TIỂU RA MÁU LIỆU CÓ PHẢI UNG THƯ? PHÂN LOẠI VÀ TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN ĐỂ TÌM CÁCH ĐIỀU TRỊ SAO CHO PHÙ HỢP.

TIỂU RA MÁU LIỆU CÓ PHẢI UNG THƯ? PHÂN LOẠI VÀ TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN ĐỂ TÌM CÁCH ĐIỀU TRỊ SAO CHO PHÙ HỢP.

14/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

TIỂU RA MÁU LIỆU CÓ PHẢI UNG THƯ? PHÂN LOẠI VÀ TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN ĐỂ TÌM CÁCH ĐIỀU TRỊ SAO CHO PHÙ HỢP.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TIỂU MÁU

Tiểu máu là thuật ngữ chỉ hiện tượng xuất hiện các tế bào hồng cầu trong nước tiểu. Các tế bào hồng cầu này có thể có nguồn gốc từ thận (nơi tạo ra nước tiểu) hoặc bất cứ nơi nào trong đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang), bàng quang (nơi lưu trữ nước tiểu), tuyến tiền liệt (ở nam giới) và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể) .

Mặc dù nhìn thấy máu trong nước tiểu có thể khiến chúng ta sợ hãi và lo lắng nhưng phần lớn tiểu máu không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây tiểu máu vì đôi khi đây có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh nghiêm trọng.

Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ xem xét các nguyên nhân tiềm năng gây ra tiểu máu, đánh giá và điều trị tiểu máu ở người lớn. Chuyên đề tiểu máu ở trẻ em sẽ được thảo luận riêng trong các bài viết tiếp theo.

PHÂN LOẠI TIỂU MÁU

Người ta phân ra thành hai loại chính là: tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể

  • Tiểu máu đại thể –  Tiểu máu đại thể tức là bạn có thể nhìn thấy máu trong nước tiểu trực tiếp bằng mắt thường bằng việc thấy nước tiểu có màu hồng, màu đỏ, màu xá xị, màu nâu hay màu đậm như nước trà. Nếu thấy máu xuất hiện trong nuước tiểu, bận nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được kiểm tra kịp thời.

  • Tiểu máu vi thể – Tiểu máu vi thể có nghĩa là bạn thấy nước tiểu có màu giống như thường ngày khi nhìn bằng mắt thường, nhưng nếu soi nước tiểu dưới kính hiển vi, sẽ thấy xuất hiện và gia tăng số lượng tế bào hồng cầu  trên mức bình thường. Có thể phát hiện điều này thông qua xét nghiệm nước tiểu bằng que nhúng. Tuy nhiên kết quả sẽ có sai lệch do đó nên được kiểm tra lại bằng quan sát trên kính hiển vi.

NGUYÊN NHÂN CỦA TIỂU MÁU

Một số nguyên nhân gây ra tiểu máu như

  • Nhiễm trùng bàng quang ( hay còn gọi là viêm bàng quang cấp), gây nên đau và bỏng rát khi bệnh nhân đi tiểu. 

  • Nhiễm trùng thận (hay còn gọi là viêm đài bể thận ) làm cho chức năng lọc của thận không hiệu quả dẫn đến tế bào hồng cầu có thể lọt qua màng lọc và xuất hiện trong nước tiểu gây ra hiện tượng tiểu máu.

  • Sỏi thận, thường được biểu hiện với triệu chứng đau hông lưng một bên hoặc dọc các mạn sườn cuối, cường độ đau dữ dội. Sỏi cũng làm ảnh hưởng chức năng lọc của cầu thận. Các viên sỏi nhỏ có thể làm tổn thương đường niệu khi rớt xuống và ma sát.

  • Các bệnh lí về thận khác

  • Vận động mạng hoặc chấn thương (ví dụ như sau khi ngã xe đạp và bị chấn thương ở vùng thận)

  • Phì đại tiền liệt tuyến (lành tính), tình trạng này khá phổ biến ở nam giới lớn tuổi.

  • Ung thư bàng quang, tiền liệt tuyến, ung thư thận, thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi ( lớn hơn 50 tuổi)

Trong một số trường hợp, chúng ta có thể thấy nước tiểu màu đỏ nhưng không phải do có tế bào hồng cầu trong đó mà thực chất là do ăn một số chất có màu đỏ với số lượng quá nhiều, ví dụ như củ cài đường, màu thực phẩm hay sử dụng một số loại thuốc như phenazopyridine/Pyridium).

NHỮNG XÉT NGHIỆM NÀO GIÚP TÌM NGUYÊN NHÂN TIỂU MÁU

Có một vài xét nghiệm giúp ích cho chẩn đoán. Và không phải bệnh nhân nào cũng cần làm đủ những xét nghiệm mà chúng tôi nêu dưới đây. Bao gồm:.

  • Xét nghiệm nước tiểu  – Xét nghiệm nước tiểu có thể cung cấp manh mối về nguyên nhân gây tiểu máu. Chúng bao gồm tổng phân tích nước tiểu thông qua xét nghiệm bằng que nhúng 10-11 thông số, đôi khi kính hiển vi cũng được dùng để phục vụ kết quả phân tích. Một số bệnh nhân có thể được xét nghiệm tế bào học trong nước tiểu bằng kính hiển vi nhằm mục đích quan sát các tế bào lấy từ niêm mạc bàng quang và thận để chẩn đoán nguyên nhân

  • Xét nghiệm máu – Xét nghiệm máu có thể giúp ích trong tìm ra bằng chứng về các bệnh lí về thận và các bệnh lí khác có khả năng gây ra hiện tượng tiểu máu. 

  • CT scan – Chụp cắt lớp vi tính hay  CT scan, là một xét nghiệm sử dụng tia X quang kiểm tra cấu trúc của thận, niệu quản và bàng quang. Sỏi thận hoặc bất thường của thận, niệu quản và bàng quang thường có thể được nhìn thấy bằng CT scan. Người ta có thể tiêm thuốc cản quang trước khi chụp thông qua đường tĩnh mạch để làm nổi bật các cấu trúc bất thường của đường niệu. 

  • Siêu âm thận – Siêu âm thận là phương pháp thay thế cho CT scan và được ưu tiên cho những người bị dị ứng với thuốc cản quang được sử dụng trong CT. Siêu âm sử dụng sóng âm nhằm tạo ra một hình ảnh về cấu trúc của thận và ta có thể quan sát cấu trúc trên máy tính để phát hiện các bất thường.

  • Nội soi bàng quang – Nội soi bàng quang là một thủ thuật thường được thực hiện trong phòng mổ nhưng đôi khi được thực hiện như một thủ thuật nhỏ trong ngày. Một ống nhỏ có camera được đưa vào bàng quang thông qua niệu đạo sẽ giúp bác sĩ quan sát bên trong một cách hiệu quả (hình 1). Người ta sẽ bôi gel gây tê trước khi ống được đưa vào để giảm sự khó chịu cho người bệnh. Đại đa số bệnh nhân đều có thể trải qua thủ thuật này một cách khá thoải mái mà không có biến chứng nặng nề nào. 

Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ kiểm tra niêm mạc bàng quang để xác định xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không. Nếu mô bất thường được nhìn thấy thì bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết sau đó đem mẫu mô kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định xem có tế bào bất thường hay tế bào  ung thư hay không.

  • Sinh thiết thận – Trong sinh thiết thận, bác sĩ sẽ lấy một mảnh mô nhỏ ra khỏi thận; các mô sau đó được kiểm tra bằng kính hiển vi để xem có dấu hiệu của bệnh lí về thận hay không. 

ĐIỀU TRỊ TIỂU MÁU NHƯ THẾ NÀO?

Không có một điều trị cụ thể nào có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp tiểu máu. Thay vào đó, điều trị chỉ hiệu quả khi nhắm chính xác vào nguyên nhân và cơ chế gây bệnh. Do vậy, nếu không tìm ra được nguyên nhân gây tiểu máu, thì mọi điều trợ chỉ mang tính hỗ trợ hoặc dựa trên kinh nghiệm. Các nguyên nhân liên quan như nhiễm trùng tiết niệu, sỏi thận, bệnh thận mã hay các bệnh lí cầu thận sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo.

Các xét nghiệm nhằm mục đích theo dõi — Nếu không tìm thấy nguyên nhân cơ bản gây tiểu máu trong quá trình đánh giá ban đầu, các bác sĩ sẽ đề nghị bạn xét nghiệm nước tiểu và theo dõi huyết áp ba đến sáu tháng một lần nhằm mục đích theo dõi tiến triển tình trạng tiểu máu và các bệnh lí liên quan để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có các yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc ung thư bàng quang. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang bao gồm người già hơn 50 tuổi, hút thuốc lá, các sản phẩm tương tự thuốc lá, và tiếp xúc với một số hóa chất công nghiệp.

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1.  Khadra MH, Pickard RS, Charlton M, et al. A prospective analysis of 1,930 patients  with hematuria to  evaluate current diagnostic  practice. J Urol 2000; 163:524. 

  2.  Murakami S, Igarashi T, Hara S, Shimazaki J. Strategies for asymptomatic microscopic hematuria: a  prospective study of  1,034 patients. J Urol  1990; 144:99. 

  3.  Davis R, Jones JS, Barocas DA, et al. Diagnosis, evaluation and follow-up of  asymptomatic  microhematuria (AMH)  in adults: AUA guideline.  J Urol 2012; 188:2473. 

Cấu trúc đường tiết niệu                                                Kết quả hình ảnh cho cấu tạo đường tiết niệu

 

Nước tiểu được tạo ra từ thận. Sau đó từ thận vào bàng quang thông qua hai ống gọi là niệu quản. Từ bàng quang, nước tiểu tiếp tục ra ngoài thông qua một ống khác gọi là niệu đạo. 

TAGS: HDCACRE, TIỂU RA MÁU

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE