SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI LÀ BỆNH GÌ? CÓ BAO NHIÊU CÁCH ĐIỀU TRỊ CHO PHÙ HỢP VỚI BẠN?

SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI LÀ BỆNH GÌ? CÓ BAO NHIÊU CÁCH ĐIỀU TRỊ CHO PHÙ HỢP VỚI BẠN?

18/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI LÀ BỆNH GÌ? CÓ BAO NHIÊU CÁCH ĐIỀU TRỊ CHO PHÙ HỢP VỚI BẠN?

TỔNG QUAN

Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến tĩnh mạch chân. Những tĩnh mạch này mang máu từ chân về tim. Những tĩnh mạch này bình thường có một loạt các van mở và đóng giúp dòng máu đi trực tiếp từ bề mặt của chân đến các tĩnh mạch sâu trong cơ bắp chân rồi bơm máu trở lại tim. Các van cũng kiểm soát áp lực trong các tĩnh mạch nhỏ hơn trên bề mặt của chân.

Nếu các van trong tĩnh mạch không hoạt động bình thường, có sự tắc nghẽn dòng chảy bình thường sẽ dẫn đến suy giảm khả năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới (chân), dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại, gây ra các biến đổi về huyết động và làm biến dạng các tổ chức mô xung quanh. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó chữa như: chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Bất kỳ nguyên nhân nào làm làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân đều có thể làm giãn các tĩnh mạch. Lâu dần làm làm hỏng các van, dẫn đến áp lực đẩy máu đi cao hơn và chức năng tĩnh mạch suy giảm, cuối cùng có thể dẫn đến bệnh suy tĩnh mạch mạn tính.

Áp lực bên trong tĩnh mạch có thể tăng vì một số lý do sau:

  • Một cục máu đông bên trong tĩnh mạch - Một cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch sẽ chặn lưu thông máu qua tĩnh mạch và gây tăng áp lực do sự tắc nghẽn dòng máu. Thông thường, hậu quả gây ra là tổn thương vĩnh viễn cho tĩnh mạch hoặc van, ngay cả sau khi cục máu đông đã tan.

  • Chấn thương hoặc phẫu thuật chân - Chấn thương hoặc phẫu thuật ngăn chặn dòng chảy của máu qua tĩnh mạch có thể làm tăng áp lực trong lòng mạch.

  • Thừa cân - Cân nặng tăng thêm khi mang thai hoặc béo phì có thể làm tăng áp lực trong tĩnh mạch chân và làm hỏng cấu trúc van và cấu trúc tĩnh mạch.

  • Đứng hoặc ngồi quá lâu - Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài mà không đi bộ có thể làm giảm sự lưu thông máu từ chân về tim dẫn đến tăng áp lực trong tĩnh mạch. Bình thường các cơ ở chân đóng vai trò quan trọng trong quá trình lưu thông máu, hoạt động như một máy bơm để di chuyển máu từ chân trở về tim, khi đứng quá lâu, các cơ không hoạt đông gây ứ máu ỏ chi dưới.

BIỂU HIỆN BỆNH

Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới có thể gây giãn các tĩnh mạch mà không gây đau, kích ứng da, phát ban, đổi màu da, ngứa, sưng và loét da. Chân có thể cảm thấy nặng nề, mệt mỏi hoặc đau nhức, thường là vào cuối ngày hoặc sau khi đứng lâu. 

Giãn tính mạch — Triệu chứng thường gặp nhất là giãn các tĩnh mạch. Các tĩnh mạch giãn có thể xuất hiện dưới dạng các tia lửa màu xanh mỏng, thường được gọi là tĩnh mạch mạng nhện hoặc các tĩnh mạch xoắn rộng hơn nhiều, phình ra trên bề mặt .

Phù — Bệnh kéo dài có thể gây sưng (phù) ở mắt cá chân và bàn chân. Phù có thể rõ vào cuối ngày nhưng cũng có thể thây phù ở bất kì thời điểm nào trong ngày. Phù giảm khi vận động và kê cao chân nên thường ít thấy phù vào buổi sáng. Mắt cá chân là vị trí thấy phù sớm nhất. Tuy nhiên cần loại trừ các nguyên nhân gây phù khác.

Thay đổi màu sắc da — Ứ máu và tăng áp lực trong tĩnh mạch trong nhiều tháng đến nhiều năm có thể khiến da bị sạm hoặc có màu nâu đỏ. Thông thường, những thay đổi trên da thường thấy đầu tiên ở vùng xung quanh mắt cá chân, cụ thể là mặt  trong mắt cá chân, đồng thời cũng thấy ở các cẳng chân và trên bàn chân.

Ứ máu ở chân có theer khiến da bị kích thích và gây viêm dẫn đến đỏ, ngứa, khô, rỉ nước, đóng vảy, vết loét mở do trầy xước, và lớp vỏ hoặc bong vảy tại đó. Một số bệnh nhân có thấy các vùng da sáng bóng màu nâu hoặc đỏ, cứng và giống như sẹo, và có thể gây đau. Đây là kết quả của diễn tiến bệnh sau nhiều năm nhưng cũng có thể xảy ra đột ngột. 

Loét tĩnh mạch — Loét gây ra bởi bệnh suy tĩnh mạch mạn tính gọi là loét tĩnh mạch hoặc loét ứ đọng do nguyên nhân tĩnh mạch. Vị trí phổ biến nhất là các vùng thấp như ở mắt cá chân trong, nhưng chúng cũng có thể xảy ra ở mắt cá chân ngoài và cổ chân. Loét tĩnh mạch không bao giờ xảy ra trên đầu gối, bàn chân hoặc ngón chân. Loét tĩnh mạch xảy ra phía trên mắt cá chân thường là kết quả của chấn thương như do gãi nhiều lần. Có thể bị loét ở nhiều vị trí tại cùng mooth thời điểm. 

Loét tĩnh mạch thường bắt đầu bởi một vết loét nhỏ sau đó lan rộng. Vết loét thường nông, màu đỏ, có thể tiết một ít dịch và không gây khó chịu nặng nề cho bệnh nhân.

Có thể mất vài tháng đôi khi là nhiều năm để lành thương đối với loại loét này. Sẹo lành thường là màu hồng hoặc đỏ, hoặc trắng và sáng bóng với các chấm đỏ.

Và có thể tái phát khi các yếu tố nguy cơ không được kiểm soát tốt. 

PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán dựa trên khám các dấu hiệu và hỏi về các triệu chứng của rối loạn, chẳng hạn như sự hiện diện của chứng giãn tĩnh mạch, phù ở chân, thay đổi da hoặc loét da. Bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm bổ sung, như siêu âm Doppler mạch máu để xem xét chức năng van tĩnh mạch và để xác định xem tổn thương nằm ở tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu. 

CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ

Mục tiêu điều trị là làm giảm các triệu chứng, như phù, điều trị các vấn đề về da, ngăn ngừa và điều trị loét và cải thiện lưu lượng máu từ chân

Kê cao chân — Chỉ cần nâng cao chân trên mức tim trong 30 phút từ  ba hoặc bốn lần mỗi ngày có thể làm giảm sưng và cải thiện lưu lượng máu trong tĩnh mạch. Cải thiện lưu lượng máu giúp tăng tốc độ chữa lành vết loét tĩnh mạch. Tuy nhiên, điều này có thể không khả thi đối với một số đối tượng nếu yêu cầu họ kê cao chân suốt ngày dài. Điều quan trọng nhất là nâng cao chân trên mức của tim bằng cách đơn giản là đặt chân của bạn lên một bệ cao để làm tăng sự hồi lưu máu về tim.

Nâng cao chân đơn thuần có thể là phương pháp điều trị duy nhất cần thiết cho những người mắc bệnh suy tĩnh mạch mạn tính nhẹ, nếu nặng cần các liệu pháp điều trị bổ sung khác.  

Tập các bài tập chuyên dụng — Các bài tập chân và mắt cá chân có tác dụng cải thiện triệu chứng. Vận động gập duỗi bàn chân và đứng trên sàn nhón gót chân rồi hạ xuống lặp lại nhiều lần trong ngày giúp máu về tim dễ dàng hơn. Những bài tập này hiệu quả và dễ áp dụng với các bệnh nhân có đặc thù công việc phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.  

Liệu pháp áp lực — Hầu hết các chuyên gia coi liệu pháp áp lực là một điều trị thiết yếu cho bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính. Vớ áp lực được khuyên dùng cho hầu hết bệnh nhân. Đối với các bệnh nhân nặng hơn như bị loét tĩnh mạch phải cần đến những phương pháp điều trị cao hơn như dùng băng áp lực. 

Vớ áp lực — Vớ áp lực cải thiện lưu lượng máu chảy trong tĩnh mạch về tim bằng cách ngăn dòng máu chảy ngược.

Vớ áp lực có hiệu quả lớn nhất ở mắt cá chân và giảm dần khi lên phía trên. Có nhiều loại vớ với nhiều mức độ tác động lực khác nhau.

  • Có thể mua vớ áp lực tại các hiệu thuốc và cửa hàng bán dụng cụ phẫu thuật mà không cần toa bác sĩ.

  • Những người mắc bệnh từ trung bình đến nặng và phải đứng làm việc trong thời gian dài hay bị loét tính mạch nên mang theo toa khi đi mua vớ để người bán có thể biết được loại vớ phù hợp với các bệnh nhân này. 

Có nhiều mẫu vớ khác nhau từ cao đến đầu gối, cao đến đùi hay vớ ở dạng quần có ngón chân mở hoặc đóng. Vớ cao đến đầu gối  phù hợp cho đa số đối tượng.. Một số người có thể bị dị ứng hoặc rát da nếu sử dụng vớ lần đầu. Các hình dưới đây chia sẻ một số mẹo khi sử dụng vớ nén.

Băng áp lực — Những người có triệu chứng loét tĩnh mạch hoặc các biểu hiện nghiêm trọng khác, nên điều trị bằng băng áp lực. Băng áp lực gồm một hoặc nhiều lớp bọc đàn hồi. Nếu có vết loét, sẽ được bôi thuốc lên da trước khi đắp băng.

Băng được thay một hoặc hai lần một tuần và nên được giữ khô ráo. Có thể đặt trên băng nén một túi nhựa để giữ băng khô trong khi tắm. Nếu chúng bị ướt, hoặc chất lỏng từ vết thương rò rỉ qua băng, nên liên hệ với nhân viên y tế để thay băng kịp thời.

Che phủ bằng băng gạc — Loét có thể được che phủ bằng băng gạc đặc biệt trước khi mang vớ áp lực hoặc băng áp lực. Băng gạc có vai trò quan trọng giúp vết loét mau lành. Chúng giúp hấp thụ chất lỏng chảy ra từ vết thương, giảm đau, kiểm soát mùi, loại bỏ các tế bào chết hoặc bị nhiễm trùng và giúp các tế bào da mới phát triển.

Có một số loại vật liệu trong may mặc được sử dụng cho loét tĩnh mạch. Loại và độ dày băng được xác định dựa trên kích thước của vết loét, lượng dịch thoát ra và các yếu tố khá. 

Nên tránh các loại kem và thuốc mỡ khác, các sản phẩm chống ngứa và kem thơm vì có nguy cơ bị phát ban dị ứng (viêm da tiếp xúc) từ các sản phẩm này.

Điều trị viêm da tiếp xúc — Viêm da tiếp xúc là một phản ứng dị ứng da xảy ra khi một chất gây kích ứng hoặc dị ứng chạm vào da. Phản ứng có thể xảy ra trên chân hoặc các khu vực khác của cơ thể. Viêm da tiếp xúc thường gặp ở những người mắc bệnh suy tĩnh mạch mạn tính. 

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Phương pháp điều trị cắt bỏ tĩnh mạch là phương pháp mà trong đó các bác sĩ phá hủy các tĩnh mạch nông có chức năng van bất thường. Những phương pháp điều trị này chỉ dùng cho các bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp kể trên.

Có 3 cách phá hủy các tĩnh mạch gồm:

Chích xơ  — Bác sĩ tiêm một chất hóa học hoặc keo vào tĩnh mạch bệnh khiến nó mất chức năng. Tĩnh mạch giữ nguyên vị trí, nhưng nó không còn khả năng vận chuyển máu. Bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ.  

Đốt laser — Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một ống thông đặc biệt vào tĩnh mạch bị bệnh. Ống này làm nóng tĩnh mạch và làm mất chức năng của tĩnh mạch bằng cách sử dụng tia laser. Tĩnh mạch giữ nguyên vị trí, nhưng mất chức năng. 

Phẫu thuật  — loại  bỏ các túi tĩnh mạch dãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da… 

TÓM TẮT

  • Suy tĩnh mạch mạn tính chủ yếu đề cập đến các vấn đề ở tĩnh mạch chân. Các tĩnh mạch này có chức năng mang máu về tim. Khi bị suy, chức năng này bị ảnh hưởng khiến sự hồi lưu máu từ chân về tim bị chậm trễ. 

  • Người bệnh thường cảm thấy nặng nề, mệt mỏi hoặc đau nhức ở chân. Triệu chứng nặng hơn về cuối ngày. 

  • Người bệnh có thể bị nhiễm trùng da, thay đổi màu da, phát ban hoặc vết loét không lành. Những vết loét này, được gọi là loét tĩnh mạch, khó điều trị và đôi khi phải mất hàng tháng hoặc hàng năm để chữa lành, và không có điều trị đặc hiệu

  • Mục tiêu điều trị là cải thiện triệu chứng, giảm phù và ngăn ngừa nhiễm trùng da, ngừa các vết loét. 

  • Các phương pháp điều trị sưng bao gồm kê cao chân, mang vớ áp lực, thực hiện các bài tập cho chân và mắt cá chân, tăng cường đi bộ.

  • Phương pháp điều trị loét da bao gồm dùng các lớp phủ đặc biệt cho khu vực loét và kháng sinh nếu có nhiễm trùng. Một số người cần băng áp lực để giúp vết loét mau lành. Loét chân có nhiều nguyên nhân, không chỉ đơn thuần là do bệnh suy tĩnh mạch do đó bệnh nhân cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. 

  • Không nên dùng thuốc mỡ kháng sinh hoặc muối chà xát trên da, kem chống ngứa và kem thơm 

  • Các phương pháp điều trị như chích xơ, đốt laser hay phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch là một lựa chọn cho những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp khác. 

NGUỒN THAM KHẢO

  1. Douglas WS, Simpson NB. Guidelines for the management of chronic venous leg ulceration. Report of a multidisciplinary workshop. British Association of Dermatologists and the Research Unit of the Royal College of Physicians. Br J Dermatol 1995; 132:446.

  2. Nelson EA, Bell-Syer SE, Cullum NA. Compression for preventing recurrence of venous ulcers. Cochrane Database Syst Rev 2000; :CD002303.

  3. Mani R, Vowden K, Nelson EA. Intermittent pneumatic compression for treating venous leg ulcers. Cochrane Database Syst Rev 2001; :CD001899.

  4. Callam MJ. Epidemiology of varicose veins. Br J Surg 1994; 81:167.

Tĩnh mạch mạng nhên ở chi dưới 

Đây là hình ảnh của chứng giãn tĩnh mạch, là những tĩnh mạch bị sưng và xoắn ở chân.

Dưới đây là các mẹo để sử dụng vớ nén:

  • Rửa vớ nén mới trước khi mang để giảm độ cứng và để dễ mang hơn.
  • Mang vớ càng sớm càng tốt vào buổi sáng sau khi bạn băng bó bất kỳ vết loét nào bạn có vì sưng ít hơn vào buổi sáng. Nếu bạn không đặt vớ sớm, hãy nâng chân lên trong 20 đến 30 phút trước khi mang vớ vào.
  • Khi mang vớ, ngồi trên ghế có hỗ trợ lưng vững chắc (không phải trên giường).
  • Có thể mang vớ cao đến đầu gối bằng cách sử dụng "phương pháp bỏ túi gót chân". Phương pháp bỏ túi gót chân để mang vớ nén như sau:
  1.   Xoay phần chân của vớ từ trong ra ngoài đến gót chân.
  2. Đặt bàn chân của bạn vào vớ, giữ chặt mép gấp và kéo vớ vào chân và qua gót chân.
  3. Nhẹ nhàng làm việc thả chân lên bằng cách xoay mặt phải ra ngoài.
  • Một số người thấy hữu ích khi đeo găng tay cao su để mang vớ vào. Điều này có thể làm cho nó dễ dàng hơn để trượt vớ lên chân.
  • Vớ nén nặng có thể đi dễ dàng hơn nếu quần lót lụa nhẹ được mặc dưới vớ nén, hoặc nếu bạn lần đầu tiên đặt bột lên chân.
  • Kem dưỡng ẩm và phương pháp điều trị da được sử dụng để điều trị vết loét mở có thể làm cho vớ bị bẩn và làm mòn chúng. Rửa vớ mỗi ngày sau khi mang chúng nếu có thể. Vớ có thể được rửa bằng nước lạnh bằng tay. Bạn cũng có thể giặt chúng bằng nước lạnh và một lượng nhỏ chất tẩy nhẹ trong máy giặt. Treo vớ lên để khô và không làm khô chúng trong máy. Mua ít nhất hai đôi vớ cùng một lúc sẽ cho phép bạn mặc một đôi trong khi đôi còn lại đang khô.
  • Nếu bạn bị dị ứng với cao su (latex), bạn có thể mua vớ nén mà không co giãn.
  • Nếu bạn không thể kéo vớ, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc y tá của bạn. Có những loại vớ khác nhau mà bạn có thể sử dụng hoặc các thiết bị có thể giúp bạn mang vớ.

Phương pháp bỏ túi gót chân để mang vớ nén như sau:

Xoay phần chân của vớ từ trong ra ngoài đến gót chân.

Đặt bàn chân của bạn vào vớ, giữ chặt mép gấp và kéo vớ vào chân và qua gót chân.

Nhẹ nhàng làm việc thả chân lên bằng cách xoay mặt phải ra.

Trong quá trình cắt bỏ tĩnh mạch nhiệt, bác sĩ sẽ đặt một ống thông đặc biệt vào tĩnh mạch bệnh. Ống thông làm nóng tĩnh mạch từ bên trong và đóng kín. Cắt bỏ nhiệt có thể sử dụng tần số vô tuyến hoặc năng lượng laser.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE