Vắc xin HPV là gì?
Vắc-xin cho human papilloma virus (HPV) là các vắc-xin giúp chống lại viêm nhiễm của virus papilloma ở người.Các vắc xin hiện có tác dụng chống lại hai, bốn, hoặc chín loại HPV.Tất cả các loại vắc-xin đều có tác dụng chống lại ít nhất là hai loại HPV 16 và 18 gây ra nguy cơ lớn nhất của ung thư cổ tử cung. Người ta ước tính rằng các vắc xin này có thể ngăn chặn 70% ung thư cổ tử cung, 80% ung thư hậu môn, 60% ung thư âm đạo, 40% ung thư âm hộ, và có thể một số bệnh ung thư miệng.Thêm vào đó, các vắc-xin này cũng ngăn ngừa một số loại gai sinh dục với các loại vắc-xin chống lại 4 và chín loại HPV cung cấp bảo vệ tốt hơn.
Tại sao nên tiêm ngừa vắc xin HPV?
Vắc-xin HPV giúp ngăn ngừa nhiễm virus HPV. Có nhiều loại virus HPV khác nhau, mỗi loại gây ra các bệnh lí khác nhau, như:
-
Nhiễm trùng HPV ở bộ phận sinh dục có thể gây ung thư cổ tử cung (ung thư cổ tử cung) hoặc âm đạo (ung thư âm đạo) ở phụ nữ (hình 1) và ung thư dương vật ở nam giới. Các loại HPV khác cũng có thể gây ra mụn cóc sinh dục ở phụ nữ và nam giới.
-
Nhiễm trùng HPV quanh hậu môn có thể gây ung thư hậu môn (ung thư hậu môn) ở cả nam và nữ.
-
Nhiễm trùng HPV ở miệng và cổ họng có thể gây ung thư miệng và cổ họng ở cả hai giới.
Hầu hết những người bị nhiễm virut HPV ở bộ phận sinh dục, miệng và cổ họng ít khi dẫn đến ung thư. Tuy nhiên xác suất không chắc chắn do vậy, tiêm vắc-xin HPV là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng ngay từ đầu.
HPV lây truyền như thế nào?
Vi-rút lây lan khi miệng hoặc bộ phận sinh dục của người bình thường tiếp xúc với bộ phận sinh dục của người bị nhiễm bệnh qua quan hệ tình dục bằng đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Tuy nhiên HPV cũng có thể lây lan qua tiếp xúc bộ phận sinh dục của người thường gần với bộ phận sinh dục người bị nhiễm bệnh ngay cả khi không có quan hệ tình dục.
Các loại vắc xin HPV
Hiện có 3 loại vắc-xin HPV khác nhau nhưng không phải quốc gia nào cũng có đủ 3 loại. Hiện có 2 loại vắc xin đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và được cấp phép lưu hành tại Việt Nam là: Gardasil (ngừa 4 chủng HPV là: 16,18,6,11 do Mỹ sản xuất) chỉ định dùng cho nữ giới 9 – 26 tuổi và Cervarix (ngừa 2 chủng HPV là: 16,18 do Bỉ sản xuất) chỉ định dùng cho nữ giới 10 – 25 tuổi.
Hai loại vắc xin này có một số điểm khác nhau cơ bản về số lượng chủng vi rút HPV có thể phòng ngừa, đối tượng tiêm, lịch tiêm cũng như tác dụng phòng ngừa. Liều dùng cho các mũi tiêm tùy thuộc vào tuổi của người tiêm:
● Dưới 15 tuổi nên tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 6 tháng.
● Từ 15 tuổi trở lên nên tiêm 3 liều trong vòng 6 tháng.
Nên tiêm vắc xin HPV vào độ tuổi nào?
Bác sĩ khuyến cáo nên tiêm vắc-xin HPV ở tuổi 11 hoặc 12. Tuy nhiên những người trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi đều có thể tiêm bất cứ lúc nào. Cần chú ý, không nên tiêm vắc-xin cho phụ nữ đang mang thai.
Vắc-xin HPV hoạt động tốt nhất khi người tiêm chưa nhiễm virus trước đây. Vắc-xin HPV cũng không có khả năng chữa khỏi nhiễm trùng HPV một khi đã mắc phải. mà một người đã mắc phải. Đó là lý do tại sao nên tiêm vắc-xin HPV trước khi bạn quan hệ tình dục lần đầu. Tuy nhiên, vắc xin vẫn có tác dụng ngay cả khi người tiêm đã quan hệ tình dục.
Tác dụng phụ của tiêm vắc xin HPV
Vắc-xin HPV có thể gây đỏ, sưng hoặc đau ở chỗ tiêm. Nó cũng có thể khiến người tiêm bị ngất sau tiêm nhưng tác dụng phụ này là rất hiếm. Sauk hi tiêm, người tiêm sẽ được theo dõi trong khoảng vài phút để phòng các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Hiệu quả của vắc xin HPV
Vắc-xin HPV hiệu quả trong việc ngăn ngừa các loại virus HPV có khả năng gây ung thư cổ tử cung và âm đạo ở phụ nữ. Nó cũng làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác. Vắc-xin cũng rất tốt trong việc ngăn ngừa các loại vi-rút gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục.Tuy nhiên trong một số trường hợp, những người đã tiêm vắc xin này vẫn có thể bị nhiễm vi-rút HPV. Nhưng đây vẫn là cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm vi-rút.
Vắc xin có giúp ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục không?
Vắc-xin HPV không giúp ngăn ngừa lây lan các bệnh khác quan hệ tình dục. Để tránh mắc phải hoặc lây lan một căn bệnh khác khi quan hệ tình dục, bạn nên sử dụng bao cao su.
Có cần xét nghiệm bệnh ung thư cổ tử cung kể cả khi đã tiêm ngừa hay không?
Tất cả phụ nữ, bao gồm cả những người đã tiêm vắc-xin HPV, nên được kiểm tra sàng lọc thường quy bệnh ung thư cổ tử cung bằng một xét nghiệm tên là "pap smear", xét nghiệm này được khuyến cáo cho phụ nữ từ 21 tuổi.
Cấu trúc giải phẫu tử cung phụ nữ