NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA SỎI THẬN GIÚP BẠN SỚM NHẬN BIẾT.

NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA SỎI THẬN GIÚP BẠN SỚM NHẬN BIẾT.

13/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA SỎI THẬN GIÚP BẠN SỚM NHẬN BIẾT.

SỎI THẬN Ở NGƯỜI LỚN.

Cứ 11 người thì có 1 người mắc sỏi thận, 19% nam và 9% ở nữ trước 70 tuổi. May thay, hầu hết các loại sỏi thận có thể điều trị được và sau đó bệnh nhân vẫn có những cách giúp phòng sỏi tái phát. 

Một bài viết chi tiết về sỏi thận ở trẻ em nếu bạn đọc quan tâm xem thêm tại: 

SỎI THẬN ĐƯỢC HÌNH THÀNH KHI NÀO

Sỏi thận có thể hình thành khi nhiều chất như canxium, oxalate, cystine hay acid uric tồn tại với nồng độ cao trong nước tiểu. Tuy nhiên, không hẳn cứ lượng lớn những chất này là gây sỏi thận, sỏi thận có thể hình thành kể cả khi hàm lượng những chất này ở mức bình thường nhưng lượng nước tiểu ít nghĩa là bạn đọc nhịn tiểu và uống ít nước đó. Những chất này kết tụ tạo thành các tinh thể, bám vào thận và lớn dần lên về kích thước. Sau đó, sỏi sẽ di chuyển ra ngoài theo đường niệu và đi ra khỏi cơ thể theo nước tiểu. Một viên sỏi có thể bị mắc kẹt và làm tắc nghẽn đường tiểu gây đau. Sỏi lớn không tự đi ra ngoài và đôi khi phải cần đến một phương pháp phẫu thuật xâm lấn để loại bỏ nó. 

YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA SỎI THẬN

Bệnh nền hiện tại, chế độ ăn và thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ sỏi thận

TRIỆU CHỨNG CỦA SỎI THẬN

Đau— Đau là triệu chứng thường gặp nhất khi mắc sỏi thận, cơn đau thường xảy ra khi có tắc nghẽn, làm cho nước tiểu không thể chảy dễ dàng từ thận xuống bàng quang. Cơ đau có thể từ nhẹ đến nặng, nếu mức độ nặng thì cần đến sự can thiệp của các bác sĩ. Thường xảy ra đau cơn trên nền âm ỉ, cơn đau đột ngột dữ dội rồi giảm bớt, kiểu hình của cơn đau thường gọi là cơn đau quặn thận, kéo dài 20-60 phút, xảy ra khi nằm nghiêng một ên, giữa xương sườn và hông, hoặc phần dưới bụng, thường lan xuống bẹn.

Tiểu máu — Hầu hết bệnh nhân sỏi thận sẽ có hiện tượng tiểu máu, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ, và máu có thể được tìm thấy qua que nhúng hay soi nước tiểu.

Tiểu sỏi — Bệnh nhân có thể tiểu soi hoặc tiểu cát, nguyên nhân là do có sỏi nhỏ trong nước tiểu.

Triệu chứng khác — Những triệu chứng khác có thể gặp là nôn ói, đau khi đi tiểu và tiểu gấp.

Sỏi thận không triệu chứng — Nhiều bệnh nhân sỏi thận có thể không có triệu chứng và không gây tắc nghẽn. Những viên sỏi thường được phát hiện nhờ vào hình ảnh học (như siêu âm, x quang, CT scan). Sỏi có thể tồn tại trong thận trong nhiều năm mà không gây triệu chứng.

CHẨN ĐOÁN SỎI THẬN

Sỏi thận thường được chẩn đoán dựa vào triệu chứng, khám lâm sàng và hình ảnh học.

CT scan — CT scan giúp xem xét cấu trúc của cơ thể qua không quan 3 chiều. Một CT không cản quang thường được bác sĩ đề nghị nếu nghi ngờ sỏi thận  bởi vì phương tiện hình ảnh học này cho hình ảnh tốt nhất để phát hiện sỏi thận. CT scan liều thấp thường ít ăn tia hơn. Vì vậy, bác sĩ thường hạn chế cho bệnh nhân chụp CT scan để giúp bệnh nhận ít tiếp xúc với chất phóng xạ hơn.

Siêu âm— Siêu âm được sử dụng để phát hiện sỏi thận, mặc dù sỏi nhỏ hay sỏi trong niệu quản (ống nối thận với bàng quang) có thể bị bỏ sót. Tuy nhiên, siêu âm là phương tiện hình ảnh học vô cùng hữu ích, tránh được tia xạ, có thể dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em.

ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN

Sỏi thận gây ra tắc nghẽn cần được điều trị tùy vào vị trí của sỏi và kích thước của sỏi, cũng như tình trạng đau của bệnh nhân và khả năng thải nước tiểu. Nếu sỏi có thể đi ra theo nước tiểu, cơn đau có thể chịu được và nếu bệnh nhân có thể ăn uống được, bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà.

Nếu bạn đau nhiều hay nôn ói, bạn cần được điều trị với loại thuốc giảm đau mạnh hơn bằng đường tiêm nên cần phải nhập viện. Ngoài ra, bệnh nhân sỏi thận có sốt kèm theo cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh nhiễm trùng huyết, có thể đe dọa đến tính mạng.

Điều trị tại nhà— Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau không kê toa cho đến khi viên sỏi theo nước tiểu ra ngoài.

Bệnh nhân có thể được yêu cầu lọc nước tiểu để lấy lại viên sỏi thận, sau đó đem đi phân tích trong phòng xét nghiệm để biết được thành phần của sỏi. Biết về loại sỏi bệnh nhân mắc phải sẽ giúp lên kế hoạch điều trị và ngăn ngừa sỏi tái phát trong tương lai.

Nếu sỏi không tự ra ngoài — Những viên sỏi có kích thước lớn hơn 9-10 mm hiếm khi tự ra khỏi cơ thẻ mà thường cần  các phương pháp điều trị khác để làm vỡ những viên sỏi này và lấy nó ra. Vài viên sỏi nhỏ cũng không ra ngoài bằng đường tiểu, có nhiều phương pháp điều trị như:

Nội soi niệu quản — Nội soi niệu quản là phương pháp nội soi thường được sử dụng, phẫu thuật viên sẽ dùng một ống nội soi nhỏ, đi qua niệu đạo và bàng quang, vào trong niệu quản và thận, phương pháp này cho phép bác sĩ niệu học có thể thấy được sỏi và loại bỏ nó, hoặc làm vỡ nó thành những mảnh nhỏ hơn để có thể tự ra ngoài dễ dang. Nội soi niệu quản thường được dùng để loại bỏ những viên sỏi làm bế tắc đường tiểu và thỉnh thoảng là những viên sỏi nhỏ nằm trong thận.

Tán sỏi bằng sóng xung kích (SWL) — tán sỏi là một lựa chọn điều trị đối với những bệnh nhân mà sỏi không tự ra ngoài được, Phương pháp này thích hợp cho những viên sỏi có kích thước 1cm, hay nhỏ hơn 1 cm ở thận và niệu quả trên. Tán sỏi bằng sóng xung kích thì không hiệu quả đối với sỏi lớn. Tùy theo từng phương pháp soi niệu quản bệnh nhân cần gây mê và giảm đau trong suốt quá trình tán sỏi bằng sóng xung kích. 

Tán sỏi được thực hiện bằng sóng năng lượng cao tác động đến viên sỏi. Những sóng này đi xuyen qua da, và mô cơ thể, và tác động năng lượng vào bề mặt sỏi thận. Năng lượng này làm sỏi vỡ thành từng mảnh nhỏ và dễ dàng thải ra ngoài qua nước tiểu.

Tán sỏi qua da (PNL) — Thường dùng cho những viên sỏi lớn và phức tạp, hay những sỏi k tán được bằng sóng xung kích, có thể cần đến một phương pháp xâm lấn tối thiểu để loại bỏ sỏi. Trong phương pháp này, một công cụ nội soi nhỏ sẽ được xuyên qua da vào trong thận để loại bỏ sỏi.

Điều trị sỏi thận không triệu chứng — Nếu bạn có sỏi thận không triệu chứng, bạn có thể loại bỏ sỏi hoặc không loại bỏ sỏi cũng được. Quyết định tùy vào vị trí và kích thước của sỏi, cũng như khả năng điều trị nếu có triệu chứng. Nếu bạn không thể được điều trị ngay khi cần như bạn phải di chuyển thường xuyên thì bạn nên được loại bỏ sỏi để đề phòng trường hợp lên cơn đau mà không kịp trở tay. Bất kể quyết định điều trị hay không, bạn cần phải kiểm tra sức khỏe kĩ càng và đặc biệt là những yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận ở bạn.

PHÒNG NGỪA SỎI THẬN

Nếu bạn xuất hiện triệu chứng VD như cơn đau quặn thận, bạn nên có được làm xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại và chế độ ăn, đây là những thứ làm tăng nguy cơ sỏi thận cho bạn.

Nếu bạn đi tiểu và giữ lại sỏi thận, thì nên đưa đến phòng thí nghiệm và phân tích thành phần của viên sỏi này. Ngoài ra, bác sĩ của bạn nên xét nghiệm nước tiểu 24h cho bạn để xác định nhuengx nguy cơ tiềm ẩn  của bệnh sỏi thận.

Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên như sau:

  • Bạn sẽ được khuyên uống nhiều nước để làm giảm nguy cơ mắc sỏi. Mục tiêu là tăng lượng nước tiểu qua thận và làm giảm nồng độ các phân tử có thể tạo thành sỏi. Các chuyên gia khuyên nên uống nước sao cho lượng nước tiểu là 2 lít trên ngày

  • Bạn có thể được khuyên về việc thay đổi chế độ ăn, tùy vào từng loại sỏi mà bạn mắc phải và kết quả nước tiểu trong 24h của bạn.

  •  Bạn có thể được khuyên nên uống thuốc để loại bỏ nguy cơ mắc sỏi tái phát trong tương lai.

TÓM TẮT

  • Sỏi thận có thể hình thành kể cả khi hàm lượng các chất gây sỏi bình thường trong nước tiểu. Những chất này có thể tạo thành những tinh thể, những tinh thể này sẽ gắn vào thận và gia tăng về kích thước hình thành nên sỏi.

  • Cuối cùng, sỏi sẽ di chuyển qua đường tiểu và được thải qua nước tiểu hoặc sỏi sẽ ở lại trên đường tiểu làm tắc nghẽn dòng nước tiểu và gây đau. 

  • Bệnh nền và thói quen có thể ảnh hưởng đến nguy cơ hình thành sỏi thận, bao gồm tiền căn gia đình, chế độ ăn, bệnh nền, thuốc hiện tại và mất nước nước.

  • Triệu chứng thường gặp nhất của sỏi thận là đau, những triệu chứng khác bao gồm tiểu máu, tiểu sỏi, nôn ói, đau khi đi tiểu và tiểu gấp.

  • Nhiều bệnh nhân mắc sỏi thận không triệu chứng.

  •  Xét nghiệm thường cần để chẩn đoán sỏi thận, CT scan là xét nghiệm hình ảnh học phổ biến nhất.

  • Khi đi tiểu ra sỏi, điều trị bao gồm thuốc giảm đau, bổ sung dịch cơ thể để viên sỏi ra ngoài dễ dàng. Thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen có thể giúp ích. Nếu cơn đau không được kiểm soát, thuốc giảm đau mạnh hơn như (narcotic) có thể được kê đơn.

  • Sỏi nhỏ (nhỏ hơn 5mm) thường tự ra ngoài mà không cần điều trị, sỏi lớn (trên 9mm) thường khó mà tự ra ngoài theo đường tiểu. Những viên sỏi này không thể tự ra ngoài này cần được điều trị ở bệnh viện.

  • Những xét nghiệm cao cấp hơn có thể được đề nghị cho bệnh nhân bị sỏi thận rái phát hay sỏi lần đầu có yếu tố nguy cơ mắc sỏi thận tái phát. NHững xét nghiệm giúp xác định liệu có một tình trạng bệnh lý nào khác có thể gây ra sỏi thận cho bệnh nhân hay không. Thuốc cần được kê toa để ngăn ngừa sỏi thận tái phát. Uống nhiều nước và thay đổi chế độ ăn có thể giúp phòng ngừa sỏi thận trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1.  Pearle MS, Goldfarb DS, Assimos DG, et al. Medical management of kidney stones:  AUA guideline.  J Urol 2014;  192:316. 

  2.  Glowacki LS, Beecroft ML, Cook RJ, et al. The natural history of asymptomatic  urolithiasis. J  Urol 1992;  147:319. 

  3.  Curhan GC, Willett WC, Speizer FE, et al. Comparison of dietary calcium with  supplemental calcium and  other nutrients  as factors affecting the  risk for kidney stones in women.  Ann  Intern Med  1997; 126:497. 

  4.  Borghi L, Schianchi T, Meschi T, et al.  Comparison of two diets for the prevention of  recurrent stones  in idiopathic hypercalciuria.  N Engl J Med 2002; 346:77. 

  5.  Preminger GM, Tiselius HG, Assimos DG, et al. 2007 guideline for the management of  ureteral  calculi. J Urol  2007; 178:2418. 

  6.  Hollingsworth JM, Rogers MA, Kaufman SR, et al. Medical therapy to facilitate urinary  stone  passage: a  meta-analysis.  Lancet 2006; 368:1171. 

  7.  Auge BK,  Preminger GM. Update on shock wave lithotripsy technology.  Curr Opin Urol 2002; 12:287. 

  8.  Auge BK, Preminger GM. Surgical management of urolithiasis. Endocrinol Metab Clin  North Am 2002;  31:1065. 

Giải phẫu đường niệu

Nước tiểu được tạo ra từ thận, đi xuống bàng quang thông qua hai ống là niệu quản. Sau đó nước tiểu sẽ được đưa ra ngoài thông qua niệu đạo

Kết quả hình ảnh cho giải phẫu đường tiểu

Chế độ ăn và yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ sỏi thận

Chế độ ăn

Uống ít nước

Chế độ ăn ít canxi

Sử dụng thực phẩm chúc năng bổ sung canxi

Chế độ ăn nhiều đạm động vật

Chế độ ăn nhiều đường

Chế độ ăn ít  phytate (có trong bột mì, gạo, đậu, lúa mạch đen, lúa mạch)

Chế độ ăn nhiều Natri

Ăn nhiều rau bina

Bệnh lý y khoa 

Cường cận giáp nguyên phát

Gout

Đái tháo đường

Béo phì

Bệnh Crohn

Phẫu thuật nối dạ dày hay ruột non

TAGS: hdcare, SỎI THẬN

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE