TIẾP CẬN VÀ CHUẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠN.

TIẾP CẬN VÀ CHUẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠN.

14/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

TIẾP CẬN VÀ CHUẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠN.

TỔNG QUAN

Bệnh thận mạn (CKD trước còn gọi là suy thận mạn) là tình trạng thận mất một số khả năng loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu. Khi các chất thải và chất lỏng này tích tụ trong cơ thể, có thể gây độc cho các cơ quan và cơ thể.

Nguyên nhân phổ biến nhất của CKD là bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Trong giai đoạn đầu của CKD, bệnh nhân thường không có triệu chứng. Bệnh có thể tiến triển thành suy thận hoàn toàn, còn được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối. Điều này xảy ra khi chức năng thận đã trở nên tồi tệ đến mức phải lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sức khỏe cho bệnh nhân, thường là khi chức năng thậncòn xấp xỉ 10%

Mục tiêu chính của điều trị là ngăn chặn sự tiến triển của CKD . Cách tốt nhất để đạt được mục tiêu này là chẩn đoán sớm CKD và kiểm soát tốt nguyên nhân gây bệnh.

Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ cùng thảo luận về các triệu chứng, đánh giá và quản lý của CKD. Ghép thận, lọc màng bụng và chạy thận nhân sẽ được thảo luận kĩ  hơn trong các bài viết sau.

CHỨC NĂNG THẬN

Để hiểu hơn về ảnh hưởng của bệnh thận mạn CKD chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một cách khái quát về chức năng của thận khi hoạt động bình thường. Thận có chức năng rất quan trọng là giúp loại bỏ chất thải và nước thừa ra khỏi máu. Những chất thải và chất lỏng này được biến đổi để tạo thành nước tiểu (hình 1). Thận cũng tham gia vào nhiều chức năng khác của cơ thể như kiểm soát lượng natri, kali, phốt pho, canxi và các hóa chất khác trong cơ thể.

Huyết áp và lưu lượng máu đến thận đầy đủ đảm bảo cho quá trình lọc diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Nếu các động mạch đến thận bị tổn thương, quá trình lọc sẽ bị ảnh hưởng. Quá trình lọc máu được thực hiện ở thận bởi các cấu trúc có tên là "nephron". Các nephron (hình 2), bao gồm cả cầu thận và ống thận và đường dẫn từ nephron đến niệu đạo (hình 3)  phải hoạt động tốt, không tắc nghẽn thì lọc máu mới hiệu quả. Thông thường mỗi quả thận có khoảng 700 nghìn đến 1 triệu đơn vị lọc nephron. Các nguyên nhân làm giảm số lượng nephron và / hoặc làm giảm chức năng của nephron theo thời gian đều có thể gây ra CKD. 

Khi các bộ lọc thận hoạt động tốt, máu được loc, chất thải được đào thải và cơ thể ở trong trạng thái cân bằng. Nếu quá  trình này diễn ra sai sót, cơ thể sẽ mất cân bằng và nhiều chức năng cơ thể quan trọng bị ảnh hưởng, tạo ra các triệu chứng liên quan đến bệnh thận. 

YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH THẬN MẠN

Một số yếu tố sau đây có thể làm tăng ngy cơ mắc bệnh thận mạn, bao gồm:

  • Đái tháo đường

  • Tăng huyết áp

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận

  • Người Mỹ gốc Phi

  • Béo phì

  • Hút thuốc lá

  • Người lớn tuổi

  • Tiểu protein

  • Có các bệnh lý miễn dịch (lupus,..)

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THẬN MẠN

Hầu hết những người bị CKD không có triệu chứng cho đến khi chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng. Bệnh thường được phát hiện khi thấy bất thường trong xét nghiệm máu hoặc tổng phân tích nước tiểu . Xét nghiệm máu thường được sử dụng phổ biến để kiểm tra chức năng thận thông qua sự thay đổi nồng độ creatinine. Khi chức năng thận giảm, nồng độ creatinine trong máu tăng lên. Tổng phân tích nước tiểu thường dùng để tìm protein hoặc albumin trong nước tiểu. Đôi khi, những người bị CKD bị phù,  đặc biệt ở vùng da mô xung quanh bàn chân và mắt cá chân, đây thường là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

Ngay cả khi suy thận đã tiến triển, hầu hết thận người bệnh vẫn tạo ra thể tích nước tiểu bình thường hoặc gần bình thường; cơ chế chưa rõ ràng. Dù nước tiểu vẫn được tạo ra, nhưng lượng chất thải trong đó lại không phù hợp do đã tích tụ lại trong cơ thể vì quá trìn lọc không hiệu quả trước đó.

Khi bệnh thận tiến triển, người bệnh có thể bị phù (thường ở bàn chân, mắt cá chân hoặc lan lên đến toàn bộ chân), chán ăn, buồn ngủ, buồn nôn, nôn, nhầm lẫn và khó tập trung. Bệnh nhân cũng thường bị tăng huyết áp, rối loạn điện giải như nồng độ kali cao, thiếu máu (giảm hồng cầu, có thể gây mệt mỏi kèm các triệu chứng khác), và có bệnh lý về xương. 

Hội chứng ure huyết cao — Những người bị suy thận tiến triển có thể có triệu chứng liên quan được gọi là hội chứng urê huyết cao. Các triệu chứng của hội chứng urê huyết cao bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, tràn dịch màng ngoài tim, các vấn đề về thần kinh và thay đổi trạng thái tinh thần, bao gồm buồn ngủ, co giật hoặc hôn mê.

ĐÁNH GIÁ VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH

Các bác sĩ có thể sử dụng một số xét nghiệm chuyên biệt nhằm giúp hỗ trợ chẩn đoán CKD như sau:

Xét nghiệm chức năng thận — Tốc độ lọc của cầu thận (GFR) đưa ra một phép đo gần đúng về số lượng nephron hoạt động. GFR được sử dụng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của suy thận. Trên thực tế, đo GFR rất khó khăn và không thực tế trong việc chăm sóc hầu hết bệnh nhân. Thay vào đó, GFR thường được ước tính. Cách phổ biến nhất để ước tính GFR ở người trưởng thành là đo mức độ creatinine trong máu và sau đó sử dụng con số này để ước tính mức GFR (eGFR). Mức GFR này thường được hiển thị trên xét nghiệm thông qua một số công thức tính tại phòng xét nghiệm giúp các bác sĩ ước tính chức năng thận của bệnh nhân, dĩ nhiên, chỉ số này vẫn có một mức sai số nhất định. Chức năng thận cũng có thể ước tính bằng cách thu thập nước tiểu 24 giờ và đo nồng độ creatinine trong máu và nước tiểu. Nồng độ nitơ urê trong máu cũng thường được đo bằng các xét nghiệm máu và, giống như nồng độ creatinine, chúng thường tăng lên khi chức năng thận suy giảm.

  • Giảm GFR gợi ý chức năng thận của bệnh nhân đang xấu đi và bệnh tình đang tiến triển nặng hơn.  

  • Tăng GFA cho thấy chức năng thận đang được cải thiện

  • GFR không thay đổi ở các bệnh nhân CKD chứng tỏ bệnh không tiến triển nặng thêm

Tổng phân tích nước tiểu — Sự hiện diện của albumin hoặc protein trong nước tiểu (được gọi là albumin niệu hoặc protein niệu) là một dấu hiệu của bệnh. Ngay cả một lượng nhỏ albumin trong nước tiểu cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh CKD, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp

Xét nghiệm hình ảnh học — Các xét nghiệm hình ảnh (như chụp cắt lớp vi tính [CT] hoặc siêu âm) có thể được đề nghị để xác định xem có bất kỳ tắc nghẽn nào trong đường tiết niệu hay không, xem có sỏi thận hoặc các bất thường khác, như nhiều u nang lớn gặp trong một bệnh di truyền gọi là đa nang bệnh thận. 

Sinh thiết thận — Trong sinh thiết thận, một mảnh mô nhỏ được lấy ra và kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết giúp xác định những bất thường trong mô thận, chúng có thể chính là nguyên nhân gây ra bệnh thận. 

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Bước đầu tiên trong điều trị CKD là xác định nguyên nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân có thể điều trị được như sử dụng thuốc làm suy giảm chức năng thận, tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc giảm lưu lượng máu đến thận. Điều trị các nguyên nhân như trên có thể ngăn ngừa tiến triển thành CKD 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc quản lý CKD được thực hiện tốt nhất với sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa thận, bác sĩ chuyên về bệnh thận. Do vậy, đến gặp bác sĩ chuyên khoa thận càng sớm càng làm giảm cơ hội phát triển các biến chứng liên quan đến CKD.

Tăng huyết áp — Tăng huyết áp, hay huyết áp cao, hiện diện ở 80- 85 phần trăm những người bị CKD. Duy trì kiểm soát huyết áp tốt là mục tiêu quan trọng nhất giúp làm chậm sự tiến triển của CKD. Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) hiệu quả trong làm giảm huyết áp và nồng độ protein trong nước tiểu, đồng thời được chứng mình là làm chậm sự tiến triển của CKD so với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác.

Đôi khi, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc khác cũng được bổ sung vào để điều trị. Bệnh nhân có thể theo dõi huyết áp tại nhà để chắc chắn rằng huyết áp của mình luôn được kiểm soát tốt.

Thiếu máu — Bệnh nhân CKD cũng có nguy cơ bị thiếu máu. Nguyên nhân là do thận giảm tạo erythropoietin – một chất có khả năng kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu. Thiếu máu có thể dẫn đến mệt mỏi và các biến chứng liên quan khác.

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc kích thích sản xuất hồng cầu nhằm chống lại tình trạng trên. Thuốc này có thể tiêm tại nhà. Một số trường hợp khác, bác sĩ cũng chỉ định bổ sung viên uống sắt cho bệnh nhân. 

Thay đổi chế độ ăn uống — Những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa một số biến chứng của CKD; quan trọng nhất là hạn chế muối nhằm giúp kiểm soát huyết áp.

Protein — Hạn chế protein trong chế độ ăn giúp làm chậm quá trình tiến triển của CKD, mặc dù không rõ liệu lợi ích của việc hạn chế protein có đáng để tuân thủ chế độ ăn ít protein hay không, đặc biệt là khi các loại thuốc khác làm chậm tiến triển của CKD. Dù chế độ ăn giảm protein có thể giúp trì hoãn việc lọc máu trong vài năm, nhưng không phải luôn phù hợp với mọi đối tượng và không dễ tuân thủ. Những lời khuyên từ bác sĩ điều trị sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ các lượi ích và bất lợi của chế độ ăn này đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp. 

Kali — Một số người bị CKD có nguy cơ tăng kali máu, gây ảnh hưởng chức năng tế bào bình thường. Điều trị tình trạng này bằng thuốc lợi tiểu. Các biện pháp ngăn ngừa kali cao cũng có thể được khuyến nghị, bao gồm chế độ ăn ít kali và tránh các loại thuốc làm tăng mức kali. 

Phosphate — Phosphate là một khoáng chất giúp xương chắc khỏe. Trong giai đoạn đầu của CKD, cơ thể bắt đầu giữ lại phosphate. Khi bệnh tiến triển, nồng độ phosphate trong máu tăng lên. Điều trị vấn đề này  bằng các loại thuốc ngăn ngừa phốt phát (có trong thực phẩm) . Hạn chế phốt phát trong chế độ ăn uống cũng được khuyến cáo(bảng 1A-B).

Cholesterol and triglycerides — Những người mắc bệnh thận thường có nồng độ cholesterol và triglycerides cao. Triglyceride cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, có thể dẫn đến đau tim.

Các phương pháp điều trị để giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành cũng được khuyến cáo treenn nhóm đối tượng này, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, điều trị thuốc giảm nồng độ triglyceride và cholesterol, ngừng hút thuốc và kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. 

Ham muốn tình dục — Đàn ông và phụ nữ mắc CKD thường gặp khó khăn với các chức năng liên quan tình dục và vô sinh. Hơn 50 phần trăm nam giới mắc bệnh thận giai đoạn cuối gặp khó khăn khi cương cứng và giảm ham muốn tình dục. Phụ nữ thường bị rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản, thường dẫn đến việc dừng kinh nguyệt. Giảm ham muốn tình dục cũng có thể xảy ra ở phụ nữ. 

Bất kỳ thay đổi nào trong chức năng tình dục  đều nên được trao đổivới bác sĩ điều trị, một số thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng này. 

Mang thai — Suy giảm chức năng thận có ảnh hưởng đến việc mang thai hay không phụ thuộc vào một số yếu tố. Một phụ nữ bị CKD nhẹ đến trung bình đang cân nhắc có thai nên thảo luận  với bác sĩ điều trị và các bác sĩ sản khoa về những rủi ro có thể xảy ra trước khi cố gắng thụ thai.

Phụ nữ mắc bệnh thận giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo mà đang mang thai thì có nguy cơ sảy thai, sinh non, tăng huyết áp nặng và tiền sản giật. Một phụ nữ đã ghép thận thành công thì có nguy cơ bị các biến chứng này thấp hơn. Trì hoãn mang thai sẽ có lợi hơn cho bệnh nhân nếu đang phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận trong tương lai. Chạy thận nhân tạo có thể cần phải được thực hiện 6-7 lần mỗi tuần trong khi mang thai.

CHUẨN BỊ CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN CKD NHƯ THẾ NÀO?

Trong nhiều trường hợp, bệnh thận mạn sẽ tiến triển xấu đi theo thời gian và cuối cùng dẫn đến bệnh nhân cần phải lọc máu hoặc ghép thận mới có thể duy trì sự sống. Có hai loại lọc máu: chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng. Một số bệnh nhân cũng có thể chọn không lọc máu khi nhận thấy không thể kéo dài thời gian sống hơn nữa.

Ghép thận cũng là một lựa chọn cho một số người bị CKD và có thể ghép trước khi bắt đầu chạy thận. Việc ghép cần phải được trao ddoooir kĩ càng với bác sĩ điều trị trước khi bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị.

Một điều quan trọng không kém trong điều trị cho bệnh nhân suy thận là lên kế hoạch lọc máu trước. Mặc dù ghép thận là phương pháp điều trị được lựa chọn trong hầu hết các trường hợp, nhưng không phải bao giờ cũng có sẵn thận để ghép, nhiều người phải chờ đợi hàng tháng thậm chí hàng năm trời. Trong khi chờ đợi, bệnh nhân có thể chạy thận để cầm cự như một giải pháp tạm thời. 

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Levey AS, Eckardt KU, Tsukamoto Y, et al. Definition and classification of chronic kidney disease: a position statement from Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO). Kidney Int 2005; 67:2089.

  2. Levey AS, Coresh J, Balk E, et al. National Kidney Foundation practice guidelines for chronic kidney disease: evaluation, classification, and stratification. Ann Intern Med 2003; 139:137.

  3. Jafar TH, Stark PC, Schmid CH, et al. Progression of chronic kidney disease: the role of blood pressure control, proteinuria, and angiotensin-converting enzyme inhibition: a patient- level meta-analysis. Ann Intern Med 2003; 139:244.

  4. Khan SS, Xue JL, Kazmi WH, et al. Does predialysis nephrology care influence patient survival after initiation of dialysis? Kidney Int 2005; 67:1038.

Giải phẫu cấu trúc thận

Kết quả hình ảnh cho giải phẫu cấu trúc thận

 Hình này cho thấy cấu trúc của một quả thận. Phần bên ngoài (vỏ) chứa các cầu thận. Các ống thận nằm ở phần vỏ  và tủy. Nước tiểu đi từ các ống thu thập vào các ốnggóp rồi vào niệu quản và bàng quang. 

Cấu trúc giải phẫu của nephron

Kết quả hình ảnh cho giải phẫu nephron

Hình này mô tả cấu trúc của một nephron, có nhiệm vụ lọc các chất bã ra khỏi máu của cơ thể. Mỗi quả thận chứa hàng trăm ngàn nephron.  Mỗi nephron bao gồm cầu thận và ống thận. Các cầu thận lọc chất thải và chất lỏng dư thừa, trong khi các ống giúp biến đổi các chất thải đó  để tạo thành nước tiểu.

Giải phẫu cấu trúc đường niệu

Kết quả hình ảnh cho giải phẫu cấu trúc đường niệu

Nước tiểu được tạo ra ở thận rồi đi vào bàng quang thông qua hai ống dài gọi là niệu quản. Sau đó, từ bàng quang, nước tiểu ra ngoài cơ thể theo ống niệu đạo.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE