NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN BỆNH THUYÊN TẮC PHỔI.

NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN BỆNH THUYÊN TẮC PHỔI.

17/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN BỆNH THUYÊN TẮC PHỔI.

 

TỔNG QUAN VỀ THUYÊN TẮC PHỔI.

Máu lưu thông qua phổi từ tim phải để lấy oxy và loại bỏ khí carbon dioxide (gọi là trao đổi khí). Máu sau đó lưu thông từ phổi trở về tim trái để được bơm ra phần còn lại của cơ thể. Tắc mạch phổi (pulmonary embolism - PE) là một cục máu đông lọt vào mạch máu trong phổi và ngăn chặn dòng lưu thông bình thường của máu trong vùng đó. Sự tắc nghẽn này gây trở ngại cho việc trao đổi khí. Tùy thuộc vào cục máu đông nhỏ hay to và số lượng các mạch máu có liên quan, mà mức độ ảnh hưởng đe dọa tính mạng khác nhau.

Thuyên tắc phổi là không phải là bệnh phổ biến nhưng có thể gây tử vong nếu không được xác định và điều trị kịp thời. Tại Hoa Kỳ, ước tính có hơn 50.000 người chết mỗi năm do PE. Nhận biết và điều trị PE sớm có thể làm giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và tử vong.

YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA THUYÊN TẮC PHỔI

Một số yếu tố sau đây có khả năng làm tăng nguy cơ bị thuyên tắc phổi. Bao gồm:

Phẫu thuật — Các phẫu thuật, đặc biệt là các phẫu thuật liên quan đến khớp háng, xương chậu hoặc đầu gối, làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông. Trong thời gian phục hồi, nếu bệnh nhân không vận động trong một khoảng thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. 

Thuốc và các vấn đề y tế — Một số bệnh lí và thuốc làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông:

  • Ung thư

  • Bất động lâu (ví dụ, do nhập viện, phục hồi sau chấn thương, nằm liệt giường hoặc tê liệt)

  • Tiền căn DVT hay PE trước đây

  • Lớn tuổi

  • Bép phì

  • Mang thai

  • Một số loại thuốc nguy cơ cục máu đông tăng thêm ở những người sử dụng một trong những loại thuốc này và cũng có các yếu tố nguy cơ khác. 

  • Hút thuốc lá

  • Có bệnh lí về thận, vd như hội chứng thận hư 

Nguyên nhân Di truyền — Huyết khối do nguyên  nhân di truyền có nghĩa là một số sai sót trong cơ chế di truyền làm cho máu đóng cục dễ dàng hơn bình thường. Các yếu tố khác nhau trong quá trình đông máu có thể liên quan đến tình trạng này.

Những người được chẩn đoán mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch đôi khi được tìm nguyên nhân di truyền. Ví dụ như yếu tố V Leiden; đột biến gen prothrombin; và sự thiếu hụt antithrombin, protein C hoặc protein S.

Huyết khối do nguyên nhân di truyền chẳng hạn như thiếu hụt antithrombin, protein C hoặc protein S, thường xuất hiện ở bệnh nhân trước tuổi 50 và những người không tìm được nguyên nhân rõ ràng khác (ví dụ: phẫu thuật). Các yếu tố khác, chẳng hạn như yếu tố V Leiden hoặc đột biến gen prothrombin, làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch ở tất cả các nhóm tuổi. Tuy nhiên, huyết khối không thường gặp ở tuổi thiếu niên.

Nếu một người được phát hiện có PE và không có yếu tố nguy cơ gần đây thì có thể là do nguyên nhân di truyền. Xác suất càng cao khi trong gia đình có tiền căn người từng mắc PE. 

Huyết khối mắc phải — Một số loại huyết khối không được di truyền, nhưng vẫn có thể làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông như:

  • Các rối loạn về máu ví dụ như bệnh đa hồng cầu hoặc tăng tiểu cầu.

  • Kháng thể kháng phospholipid (kháng thể trong máu có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu)

Các yếu tố làm tăng đông máu — Sự tăng của một hoặc nhiều yếu tố liên quan đến đông máu, chẳng hạn như yếu tố VIII, làm tăng nguy cơ đông máu.

BIỂU HIỆN BỆNH

Các dấu hiệu và triệu chứng của PE có thể khác nhau tùy người nhưng thường gặp nhất là các triệu chứng sau:

  • Khó thở, thở nhanh

  • Đau ngực, đặc biệt là đau nhói, cảm giác giống như dao đâm khi hít thở sâu

  • Ho hoặc ho ra máu

  • Tim đập nhanh

  • Chóng mặt, ngất

Bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện cùng với đau chân hoặc phù đều làm tăng khả năng mắc bệnh PE. Một số trường hợp bệnh nhân có thể bất tỉnh.

PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐOÁN

Nếu tiền căn, triệu chứng và khám thực thể gợi ý DVT, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm để chẩn đoán xác định. Các xét nghiệm gồm xét nghiệm máu gọi là D-dimer và chụp CT động mạch phổi. 

Bệnh nhân nghi ngờ PE cũng sẽ được xét nghiệm tìm huyết khối tĩnh mạch sâu. 

Xét nghiệm chẩn đoán

D-dimer — D-dimer là một chất trong máu và tăng ở những người có PE. D-dimer bất thường ở 95 phần trăm bệnh nhân mắc PE; một người có mức độ D-dimer bình thường không có nghãi là không bị thuyên tắc phổi. Do vậy, nếu xét nghiệm D-dimer âm tính thì bệnh nhân được cho là có nguy cơ PE thấp. Cộng thêm dựa vào tiền căn và triệu chứng, có thể loại trừ bệnh mà không cần làm thêm xét nghiệm.

CT scan— Chụp CT có cản quang giúp xác định được vị trí của cục máu đông dễ dàng. Xét nghiệm này không phù hợp với các bệnh nhân bị suy thận hay dị uwnngs với thuốc cản quang. Do đó, bệnh nhân có thể phải kiểm tra phản ứng với thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm.

Các xét nghiệm khác — Trong một số trường hợp (ví dụ: nếu không thể thực hiện CTPA vì một số lý do), có thể dùng các xét nghiệm khác như xạ hình thông khí tưới máu hay siêm âm Doppler tính mạch chi dưới. 

Xác định nguyên nhân gây bệnh — Sau khi xác nhận chẩn đoán rằng bệnh nhân PE, bác sĩ sẽ tiến hành tìm nguyên nhân gây bệnh. Trong nhiều trường hợp, có thể có những yếu tố nguy cơ rõ ràng như phẫu thuật gần đây hoặc bất động lâu dài. Nếu không có, bác sĩ sẽ kiểm tra nguyên nhân do yếu tố di truyền hoặc các bệnh lí làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch (như ung thư). 

Những người có một số bất thường mắc phải hoặc di truyền có thể  cần các biện pháp điều trị hoặc phòng ngừa bổ sung để giảm nguy cơ huyết khối khác. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng một số chuyên gia khuyên rằng các thành viên gia đình của một người mắc bệnh huyết khối do nguyên nhân di truyền cũng nên được kiểm tra tình trạng di truyền nếu thông tin này ảnh hưởng đến đời sống của họ. 

CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ

Mục tiêu chính của điều trị huyết khối tính mạch sâu (DVT) là ngăn ngừa thuyên tắc phổi (PE). Các mục tiêu điều trị khác bao gồm: ngăn ngừa cục máu đông tăng kích thước, ngăn ngừa cục máu đông mới hình thành và ngăn ngừa các biến chứng lâu dài.

Việc điều trị DVT và thuyên tắc phổi (PE) tương tự nhau. Nguyên tắc điều trị là chống đông máu. Các phương pháp điều trị khác như tan huyết khối hoặc đặt bộ lọc vào mạch máu chính (tĩnh mạch chủ dưới) được áp dụng tùy trường hợp.

Việc lựa chọn thuốc chống đông máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm ý kiến bệnh nhân khuyến nghị của bác sĩ dựa trên tình hình và sức khỏe tổng trạng của bệnh nhân cũng như cân nhắc chi phí.

Thời gian điều trị — Khuyến cáo nên dùng thuốc chống đông máu tối thiểu ba tháng ở bệnh nhân bị DVT

  • Nếu bệnh nhân có yếu tố nguy cơ có thể đảo ngược góp phần vào DVT chẳng hạn như chấn thương, phẫu thuật hoặc bất động trong thời gian dài, bệnh nhân có thể chỉ cần điều trị bằng thuốc chống đông chỉ trong ba tháng hoặc cho đến khi yếu tố nguy cơ được giải quyết.

  • Các chuyên gia đề nghị rằng  các bệnh nhân DVT không rõ nguyên nhân có thể sẽ phải điều trị suốt đời. Tuy nhiên việc đánh giá điều trị cần thực hiện thường xuyên để biết hiệu quả điều trị và bác sĩ có thể chỉnh liều phù hợp. Một số bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc chống đông máu, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, trong khi những người khác ngừng thuốc chống đông máu tại một số thời điểm, điều này có thể làm tăng nguy cơ huyết khối lặp lại.

  • Hầu hết các chuyên gia khuyên nên tiếp tục dùng chống đông máu suốt đời cho những bệnh nhân có hai hoặc nhiều đợt huyết khối tĩnh mạch hoặc có một yếu tố nguy cơ gây đông máu vẫn tồn tại, không thể điều trị đảo ngược(ví dụ, hội chứng antiphospholipid, ung thư).

Liệu pháp đánh tan huyết khối — Trong một số trường hợp đe dọa tính mạng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ dùng một loại thuốc tiêm tĩnh mạch làm tan cục máu đông. Liệu pháp này được dành riêng cho những người bị biến chứng nghiêm trọng liên quan đến DVT hoặc PE. Đáp ứng với điều trị tan huyết khối hiệu quả nhất thời gian giữa chẩn đoán DVT / PE và bắt đầu điều trị tan huyết khối càng ngắn. Tác dụng phụ của liệu pháp là nguy cơ chảy máu nhưng không đáng kể.

Bộ lọc tĩnh mạch chủ dưới (IVC)— Một màng lọc được đặt trong tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch lớn dẫn máu về tim) để ngăn chặn cục máu đông trôi về phổi. Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp chỉ sử dụng thuốc chống đông không điều trị hiệu quả thuyên tắc mạch phổi hoặc bệnh nhân không thể dùng thuốc chống đông do một vấn đề về sức khỏe nào khác; 

Tuy nhiên, bộ lọc IVC có thể được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị khác như chống đông máu, làm tan huyết khối hoặc cắt bỏ thuyên tắc khi những phương pháp này phù hợp.

Bộ lọc IVC cũng được khuyên dùng cho một số bệnh nhân bị PE tái phát mặc dù đã được chống đông hoặc những bệnh nhân dễ bị biến chứng đe dọa tính mạng nếu có một PE khác xảy ra.

Phẫu thuật loại bỏ huyết khối — Là phương pháp điều trị cuối cùng cho bệnh nhân thuyên tắc mạch phổi rất nặng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được phẫu thuật. Bên cạnh đó, bệnh nhân không thể sử dụng thuốc chống đông hoặc thuốc làm tan huyết khối do có nguy cơ chảy máu cao cũng có thể được đề nghị phẫu thuật loại bỏ huyết khối. Đây là phẫu thuật lớn, tiến hành bên trong lồng ngực, gần với tim và có xác suất nguy hiểm khá cao nên đòi hỏi cần phải thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm tại bệnh viện lớn

PHÒNG NGỪA THUYÊN TẮC PHỔI

Khi nhập viện — những bệnh nhân đang nhập viện để phẫu thuật (đặc biệt là phẫu thuật xương hoặc khớp và phẫu thuật ung thư) hoặc vì một căn bệnh nghiêm trọng, có thể được dùng thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ đông máu. Thuốc chống đông máu cũng có thể được dùng cho những phụ nữ có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch trong và sau khi mang thai. 

Ở những người nhập viện và có nguy cơ đông máu từ trung bình đến thấp, các biện pháp phòng ngừa khác có thể được sử dụng. Ví dụ, một số người được trang bị các thiết bị nén bơm hơi sau khi phẫu thuật. Các thiết bị này được đeo quanh chân trong và ngay sau khi phẫu thuật để cải thiện lưu thông và giúp ngăn ngừa cục máu đông. Một số trường hợp cũng có thể dùng vớ áp lực để đạt hiệu quả này. 

Trong mọi trường hợp, đi bộ càng sớm càng tốt sau phẫu thuật có thể làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và phù mãn tính ở 

Du lịch dài ngày — Du lịch kéo dài (ví dụ, đi máy bay dài hoặc đi ô tô) có thể làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông, mặc dù rủi ro là rất nhỏ. Có một vài lời khuyên có thể có ích trong trường hợp này (bảng 1). 

CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRÊN BỆNH NHÂN THUYÊN TẮC PHỔI

Nguy cơ hình thành cục máu đông — Những người đang điều trị PE có nguy cơ phát triển cục máu đông khác và gây đợt thuyên tắc phổi mới, mặc dù nguy cơ này nhỏ hơn đáng kể khi sử dụng thuốc chống đông máu. Theo dõi các triệu chứng như đau chân, sưng và / hoặc đỏ giúp bệnh nhân nhận biết để đến bệnh viện kịp thời

Các triệu chứng sau cũng là dấu hiệu báo hiệu rằng có thể cục máu đông ở chân đã vỡ ra và di chuyển đến phổi, gây ra tắc mạch phổi. 

  • Đột ngột đau ngực, khó thở

  • Nhịp tim nhanh, bất tỉnh

Thuyên tắc phổi có thể đe dọa tính mạng và cần phải can thiệp y tế ngay lập tức. Do đó nếu có các triệu chứng trên bạn nên gọi 115 hoặc đến bệnh viên ngay. 

Nguy cơ chảy máu — Thuốc chống đông máu như heparin và warfarin có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó nên tuân thủ điều trị theo hướng dẫn. Nếu bạn quên hoặc bỏ lỡ một liều, hãy gặ bác sĩ để tư vấn. Không nên cố gắng dùng thêm một liều hoặc tự thay đổi liều trừ khi có chỉ định từ bác sĩ điều trị.

Bạn có thể có khả năng bị chảy máu trong khi dùng thuốc chống đông máu. Chảy máu có thể xảy ra ở nhiều vị trí như mũi hoặc nướu, chảy máu kinh nguyệt quá nhiều ở phụ nữ, tiểu máu, đi cầu ra máu, chảy máu hoặc bầm tím quá mức trên da, hoặc c nôn ra máu. Trong một số trường hợp, có thể chỉ xuất huyết bên trong mà không biểu hiện ra bên ngoài nên người bệnh không nhận biết được. Chảy máu bên trong cơ thể có thể khiến người bệnh ngất xỉu, hoặc đau lưng, đau bụng. Những trường hợp như trên người bệnh cần đến bác sĩ ngay, đặc biệt là trong các trường hợp như vừa té ngã hay tại nạn.

Một số cách đơn giản sau có thể làm giảm nguy cơ chảy máu như:

  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm

  • Sử dụng dao cạo râu bằng điện thay vì cạo thủ công

  • Cẩn trọng khi sử dụng các vật sắc nhọn như dao, kéo,…

  • Tránh tham gia các hoạt động có khả năng gây thương tích

  • Sử dụng các thiết bị bảo vệ khi vận động (mũ bảo hiểm, nón,…)

Mẹo để tránh phù chân và hạn chế huyết khói tĩnh mạch sâu khi đi du lịch
Các mẹo này phù hợp với các hành khách có chuyeens bay kéo dài hơn 6 tiếng

Đứng dậy và đi lại xung quanh mỗi một đến hai giờ

Mặc quần áo rộng và thoải mái

Thường xuyên co duỗi chân, không ngồi bắt chéo chân và thay đổi tư thế ngồi thường xuyên

Có thể mang theo vớ áp lực

Không sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ hay đò uống có cồn, đảm bảo rằng mình luôn tỉnh táo để có thể đi bộ xung quanh thường xuyên

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE