TIÊU CHẢY: NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC TIÊU CHẢY LIÊN TỤC NHIỀU GIỜ LÀ GÌ?

TIÊU CHẢY: NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC TIÊU CHẢY LIÊN TỤC NHIỀU GIỜ LÀ GÌ?

06/09/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

TIÊU CHẢY: NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC TIÊU CHẢY LIÊN TỤC NHIỀU GIỜ LÀ GÌ?

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC BỊ TIÊU CHẢY

Bệnh tiêu chảy được định nghĩa là sự gia tăng của số lần đi tiêu trong một ngày (trên 3 lần), trọng lượng phân cao bài tiết trên 200 g/ngày.

Cụ thể:

  • Đối với người lớn: Đi tiêu với phân bài tiết trên 200g/ngày

  • Đối với trẻ em: Đi tiêu với phân bài tiết trên 20g/ngày

Đặc điểm của phân là chứa nhiều nước do sự chuyển hóa quá nhanh qua hệ thống tiêu hóa. Theo quy luật thông thường thì ruột có thể hấp thu một lượng lớn nước cần thiết mỗi ngày. Nhưng khi khả năng dự trữ bị áp đảo thì hiện tượng tiêu chảy sẽ xảy ra.

Bệnh tiêu chảy có thể phân loại theo thời gian mắc bệnh, cơ chế bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tiêu chảy cấp tính được định nghĩa là tình trạng tiêu chảy kéo dài dưới 4 tuần. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 4 tuần, ca bệnh được xem là tiêu chảy mãn tính.

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy rất đa dạng. Một số nguyên nhân thông thường gây bệnh tiêu chảy cấp tính thường là: Nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus, kí sinh trùng, thuốc men hoặc do rối loạn đường ruột.

1. Do vi rút

Nguyên nhân chủ yếu của tiêu chảy cấp tính là do nhiễm vi rút. Trường hợp này còn được biết đến như cúm dạ dày.

Các loại vi rút gây tiêu chảy thường là:

  • Rotavirus (thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em)

  • Adenovirus

  • Caliciviruses

  • Astrovirus.

2. Do vi trùng

Dưới đây là một số vi trùng hay vi khuẩn gây bệnh:

  • Staphylococcus aureus ( S. aureus ) thường hay nhiễm các loại thịt đã qua xứ lí công nghệ và các loại bánh làm bằng sữa.

  • Clostridium perfringens thường hay nhiễm các thực phẩm được hâm nóng

  • Bacillus cereus thường lây nhiễm qua gạo và đậu, kể cả giá sống

  • Salmonella hay nhiễm trứng gà, trứng vịt và gia cầm.

  • Shigella phát hiện trong các nhà giữa trẻ, các làng ở nông thôn

  • Escherichia coli ( E. coli ) thường nhiễm vào thịt chưa được nấu chín

  • Campylobacter jejuni thường nhiễm chim, gà, vịt, thường được phát hiện ở các nhà có nuôi gia cầm

  • Yersinia enterocolitica một vi khuẩn/trùng gây nhiễm trùng Yersin (yersiniosis). Nhiễm trùng này thường xảy ra khi ăn thịt và sữa bị nhiễm trùng.

  • Vibrio parahaemolyticus nhiễm khi ăn đồ biển sống đặc biệt là hàu

  • Vibrio cholerae vi trùng/khuẩn gây bệnh tả, thấy ở những nơi nguồn nước ô nhiễm

3. Do ký sinh trùng

Ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể của chúng ta và gây bệnh. Một số kí sinh trùng gây bệnh như giardia lamblia, entamoeba histolytica và cryptosporidium. Chúng có thể xâm nhập qua đường thực phẩm hay nước, đồng thời phát triển và gây bệnh ở hệ thống tiêu hóa.

4. Do thuốc men

Việc sử dungc nhiều thuốc có thể làm bạn bị tiêu chảy, chẳng hạn như thuốc trụ sinh, thuốc chống cao huyết áp, nhuận tràng hoặc antacids chứa magnesium.

Ngoài ra, thói quen hàng ngày cũng có thể làm bạn bị tiêu chảy như uống rượu, cà phê, trà hoặc kẹo chewing không đường và bạc hà.

5. Do bệnh

Nhiễm trùng máu, một số bệnh truyền nhiễm, viêm tai, tâm trạng buồn phiền, lo lắng, …cũng có thể gây bệnh tiêu chảy.

HẬU QUẢ CỦA VIỆC TIÊU CHẢY LIÊN TỤC NHIỀU GIỜ

Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiêu chảy không quá nguy hiểm, chỉ cần uống thuốc hoặc để vài ngày là bệnh tự khỏi. Chính tâm lý chủ quan này khiến bệnh tiêu chảy cấp biến chứng thành tiêu chảy kéo dài, dẫn đến tình trạng mất nước nặng, hạ kali máu, thậm chí là trụy mạch và tử vong.

Tiêu chảy kéo dài

Khi bệnh tiêu chảy cấp kéo dài trên 14 ngày sẽ dẫn tới tiêu chảy kéo dài. Nguyên nhân là do sử dụng thuốc kháng sinh điều trị không đúng làm tổn thương niêm mạc ruột kéo dài, gây loạn khuẩn. Nguyên nhân khác có thể do dùng thuốc cầm đại tiện nên làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn gây bệnh hoặc người bệnh hạn chế ăn uống, ăn kiêng kéo dài. Tiêu chảy kéo dài gây rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, thậm chí có thể gây tử vong.

Mất nước

Người bệnh bị tiêu chảy nhiều, nôn mửa, sốt hay đổ mồ hôi quá nhiều khiến lượng nước, chất lỏng trong cơ thể bị mất đi và cơ thể không thể thực hiện được các chức năng bình thường. Tình trạng mất nước ở người lớn có những dấu hiệu như: Khát nước, tiểu ít, khô niêm mạc mắt, miệng, mắt trũng, da nhăn, mạch nhanh, tụt huyết áp, ngất xỉu. Ở trẻ em, dấu hiệu mất nước gồm có: Trẻ quấy khóc, đòi uống nước, tiểu ít, khô mắt, khô miệng, khô niêm mạc môi, da nhăn nheo. Những trẻ nhỏ có thóp lõm xuống, mắt trũng, trẻ khóc không có nước mắt, ngủ nhắm mắt không kín. Nếu trẻ bị mất nước nặng sẽ có thêm những dấu hiệu về thần kinh như người lừ đừ, hôn mê li bì hoặc xuất hiện cơn co giật.

Suy dinh dưỡng

Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ biến chứng thành tiêu chảy kéo dài và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, trong khi đó mẹ lại kiêng khem, không cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Do đó, trẻ bị sụt cân, nếu tiêu chảy kéo dài thì trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao.

Hạ kali máu

Bệnh tiêu chảy cấp chuyển thành tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời và một trong đó là tình trạng hạ kali máu. Các triệu chứng hạ kali máu gồm: Người khó chịu, mệt mỏi, yếu cơ, liệt cơ, co cứng cơ, giảm phản xạ, suy hô hấp; rối loạn tiêu hóa như bón liệt ruột, nôn ói; các triệu chứng tim mạch như rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp tư thế khiến người bệnh bị ngất xỉu. Tình trạng hạ kali máu dễ dẫn đến suy hô hấp, loạn nhịp tim và có thể gây tử vong.

Trụy mạch, tử vong

Bệnh tiêu chảy cấp khiến bệnh nhân bị mất nước, nôn mửa, không ăn uống được, gây ra tình trạng mất nước nặng, hạ kali máu, rối loạn điện giải, tụt huyết áp, mệt xỉu, hôn mê. Nếu tiêu chảy cấp không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng trụy mạch và khiến bệnh nhân tử vong.

TAGS: HDCACRE, TIÊUCHẢY

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE