LOÉT TÌ ĐÈ HAY GẶP Ở NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO?

LOÉT TÌ ĐÈ HAY GẶP Ở NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO?

17/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

LOÉT TÌ ĐÈ HAY GẶP Ở NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO?

Loét tì đè là gì?

Loét tì đè là những vùng da và dưới da bị tổn thương do áp lực, thường xảy ra do nằm hay ngồi cũng một tư thế trong thời gian dài. "Pressure ulcers" và "bedsores” (tên khác), tuy nhiên bác sĩ hay xài thuật ngữ “tổn thương do áp lực”

Nơi thường xảy ra loét tì đè thường là nơi xương gần với da nhất như cổ chân, lưng, khuỷu, gót chân và hông.

 Loét tì đè trông như thế nào?

Đầu tiên, vết thương giống như mảng đỏ trên da. Khi vết thương trở nên tệ hơn, da sẽ bị nứt và vết thương sẽ trông như một miệng núi lửa có màu hồng đỏ vậy(hình 1).

Vài vết thương nhìn giống như một vết phỏng và có thể vỡ ra bất cứ lúc nào, vài vết loét tì đè gây tổn thương rất sâu, có khi lan vào cỏa cơ và xương. Và vết loét sâu có thể hình thành sẹo.

Yếu tố nguy cơ của loét tì đè?

Loét tì đè hay gặp ở những đối tượng sau:

  • Lớn tuổi 

  • Hạn chế thay đổi tư thế do bệnh lý y khoa

  • Nằm viện

Phòng tránh loét tì đè được không?

Có vài cách có thể phòng tránh loét tì đè. 

Nếu bạn nằm lâu, bạn có thể phòng tránh loét tì đè bằng cách:

  • Thay đổi tư thế ít nhất mỗi 2 giờ (VD: bạn có thể nằm nghiêng trái, sau đó nằm nghiêng phải)

  • Thân trên của bạn hơi nâng lên khi bạn nằm nghiên, như vậy áp lực lên phần hông sẽ giảm bớt.

  • Đặt một chiếc gối hay nệm nước giữa cổ chân và đầu gối. Bạn cũng có thể đặt một chiếc gối hay nệm nước dưới cổ chân.  

Sử dụng một miếng mện đặc biệt hay một miếng nệm nhỏ đặt trên miếng nêm nằm của bạn cũng rất có ích. Chất trong những tấm nệm này có thể là gel, bọt, khí hay nước. Đây là những đồ dụng với chức năng đặc biệt, tự động điều chỉnh bề mặt để giúp giảm áp lực khi nằm.

 Nếu bạn ngồi nhiều trên xe lăn, bạn có thể phòng loét tì đè như sau:

  • Cố gắng chống tay lên thành xe lăn, nhấc mông lên khỏi ghế ít nhất mỗi 1 giờ. 

  • Nghiêng cơ thể sang bên hoặc ngã về phía trước để tránh tiếp xúc với ghế sau mỗi 1 giờ.

  • Sử dụng miếng đệm lót chứa đầy khí, gel, bọt hay nước. 

Chăm sóc da đóng vai trò quan trọng để phòng loét. Để da có thể mạnh khỏe, bạn cần

  • Kiểm tra thường xuyên để xem có vết loét xuất hiện không

  • Nhờ người kiểm tra những khu vực mà bạn không nhìn thấy

  • Tắm rửa bằng xà phòng dịu nhẹ 

  • Tránh tắm nước nóng

  • Dùng kem dưỡng để tránh khô da.

Có cần đi khám bác sĩ không?

Khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có phần da nào của bạn bị nứt hay tróc ra

Điều trị loét tì đè như thế nào?

Bác sĩ sẽ cho thuốc giảm đau và điều trị nhiễm trùng nếu có, đồng thời bạn sẽ được dùng một miếng băng đặc biệt để giúp vết thương lành.

Vài bệnh nhân cần được phẫu thuật hay những phương pháp khác để loại bỏ nhiễm trùng hay mô hoại tử ở vết loét. 

Bác sĩ hay y tá có thể thảo luận và tư vấn cho bạn về những biến chứng có thể xảy ra với vết loét của bạn. Họ sẽ hướng dẫn bạn phòng tránh loét tì đề trong tương lai.

Loét tì đè hay loét do nằm lâu

Hình ảnh minh họa cho một vết loét tì đè, xảy ra khi nằm hay ngồi lâu ở cùng một tư thế.

TAGS: HDCACRE, LOÉT TÌ ĐÈ

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE