NGUYÊN NHÂN GÌ GÂY RA BỆNH THẬN HƯ?

NGUYÊN NHÂN GÌ GÂY RA BỆNH THẬN HƯ?

14/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

NGUYÊN NHÂN GÌ GÂY RA BỆNH THẬN HƯ?

KHÁI QUÁT VỀ HỘI CHỨNG THẬN HƯ

Thuật ngữ "hội chứng thận hư" dùng để chỉ một nhóm các triệu chứng và kết quả xét nghiệm có thể xảy ra ở những người mắc bệnh về thận mà biểu hiện

● Hàm lượng protein (albumin) cao trong nước tiểu

● Hàm lượng protein (albumin) thấp trong máu

● Sưng (còn gọi là phù) ở mặt, chân hoặc mắt cá chân do sự tích tụ bất thường của các chất lỏng trong các mô, thường khiến bệnh nhân tăng cân.

Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ xem xét nguyên nhân, biểu hiện và điều trị hội chứng thận hư. 

NGUYÊN NHÂN CỦA HỘI CHỨNG THẬN HƯ

Hội chứng thận hư phát triển khi có tổn thương cầu thận, đây là cấu trúc của thận có chức năng lọc máu (hình 1). Khi cầu thận bị tổn thương,  các protein trong máu (như albumin) rò rỉ vào nước tiểu, kết quả là xuất hiện protein trong nước tiểu (hay còn gọi là protein niệu).

Đồng thời, nồng độ albumin trong máu sẽ giảm do mất protein qua nước tiểu. Kèm theo sự bất thường của chức năng thận dẫn đến tích tụ chất lỏng trong các mô gây hiện tượng phù.

Tại sao cầu thận lại bị tổn thương? - Nhiều rối loạn khác nhau có thể gây tổn thương cho cầu thận, dẫn đến hội chứng thận hư. Một số bệnh lí chỉ gây ảnh hưởng đến cầu thận nhưng cũng có những bệnh lý mang tính hệ thống và ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể, ví dụ như: đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống.

  • Ở trẻ em, nguyên nhân gây tổn tương cầu thận chủ yếu là do bệnh cầu thận sang thương tối thiểu

  • Ở người lớn, khoảng 30% người bệnh có bệnh đồng mắc như đái tháo đường hay lupus ban đỏ hệ thống, 70% phần còn lại do các nguyên nhân nguyên phát như: bệnh cầu thận sang thương tối thiểu, xơ chai cầu thận khu trú từng vùng, bệnh cầu thận tăng sinh màng.  

Bệnh cầu thận sang thương tối thiểu — Bệnh có thể gặp ở cả người ớn và trẻ em, tuy nhiên trẻ em gặp nhiều hơn. Quan sát mẫu mô thận trên kính hiển vi, có thể thấy cầu thận không bị tổn thương hoặc tổn thương nhẹ. Bệnh này có tiên lượng tốt. 

Xơ chai cầu thận khu trú từng vùng — Xơ cầu thận khu trú từng vùng (FSGS) là nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng thận hư ở người lớn. FSGS gây ra sang thương và xơ hóa cầu thận. Nguyên nhân của FSGS nguyên phát vẫn chưa rõ ràng,một số trường hợp (thường là ở trẻ em hoặc thanh niên) cho thấy đây là là kết quả của một khiếm khuyết di truyền, nhiễm trùng hoặc phản ứng độc hại với thuốc.

Bệnh cầu thận tăng sinh màng  — Bệnh cầu thận tăng sinh màng là tình trạng các thành của mạch máu cầu thận trở nên dày lên do sự tích tụ của các protein, gây ra hiện tượng "rò rỉ" protein ra nước tiểu. Cơ chế gây bệnh chưa rõ ràng tuy nhiên người ta tin rằng chúng liên quan đến cơ chế tự miễn của cơ thể. 

Đái tháo đường — Bệnh thận thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường có mức đường huyết cao và / hoặc huyết áp cao nhưng kiểm soát không tốt. Đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận giai đoạn cuối ở các nước phương Tây.

Lupus — Lupus là một bệnh lý mang tính hệ thống ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể trong đó có thận. Ở những bệnh nhân lupus nặng thường có biến chứng lên thận, gây ra hội chứng thận hư. 

BIỂU HIỆN

Các triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng thận hư gồm: phù, tăng cân, mệt mỏi, rối loạn đông máu và nhiễm trùng. Ở một số người, bệnh có thể tiến triển thành suy thận. Biểu hiện của tiểu protein là nước tiểu có bọt trắng sau khi bệnh nhân đi vệ sinh

Phù — Phù xảy ra ở những người mắc hội chứng thận hư thường thấy ở mi mắt, tăng lên khi thức dậy vào buổi sáng, giảm về chiều. Phù cũng xuất hiện ở bàn chân hoặc mắt cá chân sau khi ngồi hoặc đứng lâu 

Tăng cân — Tăng cân xảy ra ở những người bị phù. Thường cân nặng bệnh nhân tăng nhanh chóng, có thể là vài kí trong vòng vài ngày. Nếu bệnh nhân bị giảm cân thì thường không phải do hội chứng thận hư, lúc đó cần phải nghĩ đến nguyên nhân do một số bệnh lý khác như: suy dinh dưỡng, đái tháo đường kiểm soát kém, nhiễm virus mãn tính hoặc ung thư.

Suy thận — Nhiều bệnh nhân hội chứng thận hư có chức năng thận suy giảm dần nhưng không biểu hiện bất kì triệu chứng nào trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi chức năng thận tiếp tục xấu đi, các triệu chứng rõ ràng hơn, bao gồm khó thở, ốm yếu và dễ mệt mỏi (do thiếu máu) và chán ăn.

Lipid trong máu — Nồng độ lipid (cholesterol và / hoặc triglyceride) có thể tăng cao trong hội chứng thận hư. Nếu không điều trị, bệnh nhân sẽ  tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. 

Cục máu đông — Những người mắc hội chứng thận hư cũng có nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch hoặc động mạch. Các cục máu đông trong tĩnh mạch có thể đi đến phổi gây bít tắc các mạch máu ở phổi khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.  

Nhiễm trùng — Hội chứng thận hư nặng là yếu tố nguy cơ cao của  nhiễm trùng (đặc biệt là trẻ em có bệnh cầu thận sang thương tối thiểu), cơ chế bệnh chưa rõ ràng

CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?

Chẩn đoán được thiết lập dựa trên một số xét nghiệm như xét nghiệm máu và tổng phân tích nước tiểu. 

Tổng phân tích nước tiểu — Mục đích của xét nghiệm là định lượng lượng protein trong nước tiểu. 
 

Xét nghiệm máu — Xét nghiệm máu có thể được đề nghị để giúp xác định nguyên nhân hội chứng thận hư cũng như đánh giá nguy cơ biến chứng và đánh giá chức năng thận.

Sinh thiết thận — Sinh thiết thận  là tiêu chuẩn vàng giúp xác định nguyên nhân  của hội chứng thận hư khi các xét nghiệm khác không cho kết quả như mong đợi

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Điều trị nguyên nhân — Điều trị đầu tay trong hội chứng thận hư là điều trị nguyên nhân gây bệnh nếu tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra, hầu hết tất cả các bệnh nhân đều được sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin ACE hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) nhằm làm  giảm huyết áp, ngăn ngừa bệnh thận tiến triển nặng hơn và giảm lượng protein bài tiết qua nước tiểu.

Đái tháo đường — Chưa có biện pháp điều trị tối ưu, hướng tốt nhất là kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu, cholesterol và huyết áp.

Lupus — Những người bị lupus mắc hội chứng thận hư hoặc có bằng chứng có suy giảm chức năng thận có thể được điều trị bằng steroid và các loại thuốc khác ức chế hệ thống miễn dịch. Đa số bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị.

Bệnh cầu thận sang thương tối thiểu — Các bệnh nhân cầu thận sang thương tối thiểu hầu như luôn đáp ứng ban đầu với điều trị bằng glucocorticoids (steroid). Tuy nhiê, khả năng tái phát cao.

Xơ chai cầu thận khu trú từng vùng — các bệnh nhân này thường được điều trị kéo dài bằng glucocorticoids (steroid).

FSGS thứ phát được điều trị chủ yếu bằng thuốc ức chế men chuyển hoặc ARB. 

Bệnh cầu thận tăng sinh màng — Điều trị bệnh lý này vẫn còn nhiều  tranh cãi. Ở nhiều người, ban đầu nên "theo dõi và chờ đợi" để xác định xem tình trạng có xấu đi hay gây biến chứng hay không. Trong thời gian này, có thể điều trị bằng một thuốc ức chế men chuyển hoặc ARB. Quan trọng nhất vẫn là phải kiểm soát huyết áp và mức cholesterol trong máu.

Có thể điều trị bổ sung bằng thuốc ức chế miễn dịch nếu bệnh cầu thận tăng sinh màng có dấu hiệu tiến triển.

Nếu không điều trị ức chế miễn dịch, khoảng 10 – 30% có thể hết triệu chứng trong vòng vài năm; hơn 10- 30% người dân thuyên giảm một phần; khoảng 40% người mất chức năng thận từ từ. Do đó, hầu hết những người có triệu chứng nhẹ nên trì hoãn điều trị ức chế miễn dịch cho đến khi các triệu chứng biến chuyển xấu đi. 

Điều trị triệu chứng — Ngoài việc điều trị nguyên nhân gây bệnh, cũng có thể điều trị nhằm làm giảm triệu chứng.  

Tiểu protein — Sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin ACE hoặc ARB nhằm giảm lượng protein mất qua nước tiểu. 

Phù — Phù thường thấy ở chân và bụng (cổ trướng) .Phù và cổ trướng thường cải thiện ở những người theo chế độ ăn ít natri và dùng thuốc lợi tiểu.

Cholesterol cao trong máu — Mức cholesterol cao thường thấy ở những người mắc hội chứng thận hư. Nếu hội chứng thận hư kéo dài, cần điều trị để giảm cholesterol trong máu. Hầu heets bệnh nhân đáp ứng với điều trị bằng statin.

Huyết khối —Điều trị huyết khối bằng warfarin thường đáp ứng tốt.

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Orth SR, Ritz E. The nephrotic syndrome. N Engl J Med 1998; 338:1202.

  2. Wilmer WA, Hebert LA, Lewis EJ, et al. Remission of nephrotic syndrome in type 1 diabetes: long-term follow-up of patients in the Captopril Study. Am J Kidney Dis 1999; 34:308.

  3. Hovind P, Rossing P, Tarnow L, et al. Remission and regression in the nephropathy of type 1 diabetes when blood pressure is controlled aggressively. Kidney Int 2001; 60:277.

Cấu trúc giải phẫu của nephron

 

Kết quả hình ảnh cho giải phẫu nephron


Hình này mô tả cấu trúc của một nephron, có nhiệm vụ lọc các chất bã ra khỏi máu của cơ thể. Mỗi quả thận chứa hàng trăm ngàn nephron.  Mỗi nephron bao gồm cầu thận và ống thậnj. Các cầu thận lọc chất thải và chất lỏng dư thừa, trong khi các ống giúp biến đổi các chất thải đó  để tạo thành nước tiểu.

TAGS: HDCACRE, THẬN HƯ

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE