BẠN NÊN LỌC MÁU KHÔNG? VÀ KHI NÀO THÌ NÊN LỌC MÁU?

BẠN NÊN LỌC MÁU KHÔNG? VÀ KHI NÀO THÌ NÊN LỌC MÁU?

14/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

BẠN NÊN LỌC MÁU KHÔNG? VÀ KHI NÀO THÌ NÊN LỌC MÁU?

TỔNG QUAN

Lọc máu là phương pháp điều trị suy thận nặng còn gọi là bệnh thận giai đoạn cuối.  Khi thận không còn hoạt động hiệu quả, chất thải và chất lỏng tích tụ trong máu gây độc cho bệnh nhân. Lọc máu giúp cơ thể loại bỏ chất lỏng và chất thải dư thừa. 

Lọc máu là cần thiết khi khi bệnh nhân mất khoảng 90 phần chức năng thận. Chức năng thận có thể bị mất nhanh chóng (chấn thương thận cấp tính) hoặc qua nhiều tháng hoặc nhiều năm (bệnh thận mãn tính). Trong giai đoạn đầu của bệnh thận, các phương pháp điều trị khác được sử dụng để giúp bảo tồn chức năng thận và trì hoãn các biện pháp điều trị thay thế. 

PHƯƠNG PHÁP LỌC MÁU NÀO LÀ TỐT NHẤT

Khi việc lọc máu trở nên cần thiết, bạn (cùng với bác sĩ lâm sàng của bạn) nên xem xét những lợi thế và bất lợi của hai loại lọc máu:

  • Chạy thận nhân tạo (tại trung tâm hoặc tại nhà)

  • Lọc màng bụng

Quyết định chọn chạy thận nhân tạo và hay lọc màng bụng được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố: nguồn lực sẵn có, có phù hợp với bệnh nhân không, các biến chứng tiềm ẩn, tình hình gia đình và tuổi tác. Để có lựa chọn tốt nhất bệnh nhân nên thảo luận kì càng và chi tiết với bác sĩ điều trị của họ, đặc biệt là trong trường hợp mắc các bệnh mãn tính mà muốn ghép thận. 

KHI NÀO THÌ NÊN BẮT ĐẦU LỌC MÁU?

Bạn và bác sĩ điều trị chính là người sẽ quyết định khi nào sẽ bắt đầu lọc máu. Quyết định này được đưa ra dựa trên chỉ số chức năng thận của bệnh nhân (được đo bằng xét nghiệm máu và nước tiểu), sức khỏe tổng quát, tình trạng dinh dưỡng, triệu chứng, chất lượng cuộc sống, mong muốn cá nhân và các yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định về thời điểm bắt đầu chạy thận. Thực tế, tốt nhất nên chạy thận trước khi bệnh thận tiến triển đến mức có thể xảy ra các biến chứng đe dọa tính mạng.

Chức năng thận thường được ước tính bằng cách sử dụng chỉ số cretinin huyết thanh có trong kết quả xét nghiệm máu để tính toán mức lọc cầu thận (eGFR). Nồng độ creatinine trong máu càng cao, lượng chức năng thận hoặc GFR của bạn càng thấp. Một cách khái quát, một người có thể được đưa vào danh sách chờ ghép thận khi chức năng thận chỉ còn xấp xỉ 20% so với bình thường. Nhiều bệnh nhân sẽ cần phải bắt đầu lọc máu khi chức năng thận của họ xấp xỉ 6 đến 10 phần trăm so với bình thường. Hầu hết bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng khi chức năng thận giảm nhưng các triệu chứng này sẽ giảm khi bệnh nhân bắt đầu lọc máu. Hầu hết bệnh nhân không nhất thiết phải bắt đầu lọc máu cho đến khi cơ thể họ biểu hiện các triệu chứng, và không có một chỉ số cụ thể nào của chức năng thận mà tại đó bắt buộc phải bắt đầu chạy thận trong trường hợp không có triệu chứng, mặc dù tại đó hầu hết các bác sĩ chuyên khoa thận sẽ khuyên bạn nên chạy thận một khi mức eGFR giảm xuống dưới 10 mL / phút / 1,73 m2. Bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính và một số người bị chấn thương thận cấp tính có lượng nước tiểu bình thường tuy nhiên nước tiểu lại không loại bỏ được các chất thải của cơ thể.

Nếu xét nghiệm máu cho thấy thận đang hoạt động rất kém hoặc hoàn toàn không còn chức năng; nếu xét nghiệm cho thất nồng độ kali trong máu rất cao; hoặc nếu có các triệu chứng như lú lẫn hoặc chảy máu có liên quan đến bệnh thận, bệnh nhân nên được chạy thận ngay lập tức. 

TRƯỚC KHI CHẠY THẬN CÓ CẦN CHUẨN BỊ GÌ KHÔNG?

Đối với bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, việc chuẩn bị chạy thận nhân tạo nên được thực hiện ít nhất vài tuần đến vài tháng trước đó.

Tạo ngõ vào từ mạch máu — Lỗ thông tạo ra với mục đích để máu được loại bỏ khỏi cơ thể, chạy qua máy lọc máu và sau đó quay trở lại cơ thể với tốc độ cao hơn mức có thể đạt được thông qua tĩnh mạch bình thường. Có ba loại lỗ thông: lỗ rò động mạch chính (AV), ghép cầu AV tổng hợp và ống thông tĩnh mạch trung tâm. 

Lỗ thông nên được tạo ra trước khi chạy thận nhân tạo bởi vì nó cần thời gian để lành trước khi nó có thể được đưa vào sử dụng. Việc chọn loại đường thông nào cần được thảo luận và quyết định sớm. Có một đường truyền tĩnh mạch (IV) hoặc rút máu thường xuyên ở cánh tay sẽ được sử dụng có thể làm hỏng các tĩnh mạch, và cản trở việc chạy thận nhân tạo. Thường bác sĩ sẽ tạo đường thông ở tay không thuận của bệnh nhân.

Sau khi tạo được đường thông, điều quan trọng là phải theo dõi và chăm sóc vị trí đấy theo thời gian

Lỗ rò động tĩnh mạch — Nối một trong các động mạch đến tĩnh mạch của bệnh nhân. Tĩnh mạch mở rộng và được biết đến như là lỗ rò. Lỗ rò thường ở cánh tay trên hoặc cẳng tay và đôi khi còn nằm ở chân. Các kim tiêm được đặt vào lỗ rò. (hình 1). 

Trong quá trình lọc máu, hai kim được đưa vào lỗ rò. Máu chảy ra khỏi cơ thể thông qua một cây kim, chảy qua máy lọc máu, và chảy trở lại vào cơ thể thông qua cây kim khác.

Một lỗ rò như trên thường được tạo ra từ hai đến bốn tháng trước khi nó được đưa vào sử dụng để lọc máu. Trong thời gian này, khu vực lỗ thông có đủ thời gian để trưởng thành và phát triển. 

Ghép cầu động tĩnh mạch nhân tạo — Đôi khi, tĩnh mạch cánh tay của bệnh nhân không phù hợp để tạo lỗ rò. Trong những trường hợp này, một bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng một ống linh hoạt, giống cao su để tạo ra một đường dẫn giữa động mạch và tĩnh mạch (hình 2). Đây được gọi là ghép cầu động tĩnh mạch nhân tạo. Mảnh ghép nằm dưới da và được sử dụng theo cách tương tự như lỗ rò, ngoại trừ kim được sử dụng để chạy thận nhân tạo được đặt vào vật liệu ghép thay vì tĩnh mạch của bệnh nhân.

Mảnh ghép lành nhanh hơn lỗ rò và thường có thể được sử dụng khoảng hai đến ba tuần sau khi chúng được tạo ra. Tuy nhiên, các biến chứng như thu hẹp các mạch máu và nhiễm trùng xảy ra phổ biến hơn với lỗ rò động tĩnh mạch tự thân.

Ống thông tĩnh mạch trung tâm — Ống thông tĩnh mạch trung tâm sử dụng một ống mỏng, linh hoạt được đặt vào tĩnh mạch lớn (thường ở cổ) (hình 3) và thường được đặt khi bệnh nhân cần chạy thân ngay lập tức, khong đủ thời gian chờ đợi để tạo lỗ rò động tĩnh mạch như hai cách trên. Đây chỉ là cách giải quyết tam thời. Trải qua đợt cấp, bệnh nhân cũng sẽ được tạo các lỗ rò để chạy thận lâu dài về sau.

Các ống thông này có nguy cơ nhiễm trùng cao nhất và chức năng kém nhất so với các loại khác và chỉ nên được sử dụng trong trường hợp cấp bách, không còn cách nào khác. 

Thay đổi chế độ ăn uống — Một số bệnh nhân, đặc biệt là những người được lọc máu ở trung tâm, sẽ cần phải thay đổi chế độ ăn uống trước và trong khi điều trị chạy thận nhân tạo. Những thay đổi này đảm bảo rằng bạn không bị quá tải chất lỏng, điện giải và tiêu thụ cân bằng protein, calo, vitamin và khoáng chất.

Bệnh nhân sẽ phải hạn chế ăn các thức ăn giàu kali, natri, photpho và hạn chế tiêu thụ các chất lỏng. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân chạy thận có một chế độ ăn hợp lí.

BỆNH NHÂN CÓ THỂ CHẠY THẬN Ở ĐÂU?

Bệnh nhân có thể chạy thận tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế có thiết bị lọc máu

Chạy thận tại nhà — Điều trị tại nhà đòi hỏi bệnh nhân và gia đình phải được hướng dẫn và hỗ trợ liên tục từ các bác sĩ và nhân viên y tế có kinh nghiệm trong điều trị bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại nhà. 

Bệnh nhân được điều trị bằng chạy thận nhân tạo tại nhà thường có thể có cuộc sống độc lập hơn và có thể cải thiện kết quả sống sót cao hơn so với những người được điều trị tại các cơ sở y tế có khả năng lọc máu. Nguyên nhân một phần là do bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại nhà có thể điều trị lọc máu thường xuyên hơn hoặc thời gian lâu hơn so với những người được điều trị tại các cơ sở y tế.

Bệnh nhân có thể thực hiên chạy thận nhân tạo tại nhà vào ban ngày hoặc ban đêm:

  • Nếu chạy thận ban ngày. Bênh nhân cần thực hiện 4-7 lần mỗi tuần

  • Nếu chạy thận vào ban đêm, bệnh nhân thực hiện 3-7 lần mỗi tuần, trong khi đang ngủ.

Lọc máu tại nhà có thể được thực hiện trong bất cứ thời gian rảnh nào trong ngày của bệnh nhân, không bị gò bó vè mặt thời gian. Thường thì bệnh nhân được yêu cầu phải có người khác (một thành viên gia đình, bạn bè hoặc kỹ thuật viên) hỗ trợ trước, trong và sau khi chạy thận. Và luôn phải có một bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua điện thoại hay internet khi có các vấn đề phát sinh trong quá  trình chạy thân. 

Lịch lọc máu hàng ngày (hoặc hàng đêm) mang lại lợi ích đáng kể so với chạy thận nhân tạo tại cơ sở y tế. Việc lọc máu thường xuyên hơn dẫn đến sự cải thiện đáng kể sức khỏe, giảm các triệu chứng trong và giữa các lần lọc máu và cải thiện chất lượng cuộc sống. Chạy thận nhân tạo tại nhà có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vì nó đồi hỏi bệnh nhân phải có trách nhiệm  nhiều hơn trong việc chăm sóc chính mình và cho phép duy trì sự thoải mái trong suốt quá trình điều trị. Ngoài ra, điều trị tại nhà giúp bệnh nhân không ị gián đoạn công việc, thường họ vẫn có thể làm các công việc bán thời gian, thậm chí là toàn thời gian.

Thiết bị — Chạy thận nhân tạo tại nhà đòi hỏi bệnh nhân phải có máy lọc máu trong nhà. Tùy thuộc vào loại máy, có thể cần thêm nguồn cung cấp, bao gồm bể xử lý nước, máy lọc máu, chai lọc, thuốc tẩy và thuốc khử trùng, ống tiêm, kim tiêm, ống máu và bộ dụng cụ xét nghiệm nước. Một số máy đòi hỏi phải sửa đổi hệ thống điện và hệ thống ống nước trong khu vực nhà để thực hiện lọc máu. Hiện tại máy chạy thận nhân tạo tại nhà có kích thước xấp xỉ bàn cạnh giường ngủ.

Các hệ thống chạy thận nhân tạo tại nhà mới hơn có thể cầm tay và có thể được sử dụng khi đi du lịch, mặc dù nhiều bệnh nhân sử dụng chạy thận nhân tạo tại nhà và muốn đi du lịch có thể sắp xếp để lọc máu tại địa điểm mà họ sẽ đi du lịch.

Lọc máu tại cơ sở y tế — Lọc máu có thể được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám liên kết với bệnh viện hoặc phòng khám tư. Nhìn chung, chạy thận nhân tạo tại trung tâm mất từ ​​ba đến năm giờ (trung bình là ba giờ rưỡi đến bốn giờ) và được thực hiện ba lần một tuần. Bệnh nhân sẽ có thể đọc hoặc ngủ trong khi điều trị, và bạn thường có thể xem TV, ăn, uống trong lúc đang lọc máu.

Chạy thận nhân tạo cũng có thể được thực hiện vào ban đêm, thường là ba lần mỗi tuần trong khi bạn đang ngủ . Như với chạy thận nhân tạo tại nhà, cần thêm thời gian để chuẩn bị và dọn dẹp. Chạy thận nhân tạo về đêm dường như cũng mang lại lợi ích đáng kể so với điều trị tại các cơ sở y tế thông thường. Những phương pháp điều trị lọc máu dài hơn này có thể giúp cải thiện đáng kể sức khỏe của bạn, giảm các triệu chứng trong và giữa các phương pháp lọc máu và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Khi đi du lịch — Các trung tâm lọc máu được đặt trên khắp nơi trên thế giới. Bệnh nhân cần lọc máu nhưng muốn đi du lịch có thể đặt lịch hẹn tại một trung tâm lọc máu ở địa điểm mà họ sẽ đi du lịch . Nhiều trung tâm lọc máu có một nhân viên có thể giúp sắp xếp cuộc hẹn; lập kế hoạch Bệnh nhân nên bắt đầu đặt lịch trước sáu đến tám tuần để đảm bảo có chỗ trống.

Trung tâm lọc máu nơi bạn thường điều trị lọc máu sẽ cần cung cấp thông tin cho trung tâm tạm thời về hồ sơ bệnh án, bao gồm kết quả xét nghiệm, một danh sách các loại thuốc đang sử dụng, , thông tin bảo hiểm, và bất kỳ yêu cầu đặc biệt.gần đây để có thể tiến hành lọc máu.

Trong trường hợp người bệnh có các bệnh mãn tính đi kèm, bao gồm cả những người cần lọc máu, nên lập kế hoạch cẩn thận cho chuyến du lịch như : mang thêm thuốc và đơn thuốc bằng văn bản, thiết bị y tế và danh sách thông tin liên hệ của các bác sĩ đang điều trị cho họ để liên hệ khi cần thiết. 

  THEO DÕI QUÁ TRÌNH LỌC MÁU

Xét nghiệm máu — Bệnh nhân sử dụng chạy thận nhân tạo, tại nhà hoặc tại trung tâm, sẽ được theo dõi bằng xét nghiệm máu để đảm bảo rằng thời gian và loại phương pháp điều trị lọc máu đang sử dụng là có hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp lọc máu chính xác giúp cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng và kéo dài thời gian sống sót. Xét nghiệm máu được thực hiện ít nhất một lần mỗi tháng và việc điều chỉnh phương pháp chạy thận có thể được thực hiện dựa trên kết quả xét nghiệm.

Theo dõi cân nặng — Vì thận không thể loại bỏ đủ chất lỏng ra khỏi cơ thể, nên chạy thận giup thực hiện nhiệm vụ này. Sự tích tụ chất lỏng có thể dẫn đến các biến chứng. Hầu hết bệnh nhân sẽ được cân trước và sau khi lọc máu và sẽ được yêu cầu theo dõi cân nặng hàng ngày tại nhà. Nếu cân nặng của bạn tăng hơn bình thường sau khi điều trị, nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lí kịp thời. 

Chăm sóc đường thông mạch máu — Phảo chăm sóc cẩn thận vị trí các lỗ rò để tránh các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, kể cả khi đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, các biện chứng vẫn có thể xảy ra. Sau đây là một số cách chăm sóc cụ thể: 

  • Luôn luôn rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm mỗi ngày và trước khi lọc máu. Không làm trầy xước hoặc cố gắng loại bỏ vảy tại khu vực này. 

  • Kiểm tra khu vực này hàng ngày để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như ấm, đỏ, sưng.

  • Kiểm tra xem có lưu lượng máu trong lỗ rò hàng ngày không. Luôn phải có dòng máu chảy trong lỗ rò. Nếu điều này không xyar ra, bạn cần liên hệ với bác sĩ. Đôi khi, kiểm tra dòng máu chảy được thực hiện bằng máy siêu âm.

  • Cẩn thận để tránh chấn thương cánh tay nơi lỗ rò được đặt; Không mặc quần áo chật hoặc trang sức, mang vác vật nặng hoặc ngủ kê trên cánh tay. Không cho phép bất cứ ai lấy máu hoặc đo huyết áp trên cánh tay này.

  • Khi rút kim, cần dùng lực nhẹ nhàng. Nếu máu vẫn chảy sau 30 phút kể từ khi rút kim, bạn cần liên hệ với nhân viên y tế để xử lý kịp thời.

PHẢN ỨNG PHỤ KHI CHẠY THẬN

Hầu hết bệnh nhân dung nạp tốt với chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, tác dụng phụ vẫn có thể xảy ra. Tụt huyết áp là biến chứng phổ biến nhất và có thể đi kèm với chóng mặt, khó thở, chuột rút cơ bắp, buồn nôn hoặc nôn. Một số bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi trong một khoảng thời gian sau khi chạy thận nhân tạo.

Luôn có các phương pháp điều trị và biện pháp phòng ngừa  khi các triệu chứng này xảy ra trong quá trình lọc máu. Nhiều tác dụng phụ có liên quan đến sự tích tụ muối và chất lỏng dư thừa giữa các phương pháp điều trị lọc máu, có thể được giảm thiểu bằng cách theo dõi cẩn thận lượng muối và chất lỏng mà bệnh nhân  tiêu thụ.

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. National Kidney Foundation. K/DOQI clinical practice guidelines for chronic kidney disease: evaluation, classification, and stratification. Am J Kidney Dis 2002; 39:S1.

  2. Galla JH. Clinical practice guideline on shared decision-making in the appropriate initiation of and withdrawal from dialysis. The Renal Physicians Association and the American Society of Nephrology. J Am Soc Nephrol 2000; 11:1340.

  3. Williams AW, Chebrolu SB, Ing TS, et al. Early clinical, quality-of-life, and biochemical changes of "daily hemodialysis" (6 dialyses per week). Am J Kidney Dis 2004; 43:90.

Lỗ rò động – tĩnh mạch tự thân

Bản vẽ này cho thấy một lỗ rò AV nằm dưới da tại cánh tay. Một bác sĩ tạo ra một lỗ rò AV bằng cách phẫu thuật để nối trực tiếp động mạch với tĩnh mạch. Thường thì thủ thuật này được thực hiện ở cánh tay dưới nhưng cũng có thể được thực hiện ở cánh tay trên. Trong quá trình chạy thận nhân tạo, hai kim được đưa vào lối vào để loại bỏ và đưa máu trở lại cơ thể.

AV: chỗ nối động mạch và tĩnh mạch

Blood to dialysis machine: máu vào máy lọc để lọc chất thải

Blood from dialysis machine: máu sau khi lọc quay về cơ thể

Artery: động mạch

Cầu nối thông động – tĩnh mạch nhân tạo




Bản vẽ này cho thấy một mảnh ghép AV nằm dưới da trong cánh tay Bác sĩ phẫu thuật dùng một mảnh ghép bằng ống cao su để kết nối một động mạch với tĩnh mạch. Trong quá trình chạy thận nhân tạo, hai kim được đưa vào mảnh ghép để lấy máu ra và đưa máu trở lại cơ thể.

AV: chỗ nối động mạch và tĩnh mạch

Blood to dialysis machine: máu vào máy lọc để lọc chất thải

Blood from dialysis machine: máu sau khi lọc quay về cơ thể

Synthertic bridge graft: mảnh ghép cao su làm cầu nối giữa động mạch và tĩnh mạch

Ống thông tĩnh mạch trung tâm dùng để lọc máu


Bản vẽ này cho thấy một ống thông tĩnh mạch trung tâm mỏng, linh hoạt. Một đầu được đặt vào một tĩnh mạch lớn, thường là ở cổ. Đầu kia ở bên ngoài cơ thể. Trong quá trình chạy thận nhân tạo, phần cuối bên ngoài cơ thể được nối với các ống từ máy lọc máu:

Catheter: ống thông tĩnh mạch trung tâm

Right atrium of heart: tâm nhĩ trái của tim

 

TAGS: hdcare, LỌC MÁU

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE