GIỚI THIỆU
ở Mỹ, có nhiều loại vaccine được khuyến cáo thường quy cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên từ 7 tới 18 tuổi, bao gồm vaccine cho 4 type Neisseria meningitidis (não mô cầu): A, C, W135 và Y; uốn ván-bạch hầu-ho gà. Vaccine cúm được khuyến cáo hàng năm. Còn vaccine thủy đậu, được khuyến cáo cần có liều thứ hai (vào năm 2006), cho nên trẻ cũng cần được dùng vaccine lần thứ hai nếu chưa được dùng ở lần trước đó.
Vaccine não mô cầu B được khuyến cáo thường quy cho trẻ vị thành niên có nguy cơ mắc cao. Nhóm còn lại (nguy cơ không cao) cũng có thể dùng vaccine nếu muốn tự bảo vệ mình khỏi bệnh.
CÚM
Cúm là một bệnh nhiễm siêu vi có khả năng lây nhiễm cao, xảy ra trong các trận bùng phát trên khắp thế giới và thường gặp trong mùa đông tại Mỹ. Trẻ nhỏ và người lớn có bệnh nội khoa là những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm cúm nặng hoặc phức tạp. Miễn dịch cho tất cả trẻ em (và người lớn) có thể giúp giảm nguy cơ mắc. Vaccine cúm không phòng ngừa được các bệnh như cảm lạnh hay viêm họng do liên cầu.
Thời điểm và liều— Có hai cách đưa vaccine vào cơ thể trẻ: tiêm bắp hoặc xịt mũi.
Tiêm bắp có thể được áp dụng cho người lớn và trẻ từ 6 tháng trở lên, xịt mũi CHỈ có thể dùng cho người từ 2 đến 49 tuổi. Người có hệ miễn dịch yếu, mang thai hay có các bệnh tim mạch, phôit, thận mạn tính, hoặc các bệnh chuyển khóa không nên xịt mũi do vaccine này chứa virus sống giảm độc lực. Trường hợp hiếm, khi trong gia đình có người có hệ miễn dịch dịch rất yếu, những người còn lại cũng không nên dùng vaccine bằng cách xịt mũi.
Virus cúm thay đổi hàng năm, có nghĩa là công thức vaccine cũng cần phải được điều chỉnh qua từng năm. (thường nhất vào mùa thu, và thường đưa vào sử dụng vào tháng ba. Trong một năm đầu sau khi dùng vaccine (trẻ dưới 9 tuổi), trẻ dược khuyến cáo dùng hai liều, và liều thứ hai cần được dùng cách liều trước ít nhất một tháng. Trong những năm tiếp theo, đa phần trẻ dưới 9 tuổi sẽ chỉ cần dùng một liều.
Vaccine được khuyến cáo cho tất cả trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, cụ thể cho những ai:
-
Có bệnh nội khoa mạn tính (bệnh tim, đái tháo đường, bệnh thận, suy giảm miễn dịch hay các rối loạn của hệ thần kinh)
-
Sống với người có nguy cơ cao với các biến chứng của cún (ví dụ người có bệnh phổi mạn tính)
Dự phòng vaccine cúm —Cần lưu ý ở trẻ có tiền căn mắc hội chứng Guillain-Barré trong vòng 6 tuần trước dùng vaccine cúm. Chỉ nên dùng vaccine khi lợi ích vượt trội hơn hăn so với nguy cơ có thể gặp phải. Dị ứng với trứng gà không còn là dự phòng hay chống chỉ định cho vaccine cún. Những trẻ dị ứng nặng với trứng gà có thể được dùng bất kỳ vaccine cúm nào có sẵn, nhưng dưới sự theo dõi của bác sĩ để nhanh chóng nhận biết và quản lý sốc phản vệ.
Dự phòng cho loại vaccine cúm đường tiêm— Tiêm vaccine nên được trì hoãn nếu trẻ đang có bệnh nặng hoặc trùng bình, còn nếu nhẹ, trẻ vẫn nên được tiếp tục tiêm chủng.
Tác dụng phụ của vaccine cúm đường tiêm— Tác dụng phụ thường gặp nhất đó là chỗ tiêm bị đỏ và đau nhức. Sốt nhẹ có thể xảy ra sau tiêm. Các tác dụng phụ nghiêm trọng thường hiếm xảy ra.
Dự phòng cho loại vaccine cúm dạng xịt mũi — Dạng này không được khuyến cáo cho những trẻ dùng aspirin hàng ngày hay có hệ miễn dịch yếu, hen và các tình trạng khác (các vấn đề về tim phổi mạn tính, mang thai, bệnh chuyển hóa mạn tính, rối loạn chức năng thận và bệnh về máu). Có thể cần thiết phải trì hoãn dùng vaccine đường mũi hoặc thay thế báng vaccine đường tiêm trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi.
Các tác dụng phụ của vaccine dạng xịt có thể gồm nghẹt mũi hoặc sốt nhẹ.
NÃO MÔ CẦU
Neisseria meningitidis (não mô cầu) là một loại vi khuẩn có thể gây viêm màng não và nhiễm não mô cầu máu. Viêm màng não xảy ra khi mô xung quanh não và tủy sống bị viêm, gây ra các triệu chứng như cứng và đau cổ. Não mô cầu là tác nhân thường gặp nhất gây viêm màng não ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên ở Mỹ. Nhiễm não mô cầu máu là một nhiễm trùng nghiêm trọng vào máu, với biểu hiện nhanh chóng ban đầu là ban đỏ, sốt và dẫn đến shóc và tử vong. Viêm màng não và nhiễm não mô cầu máu có thể xảy ra cùng lúc hoặc tách biệt.
Năm 2017, tổng cộng có 350 ca nhiễm não mô cầu được báo cáo ở Mỹ. Các vùng dịch tễ quy mô lớn gồm châu Phi, vài khu vực ở châu Á, Nam Mỹ và các quốc gia từng thuộc khối Soviet cũ.
Não mô cầu đầu tiên nhiễm vào lớp niêm mạc phủ trong mũi và họng, được lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp (ho, hắt hơi). Bệnh nhân nhiễm não mô cầu dễ dàng lây truyền cho người khác qua tiếp xúc gần gũi, như các thành viên trong gia đình và khi dùng chung bàn chải đánh răng, dùng muỗng, và khi hôn.
Nếu được phát hiện sớm, bệnh não mô cầu có thể được chữa khỏi trong đa số trường hợp. Tuy nhiên, chúng thường bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm siêu vi thường gặp khác (ví dụ cảm lạnh) trong giai đoạn sớm, làm trì chậm chẩn đoán bệnh. Bệnh não mô cầu diễn tiến rất nhanh tới nặng và tử vong. Các biến chứng lâu dài có thể xảy ra dù bệnh nhân có được điều trị tích cực. Gần 15 phần trăm bệnh nhân nhiễm tử vong. Ở những người sống sót, 10 đến 20 phần trăm bệnh nhân có biến chứng về sau, gồm điếc, tổn thương thần kinh, não, cắt cụt ngón tay, ngón hay hay chi, hoặc sẹo da
Vaccine phòng não mô cầu có sẵn trên thị trường, giúp phòng ngừa 5 type thường gặp ảnh hưởng tới con người (A, C, W135, Y, và B). Có một loại vaccine phòng type A, C, W135 và Y. Còn vaccine cho type B thì riêng biệt. Ta vẫn có thể bị nhiễm não mô cầu dù trước đó đã dùng vaccine, nhưng xác suất này thấp hơn đáng kể so với người chưa được tiêm ngừa.
Thời điểm và liều
-
Đối với trẻ không có nguy cơ cao mắc bệnh– Các chuyên gia khuyến cáo dùng vaccine não mô cầu type A, C, W135 và Y cho tất cả trẻ 11 hoặc 12 tuổi, và thêm liều bổ sung vào lúc 16 tuổi. Trẻ vị thành niên nếu được tiêm ngừa liều đầu tiên lúc 13 đến 15 tuổi thì cần thêm một liều nhắc lại vào khoảng giữa 16 và 18 tuổi. Những trẻ có liều đầu tiên sau 16 tuổi thì không cần liều nhắc lại.
Vaccin ngừa type B của não mô cầu không được khuyến cáo thường quy ở những người không có nguy cơ cao mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu muốn, trẻ có thể được tiềm ngừa sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
-
Đối với trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh– Vaccine não mô cầu ngừa type A, C, W135 và Y được khuyến cáo dùng cho trẻ hơn 2 tháng tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh. Ngoài ra, vaccine ngừa type B được khuyến cáo cho trẻ lớn hơn 10 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh. Lịch tiêm chủng cho trẻ nhóm này phụ thuộc vào tình trạng y khoa và cả liệu rằng trẻ có còn nằm trong nhóm nguy cơ cao không. Thời điểm tiêm liều nhắc lại của cả hai loại vaccine này thay đổi tùy thuộc vào mức độ nguy cơ tiếp diễn của trẻ.
Tác dụng phụ của vaccine não mô cầu— Gần 70 phần trăm trẻ có các phản ứng tạ chỗ (căng cứng đau, đỏ) ở vị trí tiêm.
UỐN VÁN VÀ BẠCH HẦU, CÓ HOẶC KHÔNG KÈM THEO HO GÀ
Bạch hầu là bệnh có khả năng truyền nhiễm rất cao, thường được truyền qua các hạt nhỏ bị ho hoặc hắt hơi vào không khí. Nó có thể gây ra một lớp phủ dày ở phía sau cổ họng gây khó thở và cả suy tim.
Uốn ván là một loại nhiễm trùng rất nghiêm trọng gây ra bởi độc tố vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani). Các vi khuẩn cư trú trong đất và đường ruột của một số động vật có vú. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, nhân lên và sản xuất độc tố ảnh hưởng đến dây thần kinh điều khiển hoạt động của cơ bắp. Triệu chứng phổ biến của uốn ván là cứng hàm ("khóa hàm").
Uốn ván và bạch hầu là hai bệnh hiếm ở Mỹ vì có số lượng lớn người được tiêm miễn dịch. Tuy nhiên, hậu quả của việc không điều trị là cực kì nghiêm trọng.
Ho gà là bệnh đường hô háp trên gây ra bởi độc tố của vi khuẩn Bordetella pertussis. Đây là tác nhân có thể lây truyền dễ dàng và gây bệnh nặng, đặc biệt ở trẻ nhũ nhi.
Số người nhiễm bệnh ho gà đang ở mức cao, đặc biệt là ở thanh thiếu niên, mặc dù đã được tiêm phòng rộng rãi. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh đã báo cáo hơn 48.000 trường hợp ho gà ở Hoa Kỳ vào năm 2012. Số lượng thực tế nhiễm bệnh còn cao hơn, nên số người thực sự bị nhiễm bệnh ho gà mỗi năm ở Hoa Kỳ có khả năng gần 1 đến 3 triệu.
Vì khả năng bảo vệ của vắc-xin giảm sau 5 đến 8 năm nên vắc xin ho gà đã được bổ dung thêm Td truyền thống cho thanh thiếu niên và người trưởng thành. Khả năng bảo vệ cũng giảm sau khi bị nhiễm bệnh ho gà. Vì vậy, vắc-xin được khuyên dùng ngay cả đối với những người đã mắc bệnh.
Có một số loại vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà kết hợp:
● Vắc-xin bệnh ho gà DTaP được sử dụng để tiêm chủng thông thường cho trẻ dưới 7 tuổi.
● Loại Tdap được khuyến cáo là liều dùng một lần cho trẻ em từ 11 đến 12 tuổi, cho thanh thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi chưa được tiêm chủng trước đây và cho phụ nữ mang thai trong mỗi lần mang thai . Vắc-xin cũng được khuyến cáo dùng một lần cho người lớn cần tiêm Td mà trước đó chưa được tiêm Tdap, và là một trong các liều vắc-xin uốn ván và bạch hầu (Td) cho trẻ em từ 7 đến 10 tuổi chưa được tiêm phòng đầy đủ bệnh uốn ván, bạch hầu hoặc ho gà. Trước đây
● Loại Td được khuyến nghị cho thanh thiếu niên và người lớn cần tiêm vắc-xin uốn ván và đã nhận được một liều Tdap trước đây.
Nếu một thanh, thiếu niên bị chấn thương cần tiêm uốn ván, Tdap có thể được dùng thay cho Td, với điều kiện là thanh, thiếu niên đó chưa được nhận Tdap trước đó. Tdap được khuyến nghị dùng cho mỗi thai kỳ để bảo vệ trẻ sơ sinh. Liều Tdap lặp đi lặp lại mỗi lần mang thai đã được chứng minh là an toàn. Cứ sau 10 năm thì tiêm lặp lại liều Td.
Tác dụng phụ của Tdap — Tác dụng phụ thường gặp nhất của vắc-xin Tdap là đau tại vị trí tiêm
HUMAN PAPILLOMAVIRUS
Human papillomavirus (HPV) là một loại vi rút có khả năng gây ung thư, có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da, bao gồm quan hệ tình dục hoặc thử nghiệm, quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc tiếp xúc khác liên quan đến vùng sinh dục (ví dụ: tay tiếp xúc sinh dục). Nguy cơ phơi nhiễm HPV tăng theo số lượng bạn tình. Hầu hết những người hoạt động tình dục đều bị nhiễm vi-rút ít nhất một lần trong đời
Hơn 100 loại HPV khác nhau đã được xác định, khoảng 40 trong số đó được biết là lây nhiễm và 15 trong số đó được biết là có khả năng gây ung thư. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và phân loại các loại virus với nguy cơ gây bệnh khác nhau. HPV loại 6 và 11 có thể gây ra mụn cóc và là loại có nguy cơ thấp vì chúng hiếm khi gây ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh ung thư khác. Loại 16 và 18 là loại có nguy cơ cao và gây ra hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác (âm đạo, âm hộ, dương vật, hậu môn, hầu họng); các loại nguy cơ cao khác bao gồm 31, 33, 45, 52 và 58. Hiện nay sẵn có vắc-xin HPV bảo vệ chống lại các loại vi-rút 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58.
Có sẵn vắc-xin chống vi-rút dành cho cả nam và nữ .
Thời gian và liều lượng - Vắc-xin HPV được khuyến nghị tiêm cho tất cả thanh thiếu niên (nam và nữ) từ 11 đến 12 tuổi, và có thể được tiêm khi còn 9 tuổi. Đối với trẻ em có tiền sử lạm dụng hoặc tấn công tình dục, nên tiêm vắc-xin HPV thường quy bắt đầu từ chín tuổi. Vắc-xin HPV cũng được khuyến nghị tiêm cho nam và nữ từ 13 đến 26 tuổi nếu trước đó chưa từng tiêm vắc xin
Tiêm chủng bao gồm hai hoặc ba mũi tiêm, tùy thuộc vào độ tuổi tại thời điểm dùng liều đầu tiên.
● Trẻ khỏe mạnh trước 15 tuổi cần hai mũi tiêm. Lần tiêm thứ hai cách lần đầu 6-12 tháng
● Những người tiêm sau 15 tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch yếu cần ba mũi tiêm. Lần tiêm 2 cách lần đầu 1-2 tháng. Lần tiêm thứ 3 cách lần ít nhất 3 tháng
Nếu mũi tiêm thứ hai và / hoặc thứ ba bị trì hoãn vì bất kỳ lý do nào, không cần thiết phải khởi động lại toàn bộ quy trình tiêm chủng.
Tác dụng phụ của vắc-xin HPV - Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào liên quan đến tiêm vắc-xin HPV. Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau tại vị trí tiêm.
CÁC LOẠI VẮC XIN KHÁC
Trẻ em từ 7 đến 18 tuổi có thể cần các loại vắc-xin khác nếu chúng đã bỏ lỡ bất kỳ mũi vắc-xin nào cho trẻ em từ 0 đến 6 tuổi như viêm gan A, viêm gan B, varicella, bại liệt hoặc sởi, quai bị và vắc-xin rubella. Lịch trình được khuyến cáo theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.
Trẻ em từ 7 đến 18 tuổi có thể cần thêm vắc-xin nếu chúng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nhất định, chẳng hạn như nhiễm phế cầu khuẩn (ví dụ, trẻ bị bệnh hồng cầu hình liềm) hoặc nhiễm quai bị trong khi dịch bùng phát.
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Notice to readers: final 2012 reports of nationally notifiable infectious diseases. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2013; 62:669.
-
Workowski KA, Bolan GA, Centers for Disease Control and Prevention. Sexually transmitted diseases treatment guidelines, 2015. MMWR Recomm Rep 2015; 64:1.
-
Meites E, Kempe A, Markowitz LE. Use of a 2-Dose Schedule for Human Papillomavirus Vaccination - Updated Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2016; 65:1405.
-
Meites E, Szilagyi PG, Chesson HW, et al. Human Papillomavirus Vaccination for Adults: Updated Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2019; 68:698.
-
Robinson CL, Bernstein H, Romero JR, Szilagyi P. Advisory Committee on Immunization Practices Recommended Immunization Schedule for Children and Adolescents Aged 18 Years or Younger - United States, 2019. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2019; 68:112.