TẠI SAO TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ LẠI THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ?

TẠI SAO TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ LẠI THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ?

14/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

TẠI SAO TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ LẠI THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ?

 

TỔNG QUAN

Tiểu không tự chủ hay còn được gọi là tiểu són hay rò rỉ bàng quang do tai nạn, là một vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ. Mặc dù tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi, nhưng cũng gặp ở các phụ nữ trẻ tuổi hơn. Nó không liên quan đến tuổi tác hay bất cứ tình trạng lão hóa nào.

Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ thảo luận về các loại rò rỉ nước tiểu khác nhau và các xét nghiệm liên quan.


PHÂN LOẠI

Hai loại rò rỉ nước tiểu phổ biến nhất ở phụ nữ là tiểu són áp lực và tiểu són cấp kỳ. Tiểu không tự chủ có thể được gây ra hoặc trở nên tồi tệ hơn khi đi kèm các bệnh lý khác, thuốc men hoặc các vấn đề với não do đột quỵ hoặc mất trí nhớ. 

Tiểu són áp lực — là loại phổ biến nhất. Nó xảy ra khi áp lực trong bàng quang quá lớn, vượt ngưỡng mà đường ra của bàng quang có thể chịu được. Điều này xảy ra thường do các cơ sàn chậu yếu . Nước tiểu có xu hướng bị rò rỉ nhất là khi ho, cười, hắt hơi hoặc khi tập thể dục (chạy, nhảy). Trong các tình huống đó, áp lực bị tăng lên đột ngột trong ổ bụng và bàng quang. Một lượng nhỏ nước tiểu sẽ bị rò rỉ. Đôi khi một lượng nước tiểu lớn hơn cũng bị rỉ ra. Nguyên nhân cơ sàn chậu bị suy yêu thường là do sinh nở . Tiểu són áp lực phổ biến ở những phụ nữ đã có vài đứa con, những người béo phì và người lớn tuổi. Nó cũng có thể xảy ra ở những người đàn ông có sử dụng các phương pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến, bao gồm cả phẩu thuật cắt bỏ tiền liệt tuyến và xạ trị. 

Tiểu són cấp kỳ — Bàng quang hoạt động quá mức hoặc không ổn định ) là nguyên nhân phổ biến thứ hai của bệnh tiểu són . Bạn sẽ rất buồn tiểu, đôi khi bạn không có đủ thời gian để kịp vào nhà vệ sinh. Các cơ bàng quang co quá sớm và các kiểm soát thông thường bị hạn chế. Trong hầu hết các trường hợp, người ta vẫn chưa biết được nguyên nhân của tiểu són cấp kì. Điều này được gọi là tiểu són cấp kì tự phát . 

Các tác nhân phổ biến gây ra tình trạng tiểu són cấp kỳ bao gồm mở khóa cửa khi trở về nhà, ra ngoài trời lạnh, bật vòi nước hoặc rửa tay.

Nhiều bệnh nhân phải đi vệ sinh thường xuyên hơn hầu hết mọi người vào ban ngày và / hoặc đêm. Tần suất "bình thường" được coi là tám lần mỗi ngày và một lần vào ban đêm, nhưng điều này phụ thuộc vào số lượng bạn uống và có thể tăng nếu bạn uống quá nhiều nước trong ngày. Dường như các cơ bàng quang gửi đến não thông điệp sai lầm dù bàng quang chưa thực sự đầy. Đôi khi nguyên nhân là vấn đề của hệ thần kinh (não, tủy sống, các dây thần kinh trong cơ thể). Bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh được gọi là rối loạn thần kinh. Một số ngượi bị rối loạn thần kinh sẽ có triệu chứng của són tiểu cấp kỳ. Ví dụ như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng (MS), chấn thương tủy sống và sau đột quỵ. 

Tiểu són hỗn hợp  — xuất hiện ở một số bệnh nhân nữ  có sự kết hợp giữa chứng tiểu són áp lực và tiểu són cấp kỳ. 

Tiểu són khi dãn bàng quang — xảy ra khi có cản trở trên niệu đạo, làm ngăn cản sự làm rỗng bình thường của bàng quang và gây ra chứng bí tiểu mãn tính. Khi đó áp lưc trên chỗ tắc nghẽn sẽ tăng, dẫn đến việc các cơ chế đào thải nước tiểu bị lỗi và nước tiểu có thể bị rò rỉ qua các tắc nghẽn theo thời gian.Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh. 

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN 

Mặc dù đây là một vấn đề tế nhị đối với phụ nữ nhưng họ có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách tiết chế cân nặng, tập các bài tập cho cơ vùng chậu và dùng thuốc.  Để xác định chính các vấn đề mà bạn đang gặp phải, bác sĩ có thể khỏi các câu hỏi như:

  • Bạn  thường phải vào nhà vệ sinh với tần suất bao nhiêu lần một ngày?

  • Mỗi lần đi tiểu bao nhiêu ml?

  • Khi nào bạn bị rò rỉ nước tiểu? (Khi bạn bị thôi thúc đột ngột, ho hắt hơi, hoặc nó xảy ra mà không có cảnh báo?)

  • Bạn đã thử phương pháp điều trị nào để giảm rò rỉ chưa?

  • Có bất kỳ loại thuốc mà bạn đang dùng có thể làm trầm trọng thêm vấn đề (thuốc lợi tiểu dành cho bệnh nhân huyết áp cao hoặc thuốc giảm đau liều cao)?

  • Bạn đã thấy máu trong nước tiểu hoặc bị sốt, đau bàng quang hoặc các triệu chứng vùng chậu khác như phình hoặc áp lực?

Nhật kí đi tiểu — Nhật ký đi tiểu là một bản ghi về lượng nước tiểu bạn tạo ra và mức độ thường xuyên bạn đi trong khoảng thời gian 24 giờ. Bạn nên ghi lại lượng nước bạn uống và lượng nước tiểu bạn tạo ra và ghi lại bất kỳ rò rỉ nào và các hoạt động gây rò rỉ. Cuốn nhật ký này có thể cung cấp thông tin hữu ích về (các) nguyên nhân và khả năng điều trị rò rỉ của bạn.

Xét nghiệm — Các xét nghiệm đơn giản có thể được thực hiện để xác định chính xác loại rò rỉ bạn đang gặp phải. 

Xét nghiệm nước tiểu (xét nghiệm nước tiểu và đôi khi nuôi cấy nước tiểu để kiểm tra vi khuẩn) thường được thực hiện để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc máu trong nước tiểu. Xét nghiệm máu có thể được yêu cầu để đo chức năng thận.

Một xét nghiệm để kiểm tra khả năng làm trống bàng quang cũng có thể được yêu cầu thực hiện dựa trên siêu âm. 

Đo lượng nước tiểu tồn lưu — Xét nghiệm nhằm phát hiện lượng nước tiểu lưu lại trong bàng quang sau khi bạn đi vệ sinh. Các phương pháp thường được sử dụng là siêu âm bụng hoặc thủ thuật thông bàng quang niệu đạo (do bác sĩ hoặc điều dưỡng thực hiện bằng cách dùng một ống mềm, nhỏ thông từ lỗ niệu đạo ngoài qua niệu đạo đến bàng quang để dẫn nước tiểu tồn lưu trong bàng quang ra ngoài).

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.  Herzog AR, Fultz NH. Prevalence and incidence of urinary incontinence in community-dwelling populations. J Am Geriatr Soc 1990; 38:273.

2.  DuBeau CE, Levy B, Mangione CM, Resnick NM. The impact of urge urinary incontinence

on quality of life: importance of patients' perspective and explanatory style. J Am Geriatr Soc 1998; 46:683.

3.  Fantl JA, Newman DK, Colling J, et al. Urinary Incontinence in Adults: Acute and Chronic Management. Clinical Practice Guideline, No. 2, 1996 Update, AHCPR Publication No. 96-0682. Public Health Service, Agency for Health Care Policy and Research, Rockville, MD. www. ahrq.gov/clinic/uiovervw.htm (Accessed on September 07, 2006).

4.  Brown JS, Bradley CS, Subak LL, et al. The sensitivity and specificity of a simple test todistinguish between urge and stress urinary incontinence. Ann Intern Med 2006; 144:715.https://www.uptodate.com/contents/urinary-incontinence-in-women-beyond-the-basics/print 5/710/28/2019 Patient education: Urinary incontinence in women (Beyond the Basics) - UpToDate

5.  Wyman JF, Choi SC, Harkins SW, et al. The urinary diary in evaluation of incontinentwomen: a test-retest analysis. Obstet Gynecol 1988; 71:812.

Vị trí của bàng quang

Kết quả hình ảnh cho vị trí bàng quang nữ

Hình này cho thấy cấu trúc bên của cơ thể phụ nữ. Bàng quang ở phía trước âm đạo. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE