SƠ LƯỢC VỀ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ( PHẦN 3)

SƠ LƯỢC VỀ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ( PHẦN 3)

08/06/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

SƠ LƯỢC VỀ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ( PHẦN 3)

 

NGĂN NGỪA HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU

Người bị ung thư - Trong các tình huống được lựa chọn, những người đang điều trị ung thư có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu cao (ví dụ, những người bị ung thư tuyến tụy đang điều trị hóa chất), thuốc chống đông máu có thể được xem xét sử dụng để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.

Trong lúc nằm viện - Một số người đang nằm viện, để phẫu thuật (đặc biệt là phẫu thuật xương hoặc khớp và phẫu thuật ung thư) hoặc vì một căn bệnh nghiêm trọng nào đó, có thể được dùng thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ đông máu. Thuốc chống đông máu cũng có thể được dùng cho những phụ nữ có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch trong và sau khi mang thai.

những người nằm viện và có nguy cơ đông máu từ trung bình đến thấp, các biện pháp phòng ngừa khác có thể được sử dụng. Ví dụ, một số người được trang bị các thiết bị nén ép  bơm hơi sau khi phẫu thuật. Các thiết bị này được đeo quanh chân trong và ngay sau khi được phẫu thuật và được bơm không khí vào theo chu kì. Các thiết bị này đè ép nhẹ để cải thiện lưu thông máu và giúp ngăn ngừa cục máu đông. Vớ ép cũng có thể được khuyến cáo sử dụng.

Trong mọi trường hợp, đi lại càng sớm càng tốt sau phẫu thuật có thể làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông; đi lại cũng có thể làm giảm nguy cơ sưng chân mạn tính do huyết khối tĩnh mạch sâu (còn được gọi là "hội chứng sau huyết khối").

Di chuyển đường dài – Di chuyển đường dài trên các phương tiện giao thông (ví dụ: đi máy bay hoặc đi ô tô kéo dài hơn năm giờ) làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, mặc dù nguy cơ rất thấp. Có một vài lời khuyên hữu ích khi dị chuyển đường dài trên các phương tiện giao thông (bảng 1).

LƯU Ý ĐẶC BIỆT VỚI NHỮNG NGƯỜI BỊ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU.

Nguy cơ hình thành cục máu đông khác - Những người đang điều trị huyết khối tĩnh mạch có nguy cơ hình thành cục máu đông khác, mặc dù nguy cơ này nhỏ hơn đáng kể khi sử dụng thuốc chống đông máu. Hãy chú ý cảm giác đau, sưng và / hoặc đỏ ở chân mới xuất hiện; nếu có bất kỳ triệu chứng nào xảy ra, hãy gọi bác sĩ hoặc tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Các triệu chứng khác có thể chỉ ra rằng cục máu đông ở chân đã vỡ ra và di chuyển đến phổi, gây tắc mạch phổi. Chúng có thể bao gồm:

Đau ngực kèm khó thở mới khởi phát

Nhịp tim nhanh và / hoặc cảm giác chóng mặt hoặc xây xẩm

Thuyên tắc phổi có thể đe dọa tính mạng và cần được can thiệp ngay lập tức. Nếu bạn có các triệu chứng trên, hãy gọi trợ giúp ngay lập tức.

Nguy cơ chảy máu - Thuốc chống đông máu như heparin và warfarin có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng và nên được dùng chính xác theo chỉ dẫn. Nếu bạn quên hoặc một liều, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn. Đừng cố gắng uống thêm một liều hoặc tự thay đổi liều khi chưa được bác sĩ chỉ định. Nếu bạn được cho thêm thuốc và viên thuốc trông khác với loại lần trước bạn sử dụng, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn biết ngay lập tức. Nếu bạn dùng warfarin, có những điều khác bạn cũng cần phải biết; những điều này được thảo luận chi tiết trong một chủ đề riêng biệt.

Bạn có nhiều khả năng dễ bị chảy máu trong khi dùng thuốc chống đông máu. Chảy máu có thể bị ở nhiều chỗ, chẳng hạn như mũi hoặc nướu, chảy máu kinh nguyệt quá nhiều ở phụ nữ, chảy máu trong nước tiểu hoặc phân, chảy máu hoặc bầm tím quá mức trên da, hoặc chất nôn có màu đỏ tươi hoặc trông giống như bã cà phê. Trong một số trường hợp, nếu có chảy máu nội, bạn có thể không nhận ra ngay.

Chảy máu bên trong cơ thể có thể khiến bạn cảm thấy xây xẩm, hoặc đau ở lưng hoặc bụng. Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng này. Bạn cũng cần gọi ngay nếu bạn bị chấn thương có thể gây chảy máu nội, chẳng hạn như ngã hoặc tai nạn xe hơi.

Một số thứ bạn có thể áp dụng để làm giảm nguy cơ chảy máu. Ví dụ, bạn có thể:

Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm

Cạo râu bằng máy cạo râu thay vì bằng lưỡi dao

Cẩn thận khi xử lý các vật sắc nhọn (dao cạo râu, dao)

Tránh các hoạt động có thể gây thương tích (ví dụ: thể thao đối kháng)

Sử dụng thiết bị bảo hộ phù hợp (ví dụ: mũ bảo hiểm, đệm) khi hoạt động thể chất

Tránh dùng aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác trừ khi bác sĩ kê đơn cho bạn. Thuốc giảm đau không cần kê đơn khác, chẳng hạn như acetaminophen, có thể là một sự thay thế an toàn.

Đeo thẻ cảnh báo - Trong khi bạn đang dùng thuốc chống đông máu, hãy luôn luôn đeo vòng đeo tay, vòng cổ hoặc thẻ cảnh báo có ghi tên của loại thuốc chống đông máu bạn đang dùng. Nếu bạn cần được điều trị và không thể giải thích tình trạng của bạn, thẻ sẽ cảnh báo mọi người rằng bạn đang dùng thuốc chống đông máu và bị tăng nguy cơ chảy máu.

Thẻ cảnh báo phải liệt kê các vấn đề y tế của bạn cũng như tên và số điện thoại của người liên hệ khẩn cấp. Một thiết bị khác tên là Medic Alert cung cấp một số điện thoại miễn phí mà nhân viên y tế khẩn cấp có thể gọi để tìm hiểu tiền sử y khoa, danh sách thuốc đang sử dụng, số liên lạc khẩn cấp của gia đình, và số điện thoại và tên bác sĩ của bạn.

Địa chỉ để tìm kiếm thông tin

Bác sĩ của bạn là nguồn thông tin tốt nhất cho các câu hỏi và mối quan tâm liên quan đến vấn đề y tế của bạn.

Bài viết này sẽ được cập nhật khi cần trên trang web của chúng tôi. Các chủ đề liên quan đến bệnh nhân, cũng như các bài báo được viết cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, cũng có sẵn ở đây. Một số bài viết liên quan nhất được liệt kê dưới đây.

Cơ bản - Các bài giáo dục bệnh nhân cơ bản trả lời bốn hoặc năm câu hỏi chính mà bệnh nhân có thể có về một tình trạng nhất định. Những bài viết này tốt nhất cho những bệnh nhân muốn có một cái nhìn tổng quát và những người thích các tài liệu ngắn, dễ đọc.

P atient education: Varicose veins and other vein disease in the legs (The Basics) P atient education: Deep vein thrombosis (blood clots in the legs) (The Basics)

P atient education: Staying healthy when you travel (The Basics) P atient education: Swelling (The Basics)

P atient education: Hip replacement (The Basics)

P atient education: Knee replacement (The Basics)

P atient education: Pulmonary embolism (blood clot in the lungs) (The Basics)

P atient education: Choosing an oral medicine to prevent or treat blood clots (The Basics)

P atient education: Staying safe while taking an oral medicine to prevent or treat blood clots (The B asics)

P atient education: Doppler ultrasound (The Basics) P atient education: Factor V Leiden (The Basics)

P atient education: Patent foramen ovale (The Basics)

P atient education: Superficial vein phlebitis and thrombosis (The Basics) P atient education: Vein ablation (The Basics)

Nâng cao - Nâng cao là phần giáo dục bệnh nhân dài hơn và chi tiết hơn. Những bài viết này tốt nhất cho những bệnh nhân muốn có thông tin chuyên sâu và thoải mái với một số thuật ngữ y khoa.

P atient education: Pulmonary embolism (Beyond the Basics)

P atient education: The nephrotic syndrome (Beyond the Basics)

P atient education: The antiphospholipid syndrome (Beyond the Basics) P atient education: Warfarin (Coumadin) (Beyond the Basics)

Thông tin cấp độ chuyên nghiệp - Các bài báo cấp độ chuyên nghiệp được thiết kế để giúp cho các bác sĩ và các chuyên gia y tế cập nhật những phát hiện y khoa mới nhất. Những bài viết này được chuẩn bị kỹ lưỡng, dài và phức tạp, và chúng chứa nhiều tài liệu tham khảo từ các nguồn nghiên cứu. Các bài báo ở cấp độ chuyên nghiệp tốt nhất cho những người thoải mái với nhiều thuật ngữ y khoa và những người muốn đọc các tài liệu tương tự mà bác sĩ của họ đang đọc.

U se of anticoagulants during pregnancy and postpartum

D eep vein thrombosis in pregnancy: Epidemiology, pathogenesis, and diagnosis D eep vein thrombosis and pulmonary embolism in pregnancy: Prevention

D eep vein thrombosis and pulmonary embolism in pregnancy: Treatment

C linical presentation and diagnosis of the nonpregnant adult with suspected deep vein thrombosiso f the lower extremity

C erebral venous thrombosis: Etiology, clinical features, and diagnosis

E valuating adult patients with established venous thromboembolism for acquired and inherited riskf actors

A pproach to thrombolytic (fibrinolytic) therapy in acute pulmonary embolism: Patient selection anda dministration

R isk and prevention of venous thromboembolism in adults with cancer P lacement of vena cava filters and their complications

P revention of venous thromboembolism in adult orthopedic surgical patients P erioperative management of patients receiving anticoagulants

O verview of the causes of venous thrombosis

P revention of venous thromboembolic disease in acutely ill hospitalized medical adults P revention of venous thromboembolic disease in adult nonorthopedic surgical patients H eparin and LMW heparin: Dosing and adverse effects

W arfarin and other VKAs: Dosing and adverse effects

O verview of the treatment of lower extremity deep vein thrombosis (DVT) A ntithrombin deficiency

P rotein S deficiency P rotein C deficiency

F actor V Leiden and activated protein C resistance

P rothrombin G20210A

Các tổ chức sau đây cũng cung cấp thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

● Diễn đàn chống đông máu (www.acforum.org)

● Huyết khối Canada (www.thrombosiscanada.ca)

● Liên minh huyết khối quốc gia (www.stoptheclot.org/)

Tĩnh mạch sâu ở chân 

Ở những người bị huyết khối tĩnh mạch sâu, cục máu đông có thể hình thành  trong các tĩnh mạch sâu của chân (màu xanh).

Mẹo để tránh sưng cẳng chân và huyết khối tĩnh mạch sâu khi đi du lịch kéo dài. (Bảng 1)

Tất cả khách du lịch nên xem xét các đề xuất sau đây khi đi các chuyến bay dài hơn sáu đến tám giờ:

Đứng lên và đi bộ xung quanh mỗi một hoặc hai giờ

Mặc quần áo rộng, thoải mái

Gập và duỗi cổ chân và đầu gối thường xuyên, tránh bắt chéo chân, và thay đổi tư thế thường xuyên trong khi ngồi

Cân nhắc mang vớ ép cao đến đầu gối

Tránh dùng thuốc (ví dụ: thuốc an thần, thuốc ngủ) hoặc rượu, có thể làm giảm tỉnh táo và khả năng di chuyển của bạn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE