KỸ THUẬT CẤP CỨU HỒI SỨC TIM VÀ PHỔI (CPR) CHO TRẺ EM

KỸ THUẬT CẤP CỨU HỒI SỨC TIM VÀ PHỔI (CPR) CHO TRẺ EM

27/03/2019

-

Trúc Đào

-

0 Bình luận

KỸ THUẬT CẤP CỨU HỒI SỨC TIM VÀ PHỔI (CPR) CHO TRẺ EM

Hồi sức tim phổi (CPR) là gì? — CPR là viết tắt của từ tiếng Anh "cardiopulmonary resuscitation" có nghĩa là hồi sức lại cho tim và phổi. Đây là cách tác động bên ngoài lên cơ thể ngườbệnh làm cho máu và oxy có thể lưu thông tiếp tục đi khắp cơ thể trong khi tim đã ngưng hoạt động. Bài viết này hướng dẫn cách thực hiện thủ thuật cấp cứu CPR trên đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

CPR có thể sẽ giúp cứu sống người bệnh bằng cách ngăn không cho não và các cơ quan trong cơ thể bị phá hủy bởi việc thiếu oxy cung cấp từ máu tới. Bạn phải làm CPR cho tới khi tim người bệnh được kích thích hoạt động trở lại hoặc tới khi có những bằng chứng chắc chắn rằng người bệnh không còn khả năng cứu được nữa.

Hướng dẫn thực hành CPR trên người lớn khác hoàn toàn với hướng dẫn thực hành CPR trên trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Phân biệt trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh:

●"Trẻ nhỏ" có nghĩa là trẻ từ 1 tuổi trở lênchưa bắt đầu quá trình dậy thì. (Dậy thì là khoảng thời gian khi mà cơ thể trẻ nhỏ có những thay đổi để trở thành cơ thể một người trưởng thành. Thời điểm bắt đầu dậy thì ở bé gái thường là năm 10-11 tuổi và ở bé nam là từ 12-13 tuổi).

●"Trẻ sơ sinh" có nghĩa là những em bé nhỏ hơn 1 tuổi (dưới 12 tháng tuổi).

 

Máy khử rung ngoài tự động (AED) là gì? 

— AED là từ viết tắt của từ tiếng Anh "automated external defibrillator." Đây là một thiết bị đo đạc tự động và cho biết liệu tim của người bệnh có cần phải được shock điện hay không và nó sẽ tự shock điện cho tim nếu câu trả lời là có. Điều này giúp tim đang ngưng hoạt động bắt đầu đập lại đều đặn như bình thường.

Rất nhiều địa điểm công cộng như siêu thị, sân bay hay sân vận động có sẵn các máy khử rung tự động AED. Sẽ luôn có kèm những hướng dẫn sử dụng nhanh để mọi người đều có thể sử dụng khi cần thiết thậm chí là người chưa trải qua bất kì khóa huấn luyện đặc biệt nào cả. AEDs có thể cứu mạng người bệnh vì gây shock điện tim người bệnh là cách tốt nhất để tim hoạt động trở lại và việc này cần phải làm ngay lập tức.

Làm sao tôi biết khi nào thì trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ cần tới CPR? 

— Nếu bạn thấy một đứa trẻ bất tỉnh, hãy tới gần ngay và lay mạnh chúng, hỏi "Cháu ổn chứ?" Nếu đứa trẻ không trả lời hoặc không phản ứng lại khi bạn lay mạnh chúng, không thở hay thở một cách bất thường (thở hổn hển), gọi ngay hotline xe cấp cứu HD CARE: 0767.115.115 nhé!

Trong khi bạn tiến hành CPR cho trẻ thì hãy nhờ những người xung quanh đi tìm máy khử rung ngoài tự động ngay (AEDs). Khi bạn gọi xe cấp cứu, người bắt máy sẽ hướng dẫn bạn phải làm gì trong trường hợp đó. Họ sẽ hướng dẫn bạn làm CPR và khuyến cáo khi nào thì nên dùng tới AED. Nếu bạn sử dụng điện thoại thông minh để gọi, hãy bật loa ngoài lên nhé vì khi đó bạn có thể sử dụng cả 2 tay để cấp cứu cho trẻ.

Trẻ cần được làm CPR gọi là “nạn nhân” và người thực hiện CPR trên nạn nhân thì gọi là “người cứu hộ”.

Tự tôi có thể thực hiện CPR như thế nào? 

— Bạn có thể thực hiện CPR ngay cả khi bạn chưa từng làm bao giờ hoặc chưa từng được huấn luyện trước đó. Tất cả những gì bạn phải làm chỉ là ấn mạnh và nhanh một cách liên tục lên vùng trung tâm ngực nạn nhân. Bạn có thể vẫn cần trợ giúp nếu như bạn không chắc về kĩ thuật CPR.

Ấn lên vùng ngực trung tâm để thực hiện CPR được gọi với thuật ngữ là "ép tim ngoài lồng ngực". Ép tim nạn nhân để giúp máu lưu trở lại.

 

Nếu nạn nhân là trẻ nhỏ:

Bạn có thể sử dụng một trong hai kĩ thuật ép tim dùng một tay hoặc hai tay. Không cần biết bạn ép tim như thế nào, hãy luôn đảm bảo giữa 2 lần ép có một khoảng nghỉ khi ngực nạn nhân không chịu bất kì áp lực ấn nào để trở về trạng thái tự nhiên.

Kỹ thuật dùng 2 tay: Đầu tiên, đảm bảo nạn nhân nằm trên một bề mặt cứng, phẳng. Quỳ gối ngang người nạn nhân, xếp chồng 2 bàn tay lên nhau với lòng bàn tay hướng xuống, các ngón tay đan vào nhau. Đảm bảo cánh tay luôn thẳng, dùng phần mô ngón cái ở lòng bàn tay bên dưới để ấn liên tục lên vùng trung tâm ngực nạn nhân (Xem hình 1). Thay vì dùng sức mạnh ở tay, hãy dùng khối lượng cơ thể để tạo lực ấn lên ngực nạn nhân. Cần chắc chắn rằng dưới sức nặng của bạn ngực nạn nhân phải lún xuống ít nhất 5cm trong mỗi nhịp ép.

 

Hình 1: Kĩ thuật dùng 2 tay để CPR ở trẻ nhỏ.

Ấn lên vùng ngực trung tâm để thực hiện CPR được gọi với thuật ngữ là "ép tim ngoài lồng ngực". Để thực hiện đảm bảo nạn nhân nằm trên một bề mặt cứng, phẳng. Quỳ gối ngang người nạn nhân, xếp chồng 2 bàn tay lên nhau với long bàn tay hướng xuống, các ngón tay đan vào nhau. Đảm bảo cánh tay luôn thẳng, dùng phần mô ngón cái ở long bàn tay bên dưới để ấn liên tục lên vùng trung tâm ngực nạn nhân. Thay vì dùng sức mạnh ở tay, hãy dùng khối lượng cơ thể để tạo lực ấn lên ngực nạn nhân. Cần chắc chắn rằng dưới sức nặng của bạn ngực nạn nhân phải lún xuống ít nhất 5cm trong mỗi nhịp ép. Giữa 2 lần ép có một khoảng nghỉ khi ngực nạn nhân không chịu bất kì áp lực ấn nào để trở về trạng thái tự nhiên. ©2018 UpToDate

●Kĩ thuật dùng 1 tay: Đầu tiên, đảm bảo nạn nhân nằm trên một bề mặt cứng, phẳng. Quỳ gối ngang người nạn nhân, đặt phần mô ngón cái ở lòng bàn của 1 tay lên vùng trung tâm ngực nạn nhân. Đảm bảo cánh tay luôn thẳng, dùng phần mô ngón cái ở lòng bàn tay bên dưới để ấn liên tục lên vùng trung tâm ngực nạn nhân (Xem hình 2). Thay vì dùng sức mạnh ở tay, hãy dùng khối lượng cơ thể để tạo lực ấn lên ngực nạn nhân. Cần chắc chắn rằng dưới sức nặng của bạn ngực nạn nhân phải lún xuống ít nhất 5cm trong mỗi nhịp ép.

 

Hình 2: Kĩ thuật dùng 1 tay để CPR ở trẻ nhỏ.

Ấn lên vùng ngực trung tâm để thực hiện CPR được gọi với thuật ngữ là "ép tim ngoài lồng ngực". Để thực hiện đảm bảo nạn nhân nằm trên một bề mặt cứng, phẳng. Quỳ gối ngang người nạn nhân, đặt phần mô ngón cái ở lòng bàn của 1 tay lên vùng trung tâm ngực nạn nhân. Đảm bảo cánh tay luôn thẳng, dùng phần mô ngón cái ở lòng bàn tay bên dưới để ấn liên tục lên vùng trung tâm ngực nạn nhân. Thay vì dùng sức mạnh ở tay, hãy dùng khối lượng cơ thể để tạo lực ấn lên ngực nạn nhân. Cần chắc chắn rằng dưới sức nặng của bạn ngực nạn nhân phải lún xuống ít nhất 5cm trong mỗi nhịp ép. Giữa 2 lần ép có một khoảng nghỉ khi ngực nạn nhân không chịu bất kì áp lực ấn nào để trở về trạng thái tự nhiên. ©2018 UpToDate

 

Nếu nạn nhân là trẻ sơ sinh 

Bạn có thể ép tim bằng một trong 2 kĩ thuật sau:

●Kĩ thuật dùng 2 ngón tay: Đặt nạn nhân nằm trên một bề mặt cứng, phẳng. Sau đó đặt đầu ngón tay của ngón chỏ và ngón giữa thuộc cùng 1 tay lên vùng trung tâm ngực của nạn nhân và bắt đầu ép tim (Xem hình 3). Cần chắc chắn rằng ngực nạn nhân phải lún xuống ít nhất 3,8 cm trong mỗi nhịp ép.

 

Hình 3: Kĩ thuật dùng 2 ngón tay để CPR ở trẻ sơ sinh.

Ấn lên vùng ngực trung tâm để thực hiện CPR được gọi với thuật ngữ là "ép tim ngoài lồng ngực". Đặt nạn nhân nằm trên một bề mặt cứng, phẳng. Sau đó đặt đầu ngón tay của ngón chỏ và ngón giữa thuộc cùng 1 lên vùng trung tâm ngực của nạn nhân và bắt đầu ép tim. Cần chắc chắn rằng ngực nạn nhân phải lún xuống ít nhất 3,8cm trong mỗi nhịp ép. Giữa 2 lần ép có một khoảng nghỉ khi ngực nạn nhân không chịu bất kì áp lực ấn nào để trở về trạng thái tự nhiên. ©2018 UpToDate

●Kĩ thuật dùng 2 ngón cái: Bế nạn nhân bằng 2 tay, đồng thời đặt 2 ngón tay cái vào vùng trung tâm ngực của nạn nhân và bắt đầu ép tim (Xem hình 4). Cần chắc chắn rằng ngực nạn nhân phải lún xuống ít nhất 3,8cm trong mỗi nhịp ép.

 

Hình 4: Kĩ thuật dùng 2 ngón cái để CPR ở trẻ sơ sinh.

Ấn lên vùng ngực trung tâm để thực hiện CPR được gọi với thuật ngữ là "ép tim ngoài lồng ngực". Bế nạn nhân bằng 2 tay, đồng thời đặt 2 ngón tay cái vào vùng trung tâm ngực của nạn nhân và bắt đầu ép tim. Cần chắc chắn rằng ngực nạn nhân phải lún xuống ít nhất 3,8cm trong mỗi nhịp ép. Giữa 2 lần ép có một khoảng nghỉ khi ngực nạn nhân không chịu bất kì áp lực ấn nào để trở về trạng thái tự nhiên. ©2018 UpToDate

Tôi cần làm gì bên cạnh việc ép tim?

 — Làm theo thứ tự 3 bước chính sau, sử dụng kí tự chữ cái để dễ nhớ theo thứ tự lần lượt là C-A-B:

●"C" là viết tắt của từ tiếng Anh "compressions", nghĩa là ép tim – Hãy ép tim 30 nhịp đầu tiên (sử dụng 1 trong các kĩ thuật đã nêu ở trên).

●"A" là viết tắt của từ tiếng Anh "airway", nghĩa là kiểm tra đường thở của nạn nhân– Kiểm tra tư thế nằm, vị trí đầu và cằm của nạn nhân để đảm bảo rằng họ có thể thở dễ dàng. Nếu đường thở của nạn nhân bị bít kín, hãy di chuyển đầu, nâng cằm và mở miệng họ ra để họ có thể thở dễ hơn.

●"B" là viết tắt của từ tiếng Anh “breathing", nghĩa là hỗ trợ hô hấp cho nạn nhân hay còn gọi là “hà hơi thổi ngạt” – Hãy thổi liên tiếp 2 hơi bằng miệng của bạn qua miệng hoặc mũi của nạn nhân. Nếu nạn nhân là trẻ sơ sinh, bạn sẽ dùng miệng ngậm cả mũi và miệng của nạn nhân để thổi. Nếu nạn nhân là trẻ lớn hơn, bạn dùng một tay bóp mũi nạn nhân và chỉ thổi hơi qua miệng nạn nhân. Bằng việc này, bạn đã cung cấp luồng khí mới – giàu oxy hơn – vào phổi của nạn nhân.

 

Sau 2 lần hà hơi thổi ngạt (B), hãy lặp lại chu trình trên nhé – 30 nhịp ép tim (C) theo sau là 2 lần hà hơi thổi ngạt (B) – liên tục cho tới khi xe cấp cứu đến hoặc có người khác thay bạn thực hiện.

 

Hướng dẫn thực hành CPR bây giờ đã có chút thay đổi phải không? — Đúng như vậy. Khi tiến hành CPR, những người cứu hộ nên thực hiện ép tim trước, sau đó là kiểm tra đường thở nạn nhân rồi cuối cùng là hà hơi thổi ngạt (thứ tự lần lượt là C-A-B). (Thứ tự này khác với khuyến cáo cũ). Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã cập nhật lại hướng dẫn thực hành CPR mới nhất vào năm 2015.

Để học thêm về kĩ thuật CPR hoặc tìm kiếm trung tâm huấn luyện CPR ở Mỹ hoặc các nước khác, bạn hãy ghé website www.heart.org.

Nội dung từ UpToDate chỉ mang tính chất tham khảo, không nhằm mục đích hay khuyến cáo thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ, chẩn đoán hay điều trị nào cả. Nếu bạn có bất kì câu hỏi hay tình trạng bệnh lý nào, hãy tìm tới bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể. Việc sử dụng nội dung từ UpToDate được nêu trong Điều khoản sử dụng của UpToDate (UpToDate Terms of Use).

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE