RUNG NHĨ LÀ GÌ? LIỆU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

RUNG NHĨ LÀ GÌ? LIỆU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

14/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

RUNG NHĨ LÀ GÌ? LIỆU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

KHÁI QUÁT

Rung nhĩ (còn gọi là AF) là sự bất thường trong hoạt động của tâm nhĩ tim. Đây là rối loạn nhịp nhanh thường gặp nhất, ảnh hưởng đến 2,3 triệu người trưởng thành tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi, thường gặp nhất ở các đối tượng trên 65 tuổi. Bệnh cũng thường gặp ở nam nhiều hơn nữ và phổ biến ở người da trắng hơn so với người da đen, Tây Ban Nha và châu Á.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng thảo luận về các triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các yếu tố nguy cơ liên quan đến rung nhĩ.

RUNG NHĨ LÀ GÌ?

Rung nhĩ là kết quả của sự bất thường trong quá trình phát xung điện ở các buồng tim phía trên (tâm nhĩ), khiến tâm nhĩ ở trạng thái rung chứ không co bóp đồng bộ và nhịp nhàng. Khi bị rung nhĩ, xung động điện hình thành rất nhanh, thường là 100 - 300 nhịp/phút, thậm chí 400 nhịp/phút và không đều. Kết quả là làm cho máu không lưu thông ra khỏi tim như bình thườn, máu ứ lại trong tâm nhĩ sẽ là điều kiện hình thành cục máu đông. Các cục máu đông làm tăng nguy cơ bị đột quỵ

Có hai loại rung nhĩ: 

  • Rung nhĩ cơn: Rung nhĩ kết thúc nhanh chóng hoặc tồn tại trong 7 ngày kể từ khi xảy ra. Các cơn rung nhĩ sau đó có thể xuất hiện trở lại với tần suất khác nhau. 

  • Rung nhĩ bền bỉ: Xuất hiện thường xuyên liên tục kéo dài trên 7 ngày. 

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân bị rung nhĩ cơn sau đó có thể tiến triển thành rung nhĩ bền bỉ.

NGUYÊN NHÂN GÂY RUNG NHĨ

Nguy cơ rung nhĩ tăng theo tuổi, và thường xảy ra ở những người bệnh tim hoặc có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Đa số bất kỳ loại bệnh tim nào cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc rung nhĩ, trong đó phổ biến nhất là:

  • Bệnh tim do tăng huyết áp

  • Nhồi máu cơ tim

  • Suy tim

  • Bệnh van tim (ví dụ như hở hay hẹp van hai lá)

  • Biến chứng phẫu thuật tim

Lối sống và các bệnh lý khác cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ rung nhĩ. Bao gồm:

  • Uống rượu và say rượu - Những người uống rượu có thể bị rung nhĩ thoáng qua. Đặc biệt là khi người bệnh uống một lượng lớn rượu vào các dịp như lễ tết hay cuối tuần. Còn được gọi là hội chứng trái tim ngày lễ (holiday heart syndrome)

  • Bệnh cường giáp – Rung nhĩ xảy ra ở khoảng 13 phần trăm bệnh nhân cường giáp. Xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng tuyến giáp được khuyến cáo ở bất cứ  ung nhĩ cũng sẽ được cải thiện. 

  • Thuốc – Một số loại thuốc có thể góp phần  tăng nguy cơ phát triển rung nhĩ. Ví dụ như theophylline, hay được sử dụng trong điều trị hen suyễn hoặc bệnh phổi mãn tính. 

  • Ngưng thở khi ngủ - Có một số bằng chứng cho thấy rung nhĩ có thể do nguyên nhân ngưng thở khi ngủ - một tình trạng mà một người ngừng thở trong một thời gian dài khi họ đang ngủ. Bệnh nhân bị rung nhĩ bị thừa cân hoặc có tiền sử ngáy hoặc buồn ngủ quá mức vào ban ngày nên được khảo sát giấc ngủ. Ở một số bệnh nhân, điều trị chứng ngưng thở khi ngủ có thể giúp loại bỏ rung nhĩ.

  • Bệnh phổi mãn tính, đặc biệt là khí phế thũng

  • Béo phì

  • Tiểu đường

  • Bệnh thận mãn

Một số  bệnh nhân mắc rung nhĩ nhưng không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Nếu các bệnh nhân này dưới 65 tuổi, không có yếu tố nguy cơ nào kể trên thì  nguy cơ đông máu và đột quỵ thấp hơn nhiều so với những người lớn tuổi hoặc các đối tượng đã biết nguyên nhân rõ ràng.

BIỂU HIỆN BỆNH

Một số bệnh nhân có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào nhưng cũng có nhưng bệnh nhân biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng thường gặp gồm:

  • Đánh trống ngực hoặc cảm giác nhịp tim không đều

  • Khó chịu vùng ngực

  • Chóng mặt

  • Khó thở nhẹ hoặc cảm thấy mệt khi vận động thể lực

Một số bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng nặng nề hơn như:

  • Khó thở

  • Khó thở khi gắng sức 

  • Ngất do giảm lượng máu đến não

  • Đau ngực

  • Thường xuyên mệt mỏi

Khó chịu ở ngực là hệ quả của việc  giảm lưu lượng máu đến cơ tim. Dạng đau ngực được gọi là "đau thắt ngực mà nguyên nhân là do sự gia tăng nhu cầu oxy  hoặc giảm cung cấp máu và oxy của tim (ví dụ, hẹp các mạch máu đến tim)

Nguy cơ đột quỵ — Một biến chứng nghiêm trọng liên quan đến rung nhĩ là đột quỵ, có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn . Khi cục máu đông hình thành trong tâm nhĩ trái sau đó vỡ ra, lưu thông trong tuần hoàn và trôi đến bất kì vị trí mạch máu nào, trong đó có các mạch máu nuôi não. Nếu chúng bị tắc, bệnh nhân có thể bị đột quỵ. Tương tự, các mạch máu ởmắt, thận, cột sống hoặc các động mạch quan trọng của cánh tay hoặc chân cũng có thể bị tắc với cơ chế tương tự  và có thể gây chết các cơ quan tương ứng. 

Nguy cơ đột quỵ tăng theo tuổi. Các yếu tố như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh động mạch vành (bao gồm cả đau tim trước đó), bệnh động mạch ngoại biên (PAD), suy tim và tiền căn đột quỵ hoặc thuyên tắc trước đó làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Lựa chọn loại thuốc nào phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân.  

Khi các triệu chứng của đột quỵ được giải quyết hoàn toàn trong vòng 24 giờ, thì tình  trạng đó được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). TIA làm tăng nguy cơ bị đột quỵ thực sự trong tương lai.

PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐOÁN

Rung nhĩ (AF) được chẩn đoán bằng điện tâm đồ (ECG hoặc EKG). Đôi khi, AF được chẩn đoán bằng bản ghi ECG 24 giờ - trong đó người bệnh phải đeo máy theo dõi hoạt động của tim trong một ngày. Các xét nghiệm khác như siêu âm tim  giúp hỗ trợ chẩn đoán và tìm các bệnh lí đi kèm như suy tim hay bệnh van tim. Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để sàng lọc các rối loạn tuyến giáp. Đôi khi, các nghiên cứu về giấc ngủ và các xét nghiệm chức năng phổi được sử dụng để tìm kiếm chứng ngưng thở khi ngủ hoặc bệnh lý về phổi. Đây là các yếu tố nguy cơ cuare rung nhĩ.


CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ

Một số phương pháp điều trị sau đây thường dùng cho bệnh nhân rung nhĩ:

Sốc điện — Sốc điện là là một phương pháp điều trị cho phép dập tắt, bình ổn nhanh chóng phần lớn các rối loạn nhịp tim. Sốc điện gây ra sự khử cực đối với tất cả các tế bào cơ tim đang bị kích thích, cắt đứt các vòng vào lại hoặc bất hoạt các ổ hoạt động ngoại vi bằng cách tái đồng bộ hoạt động điện học trong tế bào cơ tim. Nhịp xoang thường được thiết lập sau một khoảng ngừng điện học ngắn xuất hiện ngay sau khi sốc điện. Hiệu quả của sốc điện phụ thuộc vào điện thế khi sốc điện và sức kháng trở của tổ chức. Một số yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sức kháng trở nói trên đó là hình thái người bệnh, tình trạng phối, lồng ngực của bệnh nhân.

Một số người bệnh nhân rung nhĩ mới được chẩn đoán có thể phải sốc tim cấp cứu hoặc dùng thuốc để cải thiện nhịp tim, tùy từng trường hợp. Tuy nhiên, do nguy cơ đột quỵ bởi cục máu đông hình thành ở tâm nhĩ trái, nhiều bệnh nhân được khuyên nên trì hoãn việc điều trị tim mạch cho đến khi được điều trị bằng thuốc chống đông máu. Wafarin là thuốc thường được dùng nhất trong những trường hợp này. Thường bệnh nhân phải dùng thuốc ít nhất ba đến bốn tuần thì tình trạng mới ổn định. 

Siêu âm tim qua thực quản — Siêu âm tim qua thực quản (TTE)  là phương pháp siêu âm bằng cách đưa đầu dò qua đường miệng vào thực quản để thực hiện siêu âm, nhằm phát hiện nhiều bệnh lý của tim. Thủ thuật này giúp bác sĩ nhìn thấy tâm nhĩ trái và cục máu đông. Nếu không thấy cục máu đông, có thể tiến hành điều trị tim mạch ngay mà không cần ba đến bốn tuần để xử lý chống đông máu trước đó.

Mặc dù TEE có thể tránh được điều ttrij chống đông máu trước đó nhưng bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc chống đông máu tại thời điểm điều trị tim mạch. Các thuốc thường dùng là warfarin hoặc heparin tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.

Mặc dù vẫn có nguy cơ tim mạch có thể dẫn đến đột quỵ ngay cả khi không nhìn thấy cục máu đông trên TEE, nhưng xác suất xảy ra là rất thấp.  

Điều trị dài hạn — Đối với những người mắc rung nhĩ mãn, có hai lựa chọn điều trị dài hạn: kiểm soát nhịp và kiểm soát tần số rung.

Kiểm soát nhịp tim — Kiểm soát nhịp  là chuyển nhịp xoang (bằng sốc điện và/hoặc thuốc chống loạn nhịp) và duy trì nhịp xoang bằng thuốc chống loạn nhịp. Các thuốc chống loạn nhịp có thể dùng gồm thuốc nhóm Ic (flecainide, propafenone) hoặc nhóm III (amiodarone, sotalol, dofetilide, ibutilide). Sau một năm, chỉ 20 đến 30 phần tram bệnh nhân vẫn còn duy trì được nhịp xoang mà không cần điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp. Nếu dùng thêm một loại thuốc chống loạn nhịp tỉ lệ này có thể được tăng lên đến 50 phần trăm hoặc nhiều hơn.

Kiểm soát nhịp giúp cải thiện chức năng tim và giảm các triệu chứng. Những  bệnh nhân có nhịp về bình thường có thể ngừng dùng thuốc chống đông máu. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu kiểm soát nhịp không thể loại bỏ rung nhĩ mà chỉ giúp giảm tần số  thì bệnh nhân vẫn phải thuốc chống loạn nhịp và chống đông máu suốt đời

Nhược điểm của kiểm soát nhịp là tỷ lệ tái phát rung nhĩ cao và các tác dụng phụ liên quan đến thuốc chống loạn nhịp tim, bao gồm cả sự phát triển các rối loạn nhịp mới. Tuy nhiên các tác dụng phụ này ít ảnh hưởng đến khả năng sống còn của người bệnh. 

Kiểm soát tần số — Kiểm soát là đưa nhịp tim về gần với trị số bình thường.

Bệnh nhân sẽ dùng một loại thuốc (thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, hoặc ít phổ biến hơn là digoxin) để làm chậm sự dẫn điện từ buồng tim trên (tâm nhĩ) đến buồng dưới (tâm thất) nhằm giữ nhịp tim trong phạm vi bình thường. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần điều trị bằng thuốc chống đông máu, vì có nguy cơ hình thành cục máu đông và đột quỵ .

Nhược điểm chính của chiến lược kiểm soát tần số là đôi khi khó kiểm soát hoàn toàn tần số nhịp và mất hoàn hoàn các triệu chứng. 

Chọn lựa phương pháp — Có thể chọn lựa giữa kiểm soát nhịp tim và kiểm soát tần số, cùng với chống đông máu để ngăn ngừa cục máu đông sẽ phù hợp để điều trị lâu dài đối với bệnh nhân rung nhĩ. 

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc — Có nhiều cách khác để kiểm soát nhịp tim và tấn số mà không cần dùng thuốc như đốt điện bằng sóng cao tầ, sử dụng máy tạo nhịp tim và một số thủ tục phẫu thuật khác.

Đốt điện bằng sóng cao tần — là phương pháp hủy mô bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số  nằm trong khoảng sóng âm thanh (radio, 200 – 1.200MHz). Dòng điện từ máy được truyền vào mô cơ thể qua một điện cực dạng kim (needle electrode), dòng sóng âm thanh được truyền vào đầu kim và sinh nhiệt. Nhiệt do ma sát làm khô mô xung quanh dẫn đến làm mất nước trong tế bào và hoại tử đông phần mô cần hủy. 

Càng ngày, liệu pháp này càng là lựa chọn ưu tiên cho những bệnh nhân trẻ bị rung nhĩ  không muốn dùng thuốc dài hạn và ở các bệnh nhân tái phát rung nhĩ. 

Máy tạo nhịp tim — Máy tạo nhịp tim là thiết bị điện tử kích thích tim bằng các xung điện để duy trì hoặc khôi phục nhịp tim bình thường. Một số bệnh nhân rung nhĩ có những giai đoạn nhịp tim chậm (gọi là "hội chứng nhịp tim nhanh - nhịp tim chậm"). Trong một số trường hợp, cần có máy tạo nhịp tim. Đốt điện bằng sóng cao tần có thể kết hợp với cấy máy tạo nhịp ở những bệnh nhân rung nhĩ không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

ĐIỀU TRỊ PHÒNG NGỪA CỤC MÁU ĐÔNG

Rung tâm nhĩ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim, có thể dẫn đến đột quỵ. Do vậy, bệnh nhân cần điều trị để giảm nguy cơ phát triển cục máu đông. 

Thuốc chống đông máu — Thuốc chống đông máu ("chất làm loãng máu") là phương pháp điều trị hiệu quả nhất để ngăn ngừa cục máu đông ở những người có nguy cơ đột quỵ cao. Uống thuốc chống đông máu có thể làm giảm nguy cơ bị đột quỵ khoảng 50 đến 70 phần trăm.

Warfarin là một thuốc chống đông máu đã được sử dụng trong nhiều năm, nhưng lại làm tăng nguy cơ chảy máu. Nghiêm trọng nhất là chảy máu não.

Tuy nhiên, lợi ích của việc ngăn ngừa đột quỵ lớn hơn nguy cơ chảy máu nhỏ trong não trong hầu hết các trường hợp. Nếu dùng warfarin, bẹnh nhân sẽ cần theo dõi cẩn thận bằng các xét nghiệm máu định kỳ (đôi khi thường xuyên như hàng tuần, đặc biệt là khi mới bắt đầu dùng thuốc) để chắc chắn rằng bệnh nhân đang dùng đúng liều warfarin. 

Dabigatran (tên thương mại: Pradaxa), apixaban (tên thương mại: Eliquis), edoxaban (tên thương mại: Savaysa, Lixiana), và Rivaroxaban (tên thương mại: Xarelto) là những thuốc chống đông máu mới hơn và hiệu quả.

Thiết bị cơ học hỗ trợ — Nếu bệnh nhân không thể dùng thuốc chống đông máu để ngăn ngừa đột quỵ vì nguy cơ chảy máu trong khi dùng các loại thuốc này là rất cao. Thì sẽ được đặt một thiết bị cơ học nhỏ ở khoang trên bên trái của tim để ngăn ngừa cục máu đông rời khỏi tim.

Cấu tạo tim bình thường.

Kết quả hình ảnh cho cấu tạo tim người

Trái tim có bốn phần chính, hay còn gọi là "buồng tim." Hai buồng trên cùng được gọi là tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái. Hai buồng dưới cùng được gọi là tâm thất phải và trái. Mỗi buồng này có một van giữ cho máu chảy theo một hướng. Khi tim hoạt động bình thường, máu đi vào từ cơ thể qua tâm nhĩ phải và vào tâm thất phải. Từ đó nó đi đến phổi, nơi nó lấy oxy. Sau đó máu quay trở lại qua tâm nhĩ trái, vào tâm thất trái và quay trở lại cơ thể thông qua một mạch máu gọi là động mạch chủ. Động mạch chủ xuất hiện màu đỏ. Nếu một van không hoạt động đúng, nó sẽ cho phép máu chảy ngược về hướng sai hoặc không để cho máu chảy đủ về phía trước.

TAGS: HDCACRE, RUNG NHĨ

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE