TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ SỨC KHỎE
Mỗi cá nhân đang đi du lịch khắp thế giới nhiều hơn bao giờ hết. Du lịch quốc tế có thể mang tới nhiều trải nghiệm mới mẻ và kỉ niệm lâu dài. Không may là, du lịch có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe, với độ nặng từ nhẹ tới nguy hiểm tính mạng.
Các vấn đề sức khỏe liên quan tới du lịch bắt nguồn từ nhiều yếu tố, bao gồm phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng, sử dụng một số loại phương tiện di chuyển, và việc tham gia vào một số hoạt động, như lặn, đi bộ đường dài ở nơi có độ cao lớn. Các vấn đề về sức khỏe liên quan tới du lịch có thể xảy ra khi một vấn đề sức khỏe đã có trước đó nặng lên khi đi du lịch.
May mắn là, đa số vấn đề sức khỏe liên quan tới du lịch có thể được ngăn ngừa bằng việc lên kế hoạch trước khi đi du lịch, chủng ngừa, và các biện pháp phòng ngừa an toàn trong lúc đi du lịch. Nếu bạn đang lên kế hoạch đi du lịch nước ngoài, hỏi bác sĩ của bạn ít nhất một tháng trước khi đi. Bác sĩ có thể chủng ngừa cho bạn, thuốc khi đi du lịch, và lời khuyên về sức khỏe khi đi du lịch, hoặc hướng dẫn tới các bác sĩ chuyên về các vấn đề sức khỏe khi du lịch có thể cung cấp cho bạn vắc-xin, thuốc, và các thiết bị.
Tổng quan về các lời khuyên liên quan tới du lịch và sức khỏe được trình bày ở đây. Chủng ngừa khi đi du lịch được trình bày ở một bài riêng khác.
ĐÁNH GIÁ TRƯỚC KHI ĐI DU LỊCH
Những người có kế hoạch đi du lịch quốc tế nên đi tới bác sĩ và/hoặc các phòng khám chuyên về y học cho người du lịch. Tới khám bác sĩ sẽ cho bạn cơ hội thảo luận về các vấn đề đặc biệt khi đi du lịch. Các thông tin này cần thiết để hình thành những lời khuyên về y tế liên quan tới du lịch:
●Thời gian du lịch
●Đi du lịch vào mùa nào
●Đất nước và vùng lãnh thổ nào bạn sẽ tới
●Các hoạt động được lên kế hoạch trong khi du lịch
●Nơi ở trong quá trình đi du lịch (ví dụ, khách sạn hiện đại, nhà ở nông thôn, khu cắm trại)
Có một công cụ sẵn có thông qua Bệnh viện đa khoa cho phép bạn điền tuổi và nơi bạn sẽ đi du lịch, sau đó sẽ cung cấp cho bạn các lời khuyên bao gồm những thứ cần làm trước khi, trong khi, và sau khi bạn đi du lịch.
LỜI KHUYÊN VỀ Y KHOA LIÊN QUAN TỚI DU LỊCH
Khi bác sĩ đánh giá kế hoạch du lịch và tình trạng sức khỏe của bạn, họ có thể cung cấp các thông tin về nguy cơ sức khỏe bạn có thể gặp phải và có thể cho bạn lời khuyên để giảm thiểu những nguy cơ này.
Vắc-xin — Vắc-xin được khuyến cáo cho những chuyến du lịch được để cập chi tiết ở một chủ đề khác.
Dự phòng về thức ăn và nước uống — Nhiều bệnh nhiễm trùng có thể bị mắc phải bằng việc dùng thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn, bao gồm tiêu chảy nhiễm trùng (tiêu chảy ở khách du lịch), viêm gan A, thương hàn, và ít phổ biến hơn là bệnh trichinellosis.
Ở những khu vực mà tình trạng vệ sinh và vệ sinh cá nhân kém, thận trọng khi dùng thực phẩm và nước uống để giảm nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng. Sự thận trọng này có tác dụng nhất khi được áp dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
Nước từ vòi nhìn có vẻ an toàn để uống có thể mang mầm bệnh gây bệnh nhiễm trùng, nhưng đun sôi nước trong ba phút, sau đó để nguội, có thể tiêu diệt những mầm bệnh này. Có thể thay thế bằng các thiết bị hoặc chất hóa học có tính diệt khuẩn (ví dụ, viên i-ốt hoặc clo).
Khách du lịch có thể giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng bằng cách thực hiện những phương pháp dự phòng sau:
●Không uống hoặc đánh răng với nước từ vòi chưa đun sôi.
●Không uống đồ uống sử dụng đá làm từ nước vòi chưa đun sôi.
●Chỉ uống nước vòi khi đã đun sôi, các sản phẩm từ nước vòi đun sôi, bia, rượu, nước có ga.
●Thận trọng với nước đóng chai ở địa phương, bởi vì quá trình đóng chai và an toàn sản phẩm có thể không được đảm bảo. Các loại đồ uống khác có thể an toàn hơn.
Thức ăn có thể chứa những vi sinh vật gây bệnh nhiễm trùng. Giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng bằng cách thực hiện những biện pháp dự phòng sau:
●Không ăn trái cây chưa gọt vỏ.
●Không ăn rau sống.
●Không ăn hoặc uống sản phẩm từ sữa chưa được thanh trùng.
●Không ăn thịt, cá, sò ốc sống (bao gồm món ceviche)
Vết cắn côn trùng và ve — Ở một số vùng trên thế giới, côn trùng (muỗi, ruồi, bọ, rận) và động vật chân khớp (ve và mạt) có thể lây truyền một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, bao gồm sốt rét.
Trước khi tới đó, bạn nên mua thuốc chống côn trùng để mang theo. Loại tốt nhất là DEET, permethrin, và picaridin; các cửa hàng bán đồ thể thao và dã ngoại thường bán những sản phẩm này.
Bạn thể có giảm nguy cơ bị nhiễm trùng bằng cách thận trọng trong những vấn đề sau khi đi du lịch:
●Nếu có thể, tránh những nơi nhiều côn trùng và ve/mạt.
●Mặc quần áo bảo vệ, bao gồm áo dài tay và quần ống dài; nếu có thể, hãy tẩm quần áo với permethrin.
●Sử dụng thuốc chống côn trùng và ve /mạt chứa DEET hoặc picaridin.
●Ngủ mùng, giặt mùng bằng permethrin.
●Kiểm tra da của bạn thường xuyên, loại bỏ tất cả những côn trùng hoặc ve/mạt bám lên.
●Nếu có thể, giảm thời gian ở ngoài trời khi trời tối.
Ngăn ngừa sốt rét — Sốt rét là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng lây bởi vết cắn của muỗi mang kí sinh trùng sốt rét. Những khuyến cáo ở trên có thể làm giảm nguy cơ bị muỗi cắn. Thuốc chống sốt rét cũng được khuyến cáo cho những người đi tới vùng dịch tễ của bệnh. Các loại thuốc này nên được dùng chính xác như đã kê đơn, bắt đầu trước khi du lịch tới vùng dịch tễ và tiếp tục đó thể tới bốn tuần sau khi rời đi. Liều dùng và cách dùng phụ thuộc vào loại thuốc được sử dụng.
Các vi sinh vật gây ra bệnh nhiễm trùng — Nước mặt thoáng, đất, cát có thể chứa những loại vi sinh vật gây ra bệnh nhiễm trùng.
Ở những quốc gia nơi bệnh schistosomiasis (bệnh nhiễm trùng do kí sinh trùng sống trong nước) phổ biến, khách du lịch nên tránh đi bơi trong nước sông hồ. Thậm chí phơi nhiễm ngắn với nước bị nhiễm kí sinh trùng (ví dụ như chèo xuồng) cũng có thể gây bệnh. Ngược lại, bơi trong nước mặn hoặc nước đã được clo hóa ở những quốc gia này thì an toàn.
Khi bạn đi du lịch, không đi chân trần trên đất hoặc cát có khả năng chứa phân chó hoặc người, có thể khiến bạn bị nhiễm giun móc hoặc giun lươn (các loại giun có thể xuyên qua da và gây ngứa, các triệu chứng về dạ dày, và các vấn đề khác).
Bệnh lây qua đường tình dục — Các nghiên cứu về hành vi của khách du lịch chỉ ra rằng nhiều người có ham muốn tình dục hơn khi đi du lịch. Virus viêm gan B và HIV (virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải AIDS) cũng như các bệnh nhiễm trùng phổ biến khác như lậu, chlamydia, và giang mai, tất cả có thể lây truyền qua đường tình dục và thường phổ biến ở các nước đang phát triển.
Tránh quan hệ tình dục giúp loại bỏ nguy cơ bị mắc những bệnh lây qua đường tình dục khi đi du lịch. Sử dụng các biện pháp bảo vệ, như bao cao su hoặc màng, làm giảm nguy cơ bệnh truyền nhiễm, nhưng không loại trừ hoàn toàn nguy cơ.
Các loại thuốc cá nhân — Các loại thuốc có ở Mỹ có thể không có ở các nước khác. Vì vậy, khách du lịch có chỉ định dùng thuốc thường xuyên nên mang theo đủ thuốc trong quá trình đi du lịch. Thuốc nên được để trong hành lý cầm tay hơn là trong vali để tránh mất mát. Những người cần dùng thuốc qua đường tiêm nên mang theo ống tiêm kèm theo giấy của bác sĩ có chỉ định dùng ống tiêm cho thuốc.
Tránh bị tai nạn — Tai nạn, đặc biệt là tai nạn xe máy, xảy ra ở khoảng 25% số người tử vong ở khách du lịch Mỹ. Nguy cơ tai nạn, chấn thương, và tử vong có thể được giảm thiểu nhờ tuân thủ những khuyến cáo sau:
●Tránh chạy xe buổi tối, giúp tránh va chạm với những tài xế dùng rượu bia.
●Làm quen với tình trạng giao thông ở địa phương.
●Sử dụng đai an toàn.
●Tránh sử dụng đồ uống có cồn trước khi lái xe.
●Nếu sử dụng xe gắn máy, đeo mũ bảo hiểm và cẩn trọng tối đa.
Xét nghiệm lao — Khách du lịch lên kế hoạch tới những vùng dịch tễ bệnh lao có thể được tư vấn xét nghiệm lao trước và sau khi đi.
Bất kì ai phơi nhiễm hoặc nhiễm lao cần điều trị nếu xét nghiệm dương tính. Nguy cơ cao hơn ở chuyên y tế so với khách du lịch. Nguy cơ phơi nhiễm lao có thể được giảm thiểu bằng cách tránh tiếp xúc với người đang ho hoặc hắt hơi, mặc dù đôi khi không thể tránh khỏi.
LỜI KHUYÊN VỀ PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
Các vấn đề sức khỏe liên quan tới đi lại có liên quan tới loại phương tiện di chuyển trong khi đi du lịch.
Tàu — Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh Hoa Kì (CDC) kiểm tra tất cả các tàu cập bến ở Mỹ. Điều này đảm bảo rằng các con tàu đáp ứng các hướng dẫn về vệ sinh nghiêm ngặt. Thông tin về hồ sơ về một số tàu cụ thể có thể được lấy từ các đại lý du lịch, sở y tế nhà nước.
Máy bay — Đi bằng máy bay có thể kèm theo nhiều vấn đề sức khỏe.
Môi trường thiếu oxy — Máy bay bay ở độ cao thấp có thể không tăng áp suất trong cabin. Máy bay phản lực bay ở độ cao lớn có làm tăng áp lực trong cabin, mặc dù áp lực thấp hơn ở dưới mặt đất. Trong hai điều kiện này, không khí trong cabin chứa ít oxy hơn không khí trên mặt đất, làm giảm lượng oxy trong máu.
Hô hấp trong môi trường oxy thấp có thể dẫn tới các vấn đề ở những người có bệnh y khoa, bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và một số bệnh tim mạch. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, và có thể phải dùng oxy bổ sung.
Môi trường oxy thấp có thể là một vấn đề khiến cho những người đã bị đau tim. Những người này có thể bay về nước hai hoặc ba tuần sau khi bị đau tim, miễn là có nhân viên y tế theo cùng.
Triệu chứng về tai và xoang — Thay đổi áp suất không khí trong khi bay có thể dẫn tới những triệu chứng về tai và xoang, đặc biệt là những người bị nhiễm trùng hô hấp trên. Những triệu chứng này bao gồm giảm thính giác và đau ở tai hoặc các xoang.
Máu đông — Ngồi lâu khi đi máy bay có thể làm máu ứ trệ ở chân, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân, đặc biệt là ở những người có bệnh về tĩnh mạch hoặc đông máu. Những người bị các vấn đề này có thể cần được tư vấn sử dụng một số loại thuốc, duỗi chân thường xuyên, và/hoặc đeo băng ép cho những chuyến bay dài để giảm thiểu nguy cơ hình hành huyết khối.
Tất cả các khách du lịch nên cân nhắc những khuyến cáo dưới đây cho những chuyến bay dài hơn sáu tới tám giờ .
BẢNG 1: Lời khuyên để tránh sưng phù chân và huyết khối tĩnh mạch sâu khi đi du lịch kéo dài
Tất cả các khách du lịch nên cân nhắc những khuyến cáo dưới đây cho những chuyến bay dài hơn sáu tới tám giờ |
|
|
|
|
|
Say tàu xe — Những người bị say tàu xe có thể uống thuốc trước khi bay (hoặc trước khi đi thuyền) để ngăn ngừa. Những thuốc không cần kê đơn hiệu quả với đa số mọi người; bác sĩ có thể kê đơn những thuốc có tác dụng mạnh hơn nếu cần thiết.
Mệt mỏi do lệch múi giờ — Khách du lịch đi qua nhiều múi giờ có thể bị mệt mỏi do lệch múi lờ. Nhìn chung, thời gian hồi phục nhiều hơn ở những khách đi từ tây sang đông hơn là từ đông sang tây. Những khách đi qua trên năm múi giờ có thể dùng melatonin, đặc biệt nếu họ đã bị tình trạng này trước đây. Thuốc cũng có thể dùng cho những người đi du lịch lần đầu, nếu cảm giác mệt mỏi ảnh hưởng tới công việc hoặc các hoạt động vui chơi. Những khách du lịch đi qua hai tới bốn múi giờ cũng có thể sử dụng melatonin.
Liều khuyến cáo của melatonin làm 2 tới 3 mg khoảng 30 phút trước khi đi ngủ vào ngày khởi hành và có thể dùng tới bốn ngày sau chuyến đi; liều 0,5 mg ít có tác dụng trong giấc ngủ nhưng có thể giúp người dùng thích nghi với múi giờ mới. Liều thử dùng tại nhà trước khi du lịch có thể giúp xác định liều nào là thích hợp. Tránh sử dụng rượu kèm với melatonin.
DU LỊCH VỚI CÁC VẤN ĐỀ Y KHOA
Cần chú ý hơn tới các đối tượng như phụ nữ có thai, người bị HIV, và người bị tiểu đường. Thông tin cho các đối tượng này khi du lịch.
Phụ nữ có thai — Đa số phụ nữ có thai có thể đi du lịch an toàn, mặc dù loại hình du lịch và các mối nguy hại cho sức khỏe nên được cân nhắc ở những đối tượng này. Đi máy bay không có tác động xấu nào tới thai phụ và thai nhi. Thai phụ có thai kì có biến chứng trong quá khứ (sinh non, sảy thai, tăng huyết áp, hoặc các vấn đề khác) nên tránh những chuyến du lịch lớn trong thai kì hiện tại. Thêm vào đó, phụ nữ có thai cần nắm rõ những khuyến cáo tránh hình thành huyết khối, do thai kì làm tăng nguy cơ bị huyết khối.
Phụ nữ có thai có thể không được dùng một số vắc-xin và kháng sinh nhất định. Phụ nữ có thai đi tới vùng dịch tễ sốt rét cần hiểu rằng sốt rét làm tăng nguy cơ biến chứng cho thai phụ và thai nhi nếu mắc phải. Không phải tất cả các loại thuốc sốt rét đều được nghiên cứu về tính an toàn cho thai kì. Các chuyên gia sẽ tư vấn có nên đi tới vùng dịch tễ sốt rét hay không, độ an toàn củc các loại thuốc chống sốt rét, và nguy cơ mắc bệnh sốt rét trong thai kì nên dược xem xét trước khi đi du lịch.
Nhiễm HIV — Người nhiễm HIV có thể có một số vấn đề khi đi du lịch Nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người có thể gây ra một số vấn đề trong khi đi du lịch.
●Một số quốc gia có thể không cho phép người nhiễm HIV nhập cảnh; hãy kiếm tra lại với cơ quan lãnh sự khi lên kế hoạch du lịch. Ngoài ra, người nhiễm HIV nên tìm hiểu địa điểm các cơ sở y tế tại điểm đến.
●Người bị nhiễm HIV sẽ không thể được chủng ngừa một số vắc-xin. Du khách bị nhiễm HIV nên mang theo tất cả các loại thuốc cần thiết.
Đái tháo đường — Du khách mắc bệnh tiểu đường đang sử dụng insulin nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ về việc điều chỉnh thời gian dùng insulin nếu đi qua nhiều múi giờ.
Ống tiêm, dụng cụ xét nghiệm đường huyết và đồ ăn nhẹ nên được đóng gói trong túi mang theo và luôn có sẵn. Những người cần dùng ống tiêm nên mang theo ghi chú từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ, giải thích sự cần thiết của việc sử dụng chúng. Ngoài ra, người đó nên đeo vòng cổ hoặc vòng đeo tay liệt kê tình trạng y tế của họ và số điện thoại để xác định thêm thông tin liên lạc khẩn cấp.
CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẶC BIỆT
Một vài hoạt động có khuyến cáo cụ thể để đảm bảo an toàn cho khách du lịch trong và sau khi tham gia.
Lặn biển — Những người lặn biển khi đi du lịch cần đợi 12 tới 48 giờ (tùy thuộc vào thời gian lặn) trước khi lên máy bay. Biện pháp rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh khí ép.
Tiếp xúc với độ cao — Các cá nhân đi du lịch đến miền núi hoặc các khu vực có độ cao nên hỏi bác sĩ về việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh do độ cao. Những bệnh này bao gồm say núi, phù phổi do độ cao và phù não do độ cao.
Du lịch hoang dã - Các cá nhân có kế hoạch đi đến vùng sâu vùng xa thiếu các cơ sở y tế nên thảo luận các biện pháp phòng ngừa với bác sĩ, đặc biệt là nếu họ sẽ phải chịu khí hậu khắc nghiệt hoặc căng thẳng liên quan đến vận động (ví dụ: leo núi hoặc đi xe đạp đường dài).
DU LỊCH TRỞ VỀ
Bất cứ ai có các triệu chứng sốt, tiêu chảy hoặc phát ban sau khi du lịch quốc tế trở về nên tới khám bác sĩ ngay lập tức