LỌC MÀNG BỤNG LIỆU CÓ BIẾN CHỨNG? VÀ CÁCH THÍCH NGHI VỚI LỌC MÀNG BỤNG

LỌC MÀNG BỤNG LIỆU CÓ BIẾN CHỨNG? VÀ CÁCH THÍCH NGHI VỚI LỌC MÀNG BỤNG

14/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

LỌC MÀNG BỤNG LIỆU CÓ BIẾN CHỨNG? VÀ CÁCH THÍCH NGHI VỚI LỌC MÀNG BỤNG

 

TỔNG QUAN

Lọc màng bụng (PD) là một phương pháp điều trị có thể được sử dụng cho những người có thận không còn hoạt động chức năng hiệu quả. PD không giúp chữa khỏi bệnh thận nhưng giúp thay thế chức năng thận và giúp bệnh nhân tránh khỏi các biến chứng của suy thận. Phương pháp này được thực hiện tại nhà nhằm mục đích chủ yếu là để loại bỏ chất lỏng và chất thải dư thừa ra khỏi máu.

KHI NÀO THÌ MỘT NGƯỜI CẦN PHẢI LỌC MÁU?

Khi thận mất khả năng hoạt động, chất lỏng, khoáng chất và các chất thải không được loại bỏ khỏi cơ thể sẽ bắt đầu tích tụ lại trong máu. Nếu tích tụ nhiều sẽ gây mất cân bằng điện giải và có thể dẫn đến tử vong. Do vậy khi thận giảm chức năng đến một ức nào đó, bệnh nhân thường phải ghép thận hoặc sử dụng các phương pháp điều trị có khả năng thay thế chức năng thận như lọc máu.

Có hai loại lọc máu: chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng. Ghép thận là tốt nhất nhưng không phải bao giờ cũng có thận để ghép do vậy lọc máu là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến nhất. Lựa chọn phương pháp lọc máu nào cần xem xét nhiều yếu tố như mong muốn cá nhân, điều kiện gia đình và các bệnh lý đi kèm

Thường phải mất nhiều tháng đến nhiều năm kể từ khi phát hiện ra bệnh thận để bệnh có thể tiến triển đến mức pahir lọc máu. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh nhân phải chạy thân ngay khi lần đầu tiên phát hiện bệnh.

Việc quyết định có lọc máu hay không và lúc nào thì nên lọc máu phải được xem xét kĩ  lưỡng và thảo luận kĩ càng giữa bệnh nhân và bác sĩ chuyên khoa điều trị sau khi xem xét đầy đủ các yếu tố từ chức năng thận cho đến sức khỏe tổng quát và điều kiện kinh tế của người bệnh. 

Lập kế hoạch điều trị — Người bệnh nên thảo luận sớm về nhu cầu lọc máu trong quá trình điều trị. Lập kế hoạch trước cho phép bác sĩ lâm sàng chọn một liệu pháp đáp ứng tốt nhất cho lối sống và nhu cầu của bệnh nhân. Ngoài ra, nếu bệnh nhân và bác sĩ quyết định lọc màng bụng thì đây sẽ là lựa chọn tốt nhất hiện nay, lập kế hoạch trước cũng cho phép bác sĩ có thời gian để lên kế hoạch đặt ống thông thẩm phân phúc mạc vào bụng.

Sau khi đặt ống thông, bệnh nhân và gia đình sẽ được nhân viên tại đơn vị lọc máu tại nhà hướng dẫn cách thiết lập thiết bị và làm quen với các quy trình lọc màng bụng. Sauk hi được hướng dẫn, đa số bệnh nhân đều có thể tự lọc máu mà không cần hỗ trợ từ nhân viên y tế. 

KỸ THUẬT ĐẶT THIẾT BỊ LỌC MÀNG BỤNG

Trước khi lọc màng bụng, một ống thông mỏng được đưa vào bụng để truyền dịch vào và ra khỏi khoang bụng. Ống thông được làm bằng vật liệu mềm, dẻo (thường là silicone) và có còng (giống như Velcro), được đặt dưới da. Mô da phát triển bao quanh chúng giúp cố định ống thông tại chỗ. Phần cuối của ống thông nằm bên trong bụng có nhiều lỗ để cho phép chất lỏng chảy vào và ra.

Vị trí thoát lưu ống thông thường được đặt ở bên trái hoặc bên phải của rốn. Đôi khi, vị trí thoát ống thông có thể được đặt cao hơn trên thành bụng hoặc trên xương ức của bệnh nhân, tùy từng điều kiện cụ thể của người bệnh. Trước khi đặt, bệnh nhân có thể được gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ.

Mặc dù ống thông có thể dùng ngay lập tức, nhưng nếu không cần lọc máu gấp, tốt nhất nên đợi 10 đến 14 ngày sau khi đặt rồi mới chạy thận; điều này cho phép ống thông được cố định tốt hơn. Trong một số trường hợp, một lượng nhỏ chất lỏng có thể được tiết ra tại vị trí đặt ống trong thời gian này .

CHĂM SÓC ỐNG THÔNG LỌC MÀNG BỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Chăm sóc ống thông và da xung quanh ống thông đống vai trò rất quan trọng để giữ cho ống thông hoạt động và cũng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Chăm sóc ống thông sau khi đặt — Sau khi đặt ống thông, vị trí chèn thường được che bằng băng gạc và băng để ngăn ống thông di chuyển và giữ cho khu vực sạch sẽ. Trong 7 đến 10 ngày đầu tiên sau khi đặt ống thông, bệnh nhân nên hạn chế đụng chạm đến vị trí đặt ống nếu không thực sự cần thiết. Mặc quần áo nên chừa phần đặt ống ra, không đụng chạm vào ống Nếu cần thay băng trước thời gian này, thì phải được thực hiện bởi một y tá bằng các kỹ thuật vô trùng. Không nên di chuyển ống thông quá mức hay chạm vào các phần xung quanh vì bởi vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Khu vực ống thông cũng nên được giữ khô cho đến khi lành da xung quanh, thường mất 10 đến 14 ngày. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân không nên tắm hoặc đi bơi trong thời gian này. Có thể sử dụng một miếng vải hoặc miếng bọt biển để làm sạch cơ thể. Đồng thời hạn chế vận động ngay vị trí đặt và không tập thể lực mạnh.

Người bệnh nên tránh bị táo bón sau khi đặt ống thông vì có thể làm tăng nguy cơ thoát vị tại vùng bụng.

Nhằm hạn chế nguy cơ táo bón, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân ăn thức ăn giàu chất xơ, cũng như dùng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng nếu cần thiết.

Chăm sóc dài hạn — Sau khi vị trí ống thông đã lành (khoảng hai tuần sau khi đặt), y tá sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc ống thông. Quan trọng nhất là phải giữ cho khu vực này sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng da, cũng như nhiễm trùng bên trong bụng (còn gọi là viêm phúc mạc). Ngoài ra, hầu hết các trung tâm y tế sẽ khuyên bạn nên "neo" ống thông bằng băng keo để ổn định ống thông và giảm thiểu khả năng di chuyển gây ra  để hạn chế xây xát cho vị trí đặt ống dẫn đến chậm quá trình lành thương. 

Vùng da xung quanh vị trí ống thông nên được rửa hàng ngày bằng xà phòng kháng khuẩn hoặc thuốc sát trùng (iodidididine hoặc chlorhexidine). Xà phòng nên được lưu trữ trong chai ban đầu (không đổ vào thùng chứa khác). Các loại chất tẩy rửa khác, chẳng hạn như hydro peroxide hoặc rượu, KHÔNG nên được sử dụng trừ khi được chỉ định bởi bác sĩ

  • Trước khi làm sạch phải rửa tay bằng xà phòng và nước, đeo găng tay sạch

  • Cố định ống thông tĩnh trong khi vệ sinh, giúp ngăn ngừa tổn thương cho da.

  • Không loại bỏ lớp vỏ hoặc vảy tại vị trí ống.

  • Vỗ nhẹ vùng da xung quanh vị trí khô bằng một chiếc khăn sạch sau khi làm vệ sinh

  • Thoa kháng sinh theo toa lên vùng da xung quanh ống thông bằng tăm bông mỗi khi thay băng

  • Tránh sử dụng băng hoặc băng gạc ngăn không khí lọt vào da. Vị trí đặt ống nên được che bằng băng gạc vô trùng, cần được thay sau mỗi lần làm sạch. Ống thông phải được neo vào da bằng băng dính để tránh xê dịch.

Nếu việc đặt ống thông và chăm sóc tại chỗ đúng cách, hầu hết các ống thông thẩm phân phúc mạc đều không có vấn đề và hoạt động tốt trong nhiều năm. Nếu ống thông không còn hoạt động hoặc không cần thiết dùng nữa, bác sĩ sẽ giúp bạn lấy nó ra khỏi cơ thể.

Các thay đổi khi đặt ống — Sau hai tuần đầu tiên, da xung quanh ống  nên được giữ mềm mại. Có thể có một lượng nhỏ chất nhầy đặc, màu vàng chảy ra xung quanh ống thông. Một lớp vỏ hoặc vảy có thể hình thành cứ sau vài ngày

Nếu da bị đỏ, đau, săn chắc hoặc có dịch tiết mủ xung quanh ống thông, có thể bạn đã bị nhiễm trùng và cần báo với bác sĩ ngay.

Chăm sóc ống thông khi có vết thương ngay tại vị trí đặt — Nếu có một vết thương ở vị trí ống thông ví dụ như bị di chuyển quá mức, có thể dùng kháng sinh đường uống ngắn để ngăn ngừa nhiễm trùng phát triển bên trong bụng (viêm phúc mạc). Hầu hết nếu có tổn thương, bạn nên đến khám bác sĩ để được xem xét một cách toàn diện và chi tiết. 

ỐNG THÔNG MÀNG BỤNG HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO

Trong lọc màng bụng, dịch lọc máu (được gọi là thẩm tách) được truyền vào khoang màng bụng  qua ống thông của bệnh nhân. Chất lỏng được giữ trong bụng trong một khoảng thời gian quy định. Lớp lót của bụng (phúc mạc) hoạt động như một màng để cho phép chất lỏng dư thừa và các sản phẩm thải đi từ máu vào nơi thẩm tách.

Khi hoàn thành, phần dịch được lọc ra sau đó được rút ra khỏi bụng vào một thùng chứa vô trùng hoặc vào bồn tắm. Chất lỏng được sử dụng này chứa chất lỏng dư thừa và chất thải đã được loại bỏ khỏi máu. Khoang phúc mạc sau đó được lấp đầy lại bằng phương pháp thẩm tách mới và quá trình cứ thế bắt đầu lại cho đến khi lọc hết chất thải.

Quá trình này có thể được thực hiện thủ công lặp lại bốn đến năm lần trong ngày bằng cách truyền chất lỏng vào bụng và sau đó cho phép nó chảy ra ngoài nhờ trọng lực. Quá này mất 30 đến 40 phút. Việc trao đổi cũng có thể được thực hiện bằng máy, cách này được dùng phổ biến hơ. Trong trường hợp này, việc trao đổi chất lỏng được thực hiện tự động trong khi bệnh nhân ngủ, và vì ống thông của bệnh nhân đã được kết nối với máy bằng một ống dài, mỗi lần trao đổi sẽ mất ít thời gian hơn.

 

Vào thời điểm bụng đầy dịch, bạn có thể có cảm giác no hoặc đầy hơi. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân không có cảm giác bất thường hay khác biệt nào so với thường ngày.

Phân loại — Có một số loại lịch lọc màng bụng khác nhau. Lựa chọn loại nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và không có phương pháp nào là tối ưu hoàn toàn. 

  • Lọc màng bụng lưu động liên tục (CAPD) thường cần đến 3 lần mỗi ngày với một lần dừng qua đêm. Không cần máy móc, và người bệnh có thể đi lại trong khi chất lỏng ở trong bụng. Khi đi ngủ, dịch được trao đổi và thoát nước khi thức dậy. Thỉnh thoảng, có thể cần một loại máy (được gọi là cycler) để thực hiện trao đổi nếu nhu cầu cần một hoặc nhiều lần trong khi ngủ. 

  • Lọc màng bụng liên tục theo chu kỳ (CCPD) là một hình thức lọc màng bụng tự động (APD) trong đó máy thực hiện trao đổi trong khi bệnh nhân ngủ. Khi người đó tỉnh dậy, họ ngắt kết nối ống thông ra khỏi máy. Khi tỉnh dậy, cũng giống như với CAPD, người bệnh có thể đi lại trong khi chất lỏng ở trong bụng. Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, APD được thực hiện phổ biến hơn so với CAPD.

Lựa chọn phương pháp nào là tốt nhất? — Bệnh nhân thường được phép lựa chọn giữa CAPD và CCPD hoặc APD dựa trên lối sống hoặc các vấn đề cá nhân. CCPD hoặc APD cho phép bệnh nhân không bị gián đoạn đáng kể cho công việc, gia đình và các hoạt động xã hội so với CAPD.

Có thể có những thay đổi về loại điều trị, thời gian dừng, số lần trao đổi hoặc loại biện chứng sau khi bắt đầu điều trị dựa trên cách cơ thể phản ứng. Xét nghiệm máu và nước tiểu định kỳ, cũng như xét nghiệm thẩm tách sẽ giúp bệnh nhân điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.

BIẾN CHỨNG CỦA LỌC MÀNG BỤNG

Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của lọc màng bụng là nhiễm trùng, có thể phát triển ở vùng da xung quanh ống thông hoặc bên trong khoang màng bụng (gọi là viêm phúc mạc). Một biến chứng khác, nhưng ít nghiêm trọng hơn là thoát vị.

Nhiễm trùng ống thông — Các dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng ống thông bao gồm:

  • Đỏ, sưng hoặc đau vùng da xung quanh ống thông

  • Chảy mủ nơi đặt ống thông

Viêm phúc mạc — Viêm phúc mạc là thuật ngữ được sử dụng để mô tả nhiễm trùng khoang màng bụng. Những người sử dụng phương pháp lọc màng bụng có nguy cơ bị viêm phúc mạc vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào bụng thông qua hoặc xung quanh ống thông. Những nhiễm trùng này thường có thể được điều trị tại nhà và giải quyết tận gốc.

Nếu không được điều trị, viêm phúc mạc có thể trở thành một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Dấu hiệu viêm phúc mạc bao gồm:

  • Đau bụng mức độ vừa hoặc nặng

  • Dịch lọc có màu đục

  • Sốt trên 38 độ

  • Buồn nôn hoặc tiêu chảy

Điều trị nhiễm trùng — Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, bạn cần  đến gặp bác sĩ và bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt. Mức độ và cách thức điều trị được sử dụng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí của nhiễm trùng. Quá trình lọc màng bụng thường vẫn được tiếp tục khi nhiễm trùng đang được điều trị.

  • Nhiễm trùng tại chỗ thường được điều trị bằng kháng sinh bôi tại chỗ và / hoặc kháng sinh đường uống, cũng như làm sạch vùng da thường xuyên hơn. Hầu hết các nhiễm trùng nhẹ đều có thể giải quyết trong vòng một đến hai tuần. Nếu nhiễm trùng không hết sau khoảng thời gian này, có thể cần loại bỏ và thay thế ống thông mới.  

  • Viêm phúc mạc thường sẽ khỏi khi được điều trị và bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị lọc máu như bình thường. Thường cần một hoặc nhiều loại kháng sinh đưa thông qua ống thông với dịch lọc máu (thẩm tách) (ví dụ, dùng thuốc trong phúc mạc). Đôi khi cần thay đổi thời gian lọc máu để truyền thuốc vào. Trong số ít trường hợp, phải đặt ống thông thẩm phân phúc mạc để chữa viêm phúc mạc. Trong những trường hợp này, người bệnh sẽ được chuyển sang chạy thận nhân tạo và sau khi nhiễm trùng được giải quyết, nếu có chỉ định lâm sàng, có thể đặt ống thông khác và quay lại thẩm tách phúc mạc. 

Thoát vị — Thoát vị là thuật ngữ y học mô tả sự thoát của một cấu trúc tạng một điểm yếu ở cơ thành bụng. Những người sử dụng lọc màng bụng có nguy cơ bị thoát vị vì nhiều lí do, bao gồm cả sự gia tăng lực trên các cơ bụng (do trọng lượng của thẩm tách) và sự dãn nở trong cơ bụng được tạo ra bởi ống thông thẩm phân phúc mạc. Thoát vị có thể phát triển gần rốn (thoát vị rốn), ở háng (thoát vị bẹn) hoặc gần vị trí ống thông (thoát vị rạch).

Dấu hiệu của thoát vị bao gồm sưng không đau hoặc nhìn hoặc sờ thấy khối u mới ở háng hoặc bụng. Nếu bạn có dấu hiệu thoát vị, nên liên hệ với bác sĩ điều trị nhưng vẫn phải đảm bảo vẫn tiếp tục thực hiện lọc màng bụng thường xuyên. Điều trị thoát vị bằng phẫu thuật. 

LÀM SAO ĐỂ THÍCH NGHI VỚI CHẾ ĐỘ LỌC MÀNG BỤNG

Bệnh thận mãn tính là bệnh lý cần phải điều trị suốt đời. Lọc màng bụng là một  trong những phương pháp điều trị, cũng giống như lựa chọn chạy thận nhân tạo hay ghép thận. Đôi khi cần phải thay đổi hình thức điều trị khi tình trạng bệnh nhân thay đổi.

● Chế độ ăn uống - Những bệnh nhân chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng, thường phải thay đổi chế độ ăn uống. Nhìn chung, những người sử dụng lọc màng bụng nên ăn ít hơn người bình thường. Thay đổi chế độ ăn uống giúp đảm bảo rằng cơ thể có một lượng protein đầy đủ, nhưng không quá mức, và một số khoáng chất nhất định.

Bệnh nhân lọc màng bụng bị mất protein sau mỗi lần trao đổi, do đó họ phải tăng lượng protein trong chế độ ăn uống. Protein có trong thịt, sữa, thịt gà, cá và trứng; protein chất lượng thấp hơn được tìm thấy trong một số loại rau và ngũ cốc. 

● Những thay đổi khác trong chế độ ăn uống có thể bao gồm giảm lượng thực phẩm ăn có chứa phốt pho (có trong các sản phẩm sữa, phô mai, đậu khô, gan, các loại hạt và sô cô la) và natri và theo dõi lượng chất lỏng tiêu thụ. 

● Tăng cân - Tăng cân có thể là một vấn đề đối với những người trải qua lọc màng bụng do trong dịch lọc có chứa nồng độ cao đường dextrose. Cơ thể hấp thụ một số dextrose này trong quá trình lọc có thể dẫn đến tăng cân. 

● Thay đổi hình dáng cơ thể - Bụng có thể hơi to và có thể khiến bạn cảm thấy chướng bụng khi bụng chứa đầy chất lỏng. Và bệnh nhân phải tăng kích cỡ quần áo đang mặc. Một số người có thể khó chấp nhận sự thay đổi về ngoại hình của họ.

● Chế độ vận động - Nói chung, những người sử dụng lọc màng bụng nên hạn chế các hoạt động thể chất khi khoang phúc mạc của họ đầy dịch (có một khối lượng lớn). Người bệnh vẫn có thể tập thể dục và tham gia các môn thể thao nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ tập luyện phù hợp.

● Thời gian điều trị - Lọc màng bụng đòi hỏi mất thời gian và công sức. Điều này đặc biệt đúng với thẩm tách màng bụng lưu động liên tục (CAPD), đòi hỏi người bệnh phải thực hiện một số trao đổi vào ban ngày. Mặc dù có thể làm việc và hoạt động trong khi sử dụng thẩm tách phúc mạc, nhưng cần phải tiết chế.

Nếu cảm thấy điều trị lọc màng bụng là quá sức đối với bạn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ điều trị để lựa chọn giải pháp phù hợp. 

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Rabindranath KS, Adams J, Ali TZ, et al. Continuous ambulatory peritoneal dialysis versus automated peritoneal dialysis for end-stage renal disease. Cochrane Database Syst Rev 2007; :CD006515.

  2. K/DOQI Clinical Practice guidelines for peritoneal dialysis adequacy. Am J Kidney Dis 2006; 47(Suppl 4):S1. Available online at www.kidney.org/Professionals/kdoqi/guideline_upHD_PD _VA/index.htm (Accessed 1/8/2009).

  3. Teitelbaum I, Burkart J. Peritoneal dialysis. Am J Kidney Dis 2003; 42:1082.

  4. Berns JS, Tokars JI. Preventing bacterial infections and antimicrobial resistance in dialysis patients. Am J Kidney Dis 2002; 40:886.

  5. McCormick BB, Bargman JM. Noninfectious complications of peritoneal dialysis: implications for patient and technique survival. J Am Soc Nephrol 2007; 18:3023.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE