GIỚI THIỆU
Vaccine là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa những căn bệnh nghiêm trọng cho trẻ nhỏ và người lớn. Trong nhiều năm qua, các chương trình vaccine ở Mỹ đã thành công trong việc giảm số lượng trẻ mắc phải các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, bao gồm sởi, quai bị, rubella, bạch hầu và bại liệt.
Các vấn đề dưới đây sẽ bàn luận về hoạt động của sự miễn dịch, các tác dụng phụ thường gặp, lý do cần tránh một số loại vaccine, và các mối quan tâm thường gặp.
VACCINE HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các loại bệnh tật và nhiễm trùng. Khi một tác nhân (vi khuẩn hoặc virus) xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch sẽ phát hiện và đáp ứng bằng cách tạo ra các protein được gọi là kháng thể. Các kháng thể chống lại sự nhiễm trùng và giúp cơ thể hồi phục.
Ngoài ra, kháng thể còn giúp ta tránh khỏi bệnh tật trong tương lai. Nếu một người tiếp xúc với vi trùng đã tiếp xúc trước đó, hệ miễn dịch sẽ nhận ra nó và nhanh chóng sản xuất nhiều kháng thể hơn để tiêu diệt vi trùng. Đáp ứng này bảo vệ ta khỏi các bệnh tật. Ví dụ khi một người bị thủy đâu lúc nhỏ thì khả năng để họ mắc lại về sau là rất thấp, dù người đó có tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm.
Từ nguyên tắc trên, Vaccine hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch sản xuất ra các kháng thể. Tuy nhiên, khác với vi khuẩn hay virus, vaccine không làm cho chúng ta mắc bệnh mới tạo ra kháng thể. Có hai nhóm vaccine chính: vaccine chủ động và thụ động.
Vaccine chủ động – Loại vaccine này sử dụng thể vi khuẩn hoặc virus đã bị chết hoặc suy yếu để kích thích hệ miễn dịch. Ví dụ về vaccine chủ động gồm vaccine ngừa bại liệt, sởi, quai bị, rubella (Sởi Đức), ho gà, vân vân.
Vaccine thụ động— Vaccine loại này tạo miễn dịch tạm thời, sử dụng kháng thể có sẵn (được gọi là globulin huyết thanh miễn dịch). Vaccine thụ động giúp bảo vệ trẻ hoặc người lớn vừa tiếp xúc với một loại tác nhân cụ thể, trong thời gian ngắn.
Một ví dụ về vaccine thụ động là globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). HBIG dùng cho những trẻ sơ sinh có mẹ dương tính với kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HbsAg). HBIG giúp bảo vệ tạm thời trẻ khỏi sự nhiễm bệnh.
Vaccine bảo vệ trẻ em và người lớn— Nhiều ông bố bà mẹ lo lắng về các nguy cơ khi tiêm vaccine. Tuy nhiên, vaccine từ lâu đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả để phòng bệnh. Trong đa số các trường hợp, lợi ích của tiêm vaccine cho trẻ vượt trội hơn hẳn các nguy cơ có thể xảy đến.
Các bệnh như bạch hầu và sởi đã từng rất phổ biến ở Mỹ nhưng đã giảm hẳn nhờ các vaccine. Mặc cho sự sẵn có của vaccine phòng bệnh (ví dụ sởi), thì các đợt bùng phát vẫn xảy ra, liên quan tới sự thiếu miễn dịch. Nhiều nơi trên thế giới, một số bệnh như sởi vẫn còn phổ biến. Việc di chuyển từ nước này sang nước khác hiện nay rất dễ dàng, vì vậy mà những người mắc các bệnh phòng được bằng vaccine, sẽ truyền bệnh cho người (trẻ em hoặc người lớn) chưa được tiêm vaccine đầy đủ. Tiêm vaccine giúp giảm nguy cơ cho trẻ, gia đình và cả cộng đồng mắc bệnh bằng cách giảm số lượng người bệnh có thể truyền bệnh cho người khác. Sự bảo vệ này được gọi là “miễn dịch cộng đồng”
Một ví dụ về thành công của vaccine là chương trình vaccine chống đậu mùa. Trước khi vaccine được tạo ra, hàng triệu người đã chết vì bệnh đậu mùa mỗi năm. Trước những năm 1970, đậu mùa là mối đe dọa đến tính mạng rất nhiều người trên thế giới. Sử dụng vaccine đậu mùa trong một dân số lớn trước những năm 1970 dấn đến loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này. Do vậy mà, tiêm vaccine đậu mùa đã không còn trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Vaccine được đưa vào cơ thể như thế nào?— Hầu hết trẻ được miễn dịch bằng một mũi tiêm. Ngoài ra cũng có thể uống vaccine dạng lỏng (ví dụ rotavirus) hoặc dạng xịt mũi (một dạng của vaccine ngừa cúm)
Chi phí tiêm chủng— Vaccine được sẵn có chó tất cả trẻ em ở Mỹ, dù có hay không bảo hiểm. Nếu trẻ không có bảo hiểm và bố mẹ không thể chi trả vaccine, thì còn đó một chương trình gọi là “Vaccines for Children”. Chương trình này sẽ chi trả phí tiêm chủng ở các cơ sở y tế tự nhân, các phòng khám, bệnh viện, phòng khám sức khỏe cộng đồng và một số trường học
TÁC DỤNG PHỤ CỦA VACCINE
Đa số vaccine an toàn và gây ra, nếu có, ít các biến chứng nghiêm trọng và hiếm khi xảy ra. Nếu trẻ biểu hiện các phản ứng bất thường như ban đỏ nhiều trên da, khó thở hay sốt cao, co giật hay mất ý thức trong thời gian ngắn sau khi tiêm chủng, cần được đánh giá ngay bởi các bác sĩ.
Để báo các các phản ứng bất thường sau tiêm vaccine, bạn có thể liên hệ tới Hệ thống báo cáo tác dụng ngoài ý muốn của vaccine. Bố mẹ khi lo lắng về bất cứ loại vaccine nào cần nói cho bác sĩ biết.
Các tác dụng phụ nhẹ— Vaccine đôi khi có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ khác, gồm:
-
Sốt nhẹ
-
Vùng tiêm bị đỏ và đau khi chạm vào.
Tùy thuộc vào tuổi của con bạn, có nhiều cách để giảm thiểu đau liên quan đến tiêm vaccine (bảng 1)
Các tác dụng phụ trung bình— Chỉ một số ít trẻ sẽ diễn tiến tới số kèm ban đỏ, nổi hạch và/hoặc đau khớp sau tiêm chủng. Những phản ứng này giống như bệnh huyết thanh và có thể làm con bạn khó chịu dù hiếm khi chúng gây nguy hiểm, kể cả nếu có thì cũng sẽ tự khỏi tròng vài ngày hoặc vài tuần.
Các tác dụng phụ nặng— Hiếm xảy ra, có thể gồm các phản ứng thần kinh nặng (như co giật) hay phản ứng dị ứng nặng (như sốc phản vệ. Phản ứng dị ứng thường xảy ra trong vài phút hoặc và giờ sau tiêm vaccine. Nếu điều này xảy ra ở cơ sở y tế, cấp cứu có thể làm ngay lập tức. Nếu xảy ra ngoài cơ sở y tế, gia đình cần gọi cấp cứu ngay bằng cách gọi 115.
Các nguyên nhân để tránh tiêm chủng— Vài vaccine sẽ không được dùng cho trẻ có dị ứng với bất cứ thành phần nào của vaccine, ví dụ:
-
Thuốc kháng sinh neomycin hoặc streptomycin (vài vaccine chứa neomycin)
-
Gelatin
-
Đã từng dị ứng với vaccine trong quá khứ.
Một số trường hợp bố mẹ không biết con bị dị ứng đến khi tiêm vaccine và trẻ biểu hiện phản ứng.
Bố mẹ có thể băn khoăn khi con họ bị dị ứng ới trứng gà. Một số loại vaccine cúm chứa một lượng nhỏ protein trứng gà. Dù vậy, vì lượng nhỏ nên không đủ để tạo phản ứng dị ứng, kể cả ở những trẻ bị dị ứng nặng. Bác sĩ khuyên rằng trẻ bị dị ứng với trứng gà vẫn nên dùng vaccine cúm. Vaccine sốt vàng chứ protein trứng gà, trẻ cần dùng loại vaccine này nhưng dị ứng với trứng, cần được thử trên da trước. Dựa vào đó để bác sĩ quyết định xem có cần dùng vaccine hay không và nếu có thì sẽ dùng như thế nào
Vaccine virus sống (ví dụ vaccine sởi, quai bị, rubella) thường không được khuyên dùng cho trẻ có hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ cho điều này.
Việc dùng vaccine sởi-quai bị-rubella và thủy đậu cần trì hoãn ở trẻ vừa được truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu do có thể làm hạn chế hiệu quả của vaccine.
Các tình trạng không ảnh hưởng tới vaccine— Không cần trì hoẵn hay tránh dùng vaccines nếu
-
Vừa mắc hay đang mắc bệnh nhẹ
-
Vừa hay mới sử dụng kháng sinh
-
Tiền căn đau, đỏ, phù nhẹ hay vừa ở vị trí tiêm hoặc sốt dưới 40.5* sau lần tiêm vaccine trước.
-
Tiền căn dị ứng, ngoại trừ những thứ liệt kê ở trên.
-
Tiền căn gia đình có tác dụng phụ với vaccine.
Vaccine có an toàn cho trẻ không? — Các bác sĩ sẽ nói cho bạn biết con bạn cần dùng loại vaccine nào và khi nào dùng. Trước khi đưa vào sử dụng, các vaccine đã được thử nghiệm kĩ càng để chắc rằng chúng an toàn. Trong khi lo lắng về sự an toàn của trẻ luôn là một vấn đề lưu tâm thì đa phần những lo lắng này đến từ các lời đồn tại, sau lệch thông tin hơn là các bằng chứng thật sự.
Một mối lo liên quan đến chất bảo quản (thimerosal), từng được sử dụng trong một số loại vaccine. Thimerosal là hợp chất của thủy ngân. Trâm tâm của vấn đề là mối liên quan giữa việc dùng vaccine chứa thimerosal và chứng tự kỉ. Khi số lượng trẻ được tiêm chủng tăng lên, mối lo về việc chất bảo quản này có thể dẫn đến sự tích tụ thủy ngân ở mức không an toàn cho trẻ. Kết quả là vài nhóm chuyên gia khuyến nghị vào năm 1999, tất cả các loại vaccine cho trẻ cần được sản xuất mà không có thủy ngân. Khuyến nghị này chỉ là sự đề phòng mà không dựa trên bất cứ sự độc hại nào đã biết từ thimerosal. Đã có rất nhiều nghiên cứu thất bại trong việc chỉ ra mối liên quan giữa dùng vaccine chứa thimerosal và chứng tự kỉ.
Mối quan tâm thứ hai là liên hệ giữa một số loại vaccine với chứng tự kỉ. Mặc dù vậy, chứ có bằng chứng khoa học nào chứng minh mối quan hệ này.
Các nghiên cứu trước đây nêu ra khả năng của mối quan hệ này có điểm yếu rõ rệt trong thiết kế của họ. Một số nghiên cứu dựa trên một số ít trẻ và dựa vào trí nhớ của cha mẹ hoặc bác sĩ nhi khoa để nhớ lại khi các triệu chứng về hành vi liên quan đến tự kỷ bắt đầu. Hầu hết các nghiên cứu không có nhóm đối chứng để so sánh những trẻ được tiêm vaccine với những trẻ không được tiêm vaccine, để xác định xem có mối quan hệ nhân quả nào hay không. Ít ra thì một số trường hợp tự kỷ rất có thể là do bất thường gen.
Để có thêm thông tin về sự thiếu vắng liên hệ giữa vaccine và tự kỉ, xem website của trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật. Để có thêm thông tin về các thành phần thường gặp trong vaccine ở Mỹ cũng như quá trình xác định độ an toàn và hiệu quả của vaccine, xem website của cục quản lý chất lượng thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ.
KHUYẾN CÁO VỀ VACCINE
Để ngăn ngừa trẻ mắc các bệnh mà vaccine đã có sẵn, trẻ cần được tiêm chủng trong vài tháng đầu sau sinh. Điều này giúp trẻ tránh các bệnh thường gặp lúc bé, cũng như các bệnh có thể phát triển lúc trưởng thành.
Nhiều bệnh có thể phòng bằng vaccine lại nghiêm trọng hơn ở tren nhỏ. Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ cần được khám thường xuyên trong năm đầu và thường dùng tất cả các vaccine được khuyến cáo. Trên đa phần các Bang ở Mỹ, trẻ bắt buộc phải được tiêm chủng trước tuổi đến trường. CHính sách này nhằm bảo vệ trẻ và cả những đứa trẻ khác ở trường học.
Ở Mỹ, các vaccine cụ thể được khuyến cáo cho trẻ từ lúc mới sinh tới sáu tuổi. Lịch cụ thể có trong trang web của CDC. Sử dụng các liều vaccine kết hợp giúp giảm thiểu số mũi tiêm cho trẻ.
Thời điểm tiêm chủng rất quan trọng. Lịch tiêm chủng được nghiên cứu rất cẩn thận. Điều quan trọng là không nên trì hoãn tiêm chủng.Một số vaccine tác dùn tốt nhất ở một độ tuổi nhất định hay khi kết hợp với các vaccine khác.Một nghiên cứu chỉ ra trẻ dùng vaccine sởi-quai bị-rubella (MMR) muộn hơn so sẽ có nguy cơ cao hơn mắc co giật liên quan tới sốt. CDC thiết kế công cụ để xác định loại vaccine mà con bạn cần. Công cụ này sẽ nhắc nhớ bạn khi con bạn đến ngày cần tiêm chủng.
CDC cũng phát triển lịch miễn dịch bù trong trường hợp con bạn thiếu loại vaccine nào khi và khi nào sẽ tiêm chủng bù.
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
Immunization Action Coalition. http://www.immunize.org/ (Accessed on May 24, 2012).
-
Offit PA, Moser CA. Vaccines and Your Child: Separating Fact from Fiction, Columbia Univer sity Press, New York 2011.
-
Advisory Committe on Immunization Practices (ACIP). https://www.cdc.gov/vaccines/acip/ (A ccessed on September 12, 2017).
giảm đau do tiêm vaccine
Tuổi |
Điều bạn có thể làm |
Bất cứ tuổi nào |
Hỏi bác sĩ về các loại kem gây tê: Xoa kem lên vùng da trước khi tiềm Dùng thuốc giảm đau: Nếu con bạn còn đau sau khi về nhà, bạn có thể dùng acetaminophen, nhưng trước tiên cần hỏi bác sĩ cần dùng liều bao nhiêu và khi nào dùng. |
Nhỏ hơn 1 tuổi |
Trước khi tiêm: Hỏi về kem gây tê (xem mục trên) Cho bú hoặc sữa công thức hoặc núm vú giả Nếu con bạn chuẩn bị dùng vaccine rotavirus, yêu cầu bác sĩ dùng nó trước khi tiêm các loại khác. Vaccine rotavirus dạng lỏng vị ngọt và có thể giúp giảm đau khi tiêm. Nếu con bạn chưa đến lúc tiêm vaccine rotavirus, bạn có thể yêu cầu cho trẻ ăn ít đường trước khi tiêm vaccine. Trong khi tiêm: Cho bú hoặc sữa công thức hoặc núm vú giả Sau khi tiêm: Cho bú hoặc sữa công thức hoặc núm vú giả Quấn tã, ôm hoặc đá nhẹ Dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ (xem mục trên) |
1 đến 3 tuổi |
Trước khi tiêm: Hỏi về kem gây tê (xem mục trên) Cho bú hoặc sữa công thức hoặc núm vú giả Trong khi tiêm:
Sau khi tiêm: Cho bú hoặc sữa công thức hoặc núm vú giả Quấn tã, ôm hoặc đá nhẹ Dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ (xem mục trên) |
3 tuổi trở lên |
Trước khi tiêm: Hỏi về kem gây tê (xem mục trên) Trong khi tiêm: phân tâm bằng cách trò chuyện, làm bài tập thở hoặc chơi nhạc, video Sau khi tiêm Dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ (xem mục trên) |