GIỚI THIỆU
Sỏi thận được tạo thành do sự tích tụ các chất khoáng tạo thành sỏi. Những viên sỏi này sẽ gây đau, tắc nghẽn đường tiểu và hiếm khi, có thể gây bệnh lý thận nếu bị sỏi thận kéo dài mà không nhận biết và được điều trị sớm. May thay, hầu hết trẻ em bị sỏi thận có thể phục hồi mà không gặp biến chứng lâu dài nào.
Sỏi thận thường ít gặp ở trẻ em hơn so với người lớn. Hầu hết trẻ em mắc sỏi thận thường có một bệnh lý tiềm ẩn làm tăng nguy cơ sỏi thận, mặc dù vài trẻ em mắc sỏi thận không rõ nguyên nhân.
SỎI THẬN ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO
Đường tiết niệu gồm có hai thận và hai niệu quản, một bàng quang và một niệu đạo. Sỏi thận thường được hình thành khi những chất như canxi, oxalate, cystine, acid uric ở nồng độ cao trong nước tiểu. Tuy nhiên, ở vài trẻ em, sỏi có thể hình thành khi những chất này ở nồng độ bình thường.
Những chất kể trên sẽ kết tụ hình thành những tinh thể, gắn kết với thận, gia tăng về kích thước và hình thành sỏi thận. Những viên sỏi này rất nhỏ (<5mm (0.2 inches) có thể dễ dàng theo dòng nước tiểu thải ra ngoài, trong khi những viên sỏi lớn hơn thường cần phải điều trị.
Sỏi thận sẽ di chuyển trong đường niệu, và nếu đủ nhỏ, thì nó sẽ đi ra nước tiểu. Sỏi lớn hơn sẽ mắc kẹt trong đường niệu, gây đau và thỉnh thoảng sẽ làm tắc nghẽn đường niệu.
TRIỆU CHỨNG CỦA SỎI THẬN
Những triệu chứng của sỏi thận bao gồm:
-
Cơn đau ở lưng hay hông (hình 2)
-
Tiểu máu
-
Nôn ói
-
Tiểu gấp
Tuy nhiên, vài trẻ em, thường là trẻ nhỏ, không hề có bất kì triệu chứng nào và sỏi thận được tìm thấy thông qua hình ảnh học (như X quang) được thực hiện vì lí do khác.
Vài trường hợp trẻ mắc sỏi thận mà có triệu chứng giống với nhiễm trùng bàng quang (hay gọi là nhiễm trùng tiểu). Khi đó, bác sĩ và các y tá sẽ cần khám các bé và làm vài xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây nên triệu chứng trên.
YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA SỎI THẬN
Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận cho bé.
-
Tiền căn có sỏi thận – Những bé từng mắc sỏi thận trong quá khứ và có nguy cơ cao sẽ mắc sỏi thận trong tương lai. Có nhiều biện pháp có thể làm giảm nguy cơ mắc sỏi tái phát trong tương lai.
-
Không uống đủ nước – Lượng nước trẻ uống mỗi ngày ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng nước tiểu. Uống ít nước đồng nghĩa với việc thận sản xuất ít nước tiểu, làm gia tăng nồng độ các chất tạo sỏi trong nước tiểu. Uống nhiều nước có thể giảm nguy cơ sỏi tái phát.
-
Chế độ ăn ít carbonhydrate – Chế độ ăn chỉ có một lượng nhỏ carbonhydrate gọi là chế độ keto, có thể gia tăng nguy cơ sỏi thận. Chế độ ăn keto dùng để điều trị động kinh.
-
Xơ nang - Những bé bị xơ nang có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn.
-
Bất thường đường niệu – Dị tật thận bẩm sinh hay một dị tật ở niệu quản hay bàng quang có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
-
Dị tật bẩm sinh – Nhiều dị tật bẩm sinh hiếm gặp có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở trẻ. Các xét nghiệm cần để kiểm tra các bất thường này sẽ được chỉ định.
CHẨN ĐOÁN SỎI THẬN
Nếu bé có triệu chứng của sỏi thận, nên đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thăm khám và cho làm xét nghiệm nước tiểu.
Nếu có sỏi thận dựa vào thăm khám và xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm hình ảnh học. Xét nghiệm đầu tay thường là siêu âm, nếu cần thiết, CT scan hay X quang có thể được đề nghị. Xét nghiệm hình ảnh học có thể cho thấy chính xác vị trí và kích thước của viên sỏi, giúp định hướng điều trị tốt hơn.
ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN
Điều trị tại nhà — Nếu viên sỏi nhỏ, cơn đau có thể kiểm soát được, và bé vẫn ổn, và chỉ cần điều trị tại nhà. Viên sỏi nhỏ hơn 5 mm (0.2 inches) thường tự ra ngoài theo đường tiểu mà không cần điều trị gì.
Các bậc phụ huynh cần lọc lấy sỏi trong nước tiểu trong vài ngày, bộ lọc sỏi có thể dễ dàng mua ở các tiệm thuốc, hoặc bạn có thể để miếng lọc ở dưới ghế vệ sinh hay bô của bé, hoặc bạn có thể sử dụng một cái mũ vải nhỏ để lọc sỏi hay một cái vợt vớt cá cũng được.
Nếu bé tiểu ra sỏi hay mảnh vỡ của sỏi, giữ viên sỏi trong một hộp sạch, và đem tới phòng lab để xác định thành phần của sỏi, điều này sẽ giúp trong quá trình điều trị. Sau khi bé tiểu sỏi, một xét nghiệm theo dõi sau đó (thường là siêu âm) có thể được làm để kiểm tra và xác nhận liệu viên sỏi đó đã hoàn toàn ra ngoài chưa và không còn một viên sỏi nào hay mảnh sỏi nào còn sót lại.
Điều trị tại viện — Trong vài trường hợp, bé sẽ cần nhập viện để điều trị. Hai chỉ định nhập viện thường thấy là:
-
Sỏi làm bế tắc đường niệu, làm cho dòng nước tiểu bình thường không thể lưu thông. Nếu sự tắc nghẽn không được giải quyết nhay, nó có thể gây tổn thương thận bé vĩnh viễn.
-
Bé nôn ói hay đau dữ dội, không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường thì có thể là một chỉ định để nhập viện.
Trong bệnh viện, bé sẽ được đặt một đường truyền tĩnh mạch để truyền dịch và thuốc giảm đau. Nếu viên sỏi nhỏ, điều trị có thể kéo dài trong vài ngày, cho đến khi viên sỏi ra ngoài. Trong thời gian này, vị trí của viên sỏi sẽ được theo dõi thường xuyên thông qua siêu âm. Nước tiểu của bé sẽ được lọc để giữ lại được viên sỏi hay mảnh sỏi được thải ra ở nước tiểu.
Tuy nhiên, những viên sỏi lớn hơn 9-10 mm (khoảng 0.5 inches) hiếm khi tự đi ra ngoài và thường cần điều trị. Những nguyên nhân khác đòi hỏi điều trị là đau dữ dội hay sỏi làm bế tắc đường tiểu.
Điều trị loại bỏ sỏi — Một hoặc nhiều phương pháp điều trị có thể được sử dụng để loại bỏ sỏi thận. Tán sỏi bằng sóng xung kích là điều trị đầu tay cho hầu hết các trường hợp.
-
Tán sỏi bằng sóng xung kích – Là phương pháp điều trị đầu tay khi điều trị sỏi thận cho trẻ em. Tán sỏi được thực hiện bằng sóng xung kích tần số cao hướng về phía viên sỏi. Năng lượng làm cho viên sỏi vỡ thành từng mảnh và có thể đi ra theo đường nước tiểu. Liệu pháp này mất khoảng 20 phút. Đối với vài trẻ, buộc phải gây mê để tránh trẻ quấy khóc, cử động trong suốt quá trình điều trị.
Phương pháp này thành công hay không còn tùy thuộc vào kích thước viên sỏi, viên sỏi càng lớn thì càng khó phá vỡ nó và thỉnh thoảng cần nhiều hơn 1 phương pháp can thiệp. Mất tầm 3 tháng sau tán sỏi để các mảnh sỏi được thải ra ngoài hoàn toàn.
-
Tán sỏi qua da – Những viên sỏi lớn hơn và không bị phá vỡ thông qua tán sỏi bằng sóng thông thường, có thể cần đến một hình thức phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ sỏi. Trong suốt quá trình này, một dụng cụ nhỏ sẽ đi qua da và trong thận và loại bỏ sỏi. Trẻ em cần được gây mê trong suốt quá trình để giảm đau cho bé.
-
Nội soi niệu quản - là một phương pháp có thể được thực hiện nếu viên sỏi nằm ở phần giữa hoặc phần dưới của niệu quản (hình1). Bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ nhỏ đi vào niệu đạo và bàng quang vào niệu quản. Thiết bị này có gắn một camera và vài công cụ tinh vi khác, cho phép bác sĩ có thể nhìn thấy các viên sỏi. Sỏi sẽ đươc loại bỏ và làm vỡ thành những mảnh nhỏ, kích thước đủ nhỏ để có thể được thải ra nước tiểu dễ dàng.
Bé sẽ bị tái phát sỏi trong tương lai không?
— Nguy cơ tái phát sỏi, phá hủy thận và những biến chứng khác sau lần mắc sỏi thận đầu tiên sẽ tùy thuộc vào tuổi của trẻ tại thời điểm khởi phát sỏi và những bệnh nền làm cho sỏi phát triển.
PHÒNG TRÁNH SỎI THẬN
Bé đã từng mắc sỏi thận sẽ có nguy cơ tái phát trong tương lai. Các nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ tái phát xấp xỉ 30-65 phần trăm. Tuy nhiên, vài bước đơn giản có thể làm giảm nguy cơ mắc sỏi trong tương lai
Xét nghiệm máu và nước tiểu — Sau khi một đứa trẻ mắc sỏi thận, xét nghiệm máu và nước tiểu cần được thực hiện để xác định những yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ sỏi thận trong tương lai. Xét nghiệm sẽ được thực hiện sau khi trẻ khỏe hẳn, được cho xuất viện, đi bộ và chơi bình thường, ăn chế độ ăn bình thường và hoàn tất điều trị nhiễm trùng tiểu.
Phân tích sỏi — Nếu bạn giữ lại được viên sỏi sau khi bé đi tiểu xong, các bậc phụ huynh nên đưa đến phòng thí nghiệm và phân tích thành phần và định danh loại sỏi. Dựa vào thành phần sỏi, các phương pháp điều trị được đưa ra để giúp làm giảm nguy cơ mắc sỏi tái phát trong tương lai.
Uống nhiều nước— Uống nhiều nước có thể giúp giảm nguy cơ hình thành các loại sỏi khác, mục tiêu là tăng lượng nước tiểu được bài tiết bởi thận và chảy qua niệu quả để làm giảm nồng độ các chất tạo sỏi.
Để tính toán lượng nước mà trẻ cần uống, hãy hỏi ý kiến bác sĩ và y tá để biết được lượng nước tiểu trong 24h của trẻ. Bé nên uống nhiều hơn nếu bé tiểu ít hơn lượng nước tiểu sau trong 24h:
-
Trẻ sơ sinh – 750 mL hoặc hơn (25 ounces hoặc 3 tách)
-
Trẻ nhỏ hơn 5 tuổi – 1000 mL hoặc hơn (33 ounces hoặc 4 tách)
-
Trẻ từ 5-10 tuổi – 1500 mL hoặc hơn (50 ounces hoặc sáu tách)
-
Trẻ hơn 10 tuổi – 2000 mL hoặc hơn (66 ounces hoặc tám tách)
Điều trị — Một hay nhiều điều trị có thể được đề nghị để làm giảm nguy cơ phát triển thành sỏi thạn trong tương lai. Điều trị tốt nhất tùy vào chất tạo thành sỏi thận đã được phân tích trong viên sỏi đầu tiên.
Calcium — Trẻ có mức calci cao trong nước tiểu nên uống nhiều nước và cần thay đổi chế độ ăn:
-
Ăn chế độ ăn ít Natri
-
Ăn và uống đủ lượng Calci. Hàm lượng calci trong một số thức ăn sẽ được cung cấp ở bảng bên dưới. Tiêu thụ nhiều đồ ăn và thức uống có nhiều calci thì không nên, tuy nhiên, trẻ không nên loại bỏ hoàn toàn đồ ăn và đồ uống chứa calci vì calci rất quan trọng trong sự phát triển xương của trẻ.
Hàm lượng calci theo nhu cầu phụ thuộc vào tuổi của trẻ:
-
-
500 mg/ngày với trẻ 1-3 tuổi
-
800 mg/ngày với trẻ 4-8 tuổi
-
1300 mg/ngày với trẻ > 9 tuổi
-
-
Tránh calci và viên uống bổ sung vitamin D
-
Ăn thức ăn giàu Kali (trái cây và rau quả).
-
Nếu hàm lượng calci niệu vẫn cao sau 3-6 tháng điều trị, cần được uống thuốc
Oxalate — Trẻ có hàm lượng cao oxalate trong nước tiểu nên:
-
Uồng nhiều nước
-
Tránh thực phẩm chức năng nhiều vitamin C
-
Tránh những thức ăn chứa nhiều oxalate bao gồm củ cải đường, của cải xanh, cây đại hoàng, dâu tây, khế, khoai tây, lúa mạch, trà, ca cao, tiêu, sô cô la, rau mùi tây, rau bina, rau thì là, hạt và nước cam quýt.
Urate — Trẻ có nồng độ urate trong nước tiểu tăng thì cần uống thật nhiều nước. Vài trẻ cần được điều trị vì bé có sự gia tăng pH trong nước tiểu.
Cystine —Trẻ có nồng độ cystine trong nước tiểu cần uống nhiều nước. Vài trẻ cần uống thuốc để giảm nồng độ acid trong nước tiểu.
Nồng độ citrate thấp — Với những bé có nồng độ citrate thấp trong nước tiểu thường sẽ cần điều trị để tăng nồng độ citrate trong nước tiểu.
Struvite — Sỏi struvite thường được hình thành vì một nhiễm trùng tiểu. Phòng ngừa nhiễm trùng tiểu có thể giúp phòng ngừa sỏi struvite. Điều này sẽ được thảo luận tại bài.
Điều trị thay thế và bổ sung — Không có dữ liệu về tính an toàn và lợi ích của những điều trị thay thế hay bổ sung ở những trẻ bị sỏi thận (bao gồm thảo dược, vi lượng đồng căn, châm cứu và nhiều phương pháp khác). Chúng tôi không khuyến cáo xài những phương pháp này vì chưa có nghiên cứu chứng minh.
Theo dõi — Sau lần mắc sỏi thận đầu tiên, bác sĩ hay điều dưỡng sẽ đề nghị xét nghiệm hình ảnh học như siêu âm để theo dõi những viên sỏi mới hình thành. Điều này vô cùng cần thiết đối với trẻ có yếu tố nguy cơ sỏi thận cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
Schwarz RD, Dwyer NT. Pediatric kidney stones: long-term outcomes. Urology 2006; 67:812.
-
Muslumanoglu AY, Tefekli A, Sarilar O, et al. Extracorporeal shock wave lithotripsy as first line treatment alternative for urinary tract stones in children: a large scale retrospective analysis. J Urol 2003; 170:2405.
-
Shokeir AA, Sheir KZ, El-Nahas AR, et al. Treatment of renal stones in children: a comparison between percutaneous nephrolithotomy and shock wave lithotripsy. J Urol 2006; 176:706.
-
McLorie GA, Pugach J, Pode D, et al. Safety and efficacy of extracorporeal shock wave lithotripsy in infants. Can J Urol 2003; 10:2051.
-
Hernandez JD, Ellison JS, Lendvay TS. Current Trends, Evaluation, and Management of Pediatric Nephrolithiasis. JAMA Pediatr 2015; 169:964.
Giải phẫu đường niệu ở trẻ em (hình 1)
Hình ảnh trên miêu tả một phần của đường niệu ở nam hoặc nữ. Đường niệu đi từ thận đến bàng quang qua hai ống gọi là niệu quản. Sau đó nước tiểu rời bàng quang thông qua một niệu đạo.
Vị trí của cơn đau của viêm đài bể thận (hình 2)
Chế độ ăn ít Na
Thức ăn cần chọn |
Thức ăn cần tránh |
Bánh mì |
|
Bánh mì nguyên hạt, Bánh muffin Anh, bánh mì vòng |
Bánh quy, bột đã được chuẩn bị (bánh xèo, muffin, bánh mì bắp) |
Ngũ cốc |
|
Ngũ cốc nóng (không ăn liền), như là bột yến mạch, cơm lúa mì, gạo, hoặc phấn hoa; bột xốp; gạo xốp; bột tơi nhỏ |
Ngũ cốc ăn liền |
Thức ăn nhanh và thức ăn nghiền |
|
Đồ ăn vặt không muối |
Đồ ăn vặt có muối |
Mỳ ý, cơm |
|
Bất kì loại mỳ ý nào, khoai tây, gạo trắng và gạo nâu |
Hỗn hợp phô mai; gạo và mì, khoai tây chiên; hỗn hợp phô mai theo mùa. |
Đậu sấy khô |
|
Bất kì loại đậu sấy khô không liên quan đến mùa |
Đậu nấu với thịt, hoặc đậu đóng hộp |
Thịt và các sản phẩm từ thịt |
|
Thịt tươi hoặc đông lạnh, gia cầm và cá, cá ngừ và cá hồi ít Na đóng hộp, trứng |
Thịt dai, nhiều muối đông lạnh, hay cá, thịt xông khói, thịt bò hầm, xúc xích, hot dog, pizza. |
Rau củ quả |
|
Trái cây tươi, đông lạnh, sốt cà chua ít muổi |
Rau quả đóng hộp, cải muối. |
Sản phẩm sữa |
|
Sữa, yogurt, sản phẩm làm từ sữa |
Bơ sữa, sô cô la sữa Hà Lan |
Dầu và mỡ |
|
Cây trông chiết xuất dầu (olive, canola, corn, peanut), bơ không muối |
Chuẩn bị salad trộn, thịt xông khói, thịt lợn muối, mỡ lưng, bơ mặn hoặc bơ thực vật |
Soups: |
|
Soup không muối hoặc ít muối |
Đồ hộp |
Tráng miệng |
|
Đường, mật ong, kem |
Sản phẩm đồ nướng đóng gói |
Đồ uống |
Café, trà |
Nước ngọt, đồ uống có ga với muối Na hay thêm muối, nước ép cà chua, đồ uống có cồn |
Gia vị: |
|
Thảo mộc tươi hay sấy khô, nước chanh ép , mù tạt ít muối |
Muối ăn, muối lite, khối bouillon, chiết xuất thịt, gia vị taco, sốt Worrouershire, sốt tartar, sốt cà chua, tương ớt, nấu sherry và rượu vang, muối hành, mù tạt, muối tỏi, nước tương, tamari, thịt và nước sốt thịt nướng, muối dày dạn, bột ngọt (bột ngọt), ca cao chế biến của Hà Lan |