TỔNG QUAN
Kháng sinh giúp bạn chống chọi với nhiễm khuẩn, giúp những cuộc phãu thuật diễn ra an toàn, và giúp đảm bảo vết thương vô khuẩn khi lành. Nhưng chỉ nên sử dụng kháng sinh khi cần, nếu không vi khuẩn có thể kháng thuốc và kháng sinh không thể mang lại hiệu quả nữa.
Bài viết này giải thích
-
Các loại nhiễm khuẩn nào có thể điều trị bằng kháng sinh và loại nào không.
-
Lý do tại sao bác sĩ không kê kháng sinh cho nhiễm virus
-
Kháng sinh nào bị kháng, chúng ta cần làm gì?
Kháng sinh là gì?
Kháng sinh là thuốc có khả năng diệt vi khuẩn. Hầu hết vi khuẩn không gây hại cho con người. Thật ra, chúng ta cần vi khuẩn để mạnh khỏe bao gồm những chủng vi khuẩn đường ruột và giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn.
Nhưng vài vi khuẩn có thể gây bệnh và có thể dẫn đến tử vong. Nếu bạn trải qua một đợt nhiễm trùng nghiêm trọng do tác nhân vi khuẩn thì kháng sinh sẽ rất hữu dụng và có thể cứu mạng bạn. Ví dụ, nếu bạn phải phẫu thuật, kháng sinh có thể bảo vệ bạn không bị nhiễm trùng và điều trị nhiễm trùng nếu cố.
Kháng sinh có thể uống hay được tiêm truyền vào cơ thể.
Tại sao đôi khi bác sĩ không kê toa kháng sinh?
Không phải nhiễm trùng nào cũng chữa được bằng kháng sinh, nguyên do là vì không phải nhiễm trùng nào cũng cho vi khuẩn. Đôi khi tác nhân là do vi rus hay nấm, và chỉ có thể điều trị bằng thuốc kháng virus hay kháng nấm, chứ không phải kháng sinh.
-
Kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn.
-
Kháng sinh không thể chữa được những nhiễm trùng gây ra bởi virus hay nấm.
Hầu hết những nhiễm trùng thường thấy làm chúng ta cảm thấy bị bệnh gây ra bởi virus, không phải bởi vi khuẩn. Bao gồm:
-
Cúm
-
Cảm lạnh
-
Ho và viêm họng
-
Đau bụng
-
Viêm tai giữa (chủ yếu ở trẻ em)
Kể cả những viêm phế quản hay ho nặng nề kéo dài khoảng vài tuần (thường gọi là nhiễm trùng đường hô hấp trên) thường gây ra bởi virus chứ không phải vi khuẩn.
Có vài nhiễm trùng không rõ nguyên nhân. Ví dụ: bạn đi khám bệnh và bác sĩ nghĩ có thể bạn mắc bệnh do tác nhân virus nhưng cũng có thể có khả năng vi khuẩn gây ra nó.
Bác sĩ cần có những cận lâm sàng để biết được tác nhân gây bệnh của bạn như là công thức máu hay xét nghiệm đàm. Và phải mất vài ngày để bác sĩ có được kết quả xét nghiệm.
Nên, cũng chả phải khó hiểu nếu bác sĩ bạn kê toa kháng sinh, dù tác nhân gây bệnh có phải là vi khuẩn hay không không? Sau tất cả, điều này cũng không gây hại gì.
Thật ra, là có gây hại đấy. Trong một thời gian dài, nhiều bác sĩ lạm dụng kê toa kháng sinh cho những bệnh thông thường như ho hay viêm họng. Điều này khiến bệnh nhân nghĩ mình đã được chăm sóc y tế và giúp bác sĩ tránh câu hỏi “tại sao bác khám bệnh mà không kê thuốc gì thế”.
Nhưng điều này đang thay đổi. Thứ nhất, đối với bệnh nhân, không hẳn là tốt nếu kê cho bệnh nhân thuốc mà họ không cần. Kháng sinh, cũng như bất kể những thuốc khác đều có tác dụng phụ, bao gồm nổi mẩn, ngứa, tiêu chảy, nôn ói, đau đầu, chóng mặt, ra dịch âm đạo, và phản ứng quá mẩn dị ứng dù rất hiếm.
Hầu hết các nhiễm trùng dù tác nhân là vi khuẩn hay không đều có “tự giới hạn”, nghĩa là cơ thể chúng ta có thể tự đề kháng và loại bỏ vi khuẩn, điều trị bằng kháng sinh sẽ làm cho bệnh mau hết hơn, chỉ trong vài giờ.
Nhưng có nhiều lí do khiến bác sĩ hạn chế kê kháng sinh cho các bệnh thông thương. ĐÓ là vì đề kháng kháng sinh.
Đề kháng kháng sinh là gì?
Bạn có thể nghe cụm từ “đề kháng kháng sinh” và bạn có thể thấy báo chí đưa tin về việc chúng ta đã hết dần kháng sinh vì tình trạng vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh.
Vi khuẩn là những sinh vật sống. Như những loài khác, nó có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Nhiều vi khuẩn có thể sống trong môi trường có kháng sinh. Nghĩa là chúng khó bị tiêu diệt. Ví dụ như trường hợp tụ cầu kháng methicillin, được gọi là MRSA (methicillin-resistant staphylococcus aureus)
Trong hầu hết trường hợp, vài vi khuẩn bắt đầu kháng tất cả kháng sinh. Kháng thuốc xảy ra vì hai lí do:
-
Quá lạm dụng kháng sinh: Khi kháng sinh được sử dụng quá nhiều, những chủng vi khuẩn mạnh nhất sẽ có thể tồn tại, phân chia và trở nên ưu thế, làm cho nhiễm trùng khó mà điều trị được. Vì vậy, chỉ nên xài kháng sinh khi cần, không phải bệnh lặt vặt nào cũng xài kháng sinh, mà nên để sức đề kháng tự mình loại bỏ vi khuẩn.
-
Bỏ trị: Khi bệnh nhân được kê toa kháng sinh mà không chịu tuân theo chỉ dẫn hoặc không uống đủ liều, làm cho còn những con vi khuẩn sống sót. Những con sống sót này trở nên kháng kháng sinh và không còn bị giết bởi kháng sinh nữa.
Kháng khán sinh là một trong những vấn đề nghiêm trọng và ngày càng khó kiểm soát. Nếu không ngừng việc lạm dụng kháng sinh và bỏ trị thì:
Nhiều loại nhiễm trùng sẽ không thể điều trị được:
-
Những cuộc phẫu thuật sẽ trở nên kém an toàn
-
Những vết thương nhỏ sẽ trở nên nghiêm trọng, gây nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
-
Những căn bệnh nhẹ vốn dĩ có thể dễ dàng điều trị kháng sinh thì nay không thể điều trị được.
Vì thế, đây là những lí do làm bác sĩ ngần ngại kê toa kháng sinh cho những bệnh đơn giản gây ra bởi vi rút. Để tránh tình trạng đòi hỏi sử dụng thuốc ở bệnh nhân thì bác sĩ có thể cho giả dược và cơ thể bệnh nhân tự loại bỏ vi khuẩn, điều này sẽ giúp cho tình trạng kháng thuốc giảm bớt.
Về phần bệnh nhân, nên nghe theo lời khuyên bác sĩ
-
Nghe theo lời khuyên bác sĩ và hãy tin răng nếu bác sĩ bảo bạn không cần uống kháng sinh thì nghĩa là bạn không cần uống kháng sinh đâu. Việc uống kháng sinh để điều trị bệnh thông thường không có nghĩa là chúng là tốt.
-
Nếu bạn cần được điều trị bằng kháng sinh thì hãy tuân theo chỉ dẫn chính xác, uống đủ thuốc, đủ liều kể cả khi bạn thấy khỏe hơn sau vài liều đầu.
-
Một vài bệnh nhân có đè kháng tốt và tự bình phục mà không cần uống kháng sinh. Nên có thể trì hoãn việc uống thuốc nếu bạn thấy bạn khỏe hơn, nếu không thì nên tuân thủ theo đơn bác sĩ đầy đủ và chính xác.
-
Lan tỏa cộng đồng, hãy tuyền truyền cho mọi người về tác hại của kháng kháng sinh và việc lạm dụng kháng sinh, bỏ trị kháng sinh cho bạn bè và cho người thân của bạn.
Kháng sinh trong tương lai
Chúng ta đang đối mặt với tình trạng hết kháng sinh trong tương lại. Nếu chúng ta không thay đổi cách chúng ta dùng kháng sinh, khi đó nguy cơ kháng thuốc tăng lên và ngày càng nghiêm trọn. Các loại kháng sinh mới không thể được điều chế kịp với tốc độ vi khuẩn kháng thuốc đồng nghĩa với việc nhiều bệnh nhiễm trùng vốn dĩ có thể điều trị dễ dàng thì không thể chữa được trong tương lai.
Tin tốt là nếu chúng ta dừng việc lạm dụng kháng sinh và sử dụng thuốc đủ liều và chính xác thì vi khuẩn sẽ không còn kháng thuốc và việc điều trị mang lại hiệu quả. Nhưng chúng ta phải làm tốt vai trò của mình trước đã
-
Bác sĩ không nên kê kháng sinh cho những bệnh nhân không có chỉ định dùng kháng sinh và hãy giải thích lý do cặn kẽ cho bệnh nhân.
-
Mọi người cần tuyên truyền về việc sử dụng kháng sinh khi cần thiết và đúng cách.
-
Bệnh nhân cần hiểu lí do tại sao mình không nên dùng kháng sinh và lí do tại sao cần uống đủ liều và chính xác kháng sinh đã được kê cho cho họ.