấu trúc chức năng của thận có nhiệm vụ lọc các chất bã ra khỏi máu của cơ thể. Mỗi quả thận chứa hàng trăm ngàn nephron.  Mỗi nephron bao gồm cầu thận và ống thận. Các cầu thận lọc chất thải và chất lỏng dư thừa, trong khi các ống giúp biến đổi các chất thải đó  để tạo thành nước tiểu. Bệnh cầu thận ảnh hưởng đến cầu thận, khiến chức năng lọc và bài tiết diễn ra không hiệu quả

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CẦU THẬN

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cầu thận phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có thể phát hiện các dấu hiệu sớm thông qua xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Trong đó có thể thấy:

  • Nhiều tế bào hồng cầu hơn bình thường – mà biểu hiện trên lâm sàng chúng ta có thể thấy nước tiểu màu hồng, màu đỏ, thậm chí là màu xá xị, thuật ngữ thường dùng cho tình trạng này còn gọi là “ tiểu máu” 

  • Nhiều protein hơn bình thường – hay còn gọi là tiểu protein 

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể thấy như huyết áp tăng (lớn hơn 130/80 mmHg); ứ nước (phù) ở tay, mặt, chân và / hoặc bụng; mệt mỏi (do thiếu máu hoặc suy thận); hoặc tiểu ít, tiểu lắt nhắt. 

PHÂN LOẠI BỆNH CẦU THẬN:

Có hai loại bệnh lí cầu thận chính là: viêm cầu thận và hội chứng thận hư. Trong một số trường hợp, hai bệnh lí này có thể xảy ra đồng thời và trùng lấp nhau.

Viêm cầu thận — Đặc điểm đặc trưng của bệnh viêm cầu thận là tình trạng tiểu máu. Trong trường hợp bệnh còn nhẹ, có thể không có suy giảm đáng kể chức năng thận hoặc không tiểu protein. Trên thực tế, một người bị viêm cầu thận có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, và bệnh nhân không chú ý tới tình trạng bệnh của mình cho đến khi phát hiện máu và proteintrong nước tiểu. ở những trường hợp riểu máu nặng, thường bị suy giảm chức năng thận. Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể cho thấy nồng độ protein cao, và người bệnh có thể bị phù (sưng ở chân dưới) hoặc tăng huyết áp kèm theo.

Các bệnh lí có thể gây viêm cầu thận bao gồm:

  • Bệnh thận IgA

  • Lupus

  • Viêm mạch

  • Một số nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus (bệnh cầu thận hậu nhiễm liên cầu trùng)

  • Bệnh cryoglobulinemia huyết

  • Viêm cầu thận tăng sinh màng

  •  Hội chứng Alport 

  • Viêm mạch IgA (ban xuất huyết Henoch-Schönlein )

Hội chứng thận hư  — Những bệnh nhân mắc hội chứng thận hư có nồng độ protein trong nước tiểu  cao nhưng, thường, ít hoặc không có máu trong nước tiểu (tiểu máu). Chức năng thận có thể xấu đi khi hội chứng thận hư tiến triển. 

Các bệnh lí có thể gây ra hội chứng thận hư bao gồm:

  • Bệnh cầu thận sang thương tối thiểu

  • Xơ chai cầu thận khu trú từng vùng

  • Bệnh cầu thận màng

  • Bệnh thận đái tháo đường

  • Bệnh cầu thận hậu nhiễm liên cầu trùng (giai đoạn sau)

  • Bệnh thận IgA

  • Bệnh amyloidosis nguyên phát

CHẨN ĐOÁN BỆNH CẦU THẬN BẰNG CÁCH NÀO?

Chẩn đoán được thiết lập dựa trên kết quả xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Các xét nghiệm khác, bao gồm xét nghiệm hình ảnh và / hoặc sinh thiết thận, có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán giúp phân loại bệnh cầu thận cụ thể.

Xét nghiệm nước tiểu — Tổng phân tích nước tiểu có thể cho thấy các tế bào hồng cầu (được nhìn thấy khi có tổn thương hoặc viêm ở cầu thận), các tế bào bạch cầu (dấu hiệu chỉ điểm có hiện tượng viêm), hoặc tăng mức protein (là một chỉ số giúp đánh giá tổn thương cầu thận).

Xét nghiệm máu — Xét nghiệm máu được sử dụng để định lượng creatinine và nitơ urê máu (BUN), hai chỉ số này tăng lên khi thận bị tổn thương và không đảm bảo chức năng lọc.

Xét nghiệm máu cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn (như bệnh tiểu đường, lupus hoặc nhiễm trùng).

Xét nghiệm hình ảnh học — Siêu âm thận thường được đề nghị nếu nghi ngờ bệnh cầu thận,  mục đích chủ yếu để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra tiểu máu và / hoặc giảm chức năng thận. Siêu âm cũng có thể đo kích thước của thận, có thể cung cấp dữ liệu giúp tiên đoán thời gian tiến triển  của bệnh thận.

Sinh thiết thận — Sinh thiết thận có thể cần thiết để xác định dứt điểm nguyên nhân gây ra bệnh cầu thận ở những bệnh nhân mà xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh đơn thuần không giúp đưa ra chẩn đoán.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Chọn lựa điều trị bệnh cầu thận phụ thuộc vào hình thức bệnh (cấp tính hoặc mãn tính), nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu cũng như triệu chứng liên quan. Một số dạng bệnh cầu thận, chẳng hạn như do nhiễm trùng, cải thiện sau khi điều trị nguyên nhân nhiễm trùng.

Các loại bệnh cầu thận khác có thể cần điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như glucocorticoids (thường được gọi là steroid). Cyclophosphamide (tên thương mại: Cytoxan) hoặc azathioprine (tên thương mại mẫu: Azasan, Imuran) cũng có thể được sử dụng.

Viêm cầu thận tiến triển nhanh chóng đôi khi được điều trị bằng phương pháp plasmapheresis -  một phương pháp lọc máu và loại bỏ các chất có thể gây viêm.

Một số dạng bệnh cầu thận không cần điều trị, trong khi có những dạng khác không đáp ứng với bất kỳ liệu pháp nào.

Kiểm soát tốt trị số huyết áp — Kiểm soát tốt huyết áp rất quan trọng giúp ngăn ngừa tổn thương thận tiến triển nặng thêm; có thể phối hợp một hoặc nhiều loại thuốc với nhau để điều trị. nhằm mục đích giảm lượng protein trong nước tiểu và làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh thận.

CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH CẦU THẬN

Một số bệnh cầu thận gây ra các biến chứng, bao gồm tăng huyết áp, suy thận cấp hoặc mãn tính, hội chứng thận hư

Tăng huyết áp — Ở những người bị bệnh cầu thận do tổn thương thận và tích tụ các chất thải và chất lỏng dư thừa trong máu nên có thể gây nên tình trạng tăng huyết áp. Điều trị một hoặc phối hợp nhiều loại thuốc có giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa tổn thương thêm cho thận. 

Suy thận cấp — Suy thận đột ngột (cấp tính) có thể xảy ra khi viêm cầu thận cấp thể lan tỏa. Nếu các cầu thận không thể lọc máu đầy đủ, các chất thải và chất lỏng dư thừa sẽ tích tụ trong máu một cách nhanh chóng, gây độc cho cơ thể. Bệnh nhân có thể phải chạy thận nhân tạo để loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa. Đây là cách điều trị tạm thời, trong khi chờ chức năng  thận phục hồi, nhưng cũng có thể là điều trị lâu dài nếu thận bị tổn thương khó hồi phục.  

Bệnh thận mãn — Nếu chức năng thận tiếp tục xấu đi, bệnh nhân có thể phải lọc máu hoặc ghép thận. Có hai phương pháp lọc máu: chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng. 

Cấu trúc giải phẫu của nephron

Kết quả hình ảnh cho giải phẫu nephron

Hình này mô tả cấu trúc của một nephron, có nhiệm vụ lọc các chất bã ra khỏi máu của cơ thể. Mỗi quả thận chứa hàng trăm ngàn nephron.  Mỗi nephron bao gồm cầu thận và ống thận. Các cầu thận lọc chất thải và chất lỏng dư thừa, trong khi các ống giúp biến đổi các chất thải đó để tạo thành nước tiểu.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE