HỘI CHỨNG CHÂN KHÔNG YÊN GỒM NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ?

HỘI CHỨNG CHÂN KHÔNG YÊN GỒM NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ?

27/06/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

HỘI CHỨNG CHÂN KHÔNG YÊN GỒM NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ?

TỔNG QUAN

Hội chứng chân không yên (tên tiếng Anh là Restless legs syndrome - RLS), hay còn gọi là hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED). Đây là một bệnh lý thần kinh khiến cho người bệnh có những cơn xung động hầu như không kiểm soát được. Hội chứng này khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống khiến người bệnh phải đứng lên và di chuyển. Di chuyển giúp giảm bớt cảm giác khó chịu tạm thời. Những cảm giác này cũng có thể xảy ra đối với tay.

Hội chứng chân không yên thường xảy ra vào buổi tối hoặc đêm trong khi bạn đang ngồi hoặc nằm. Nó có thể là nguyên nhân phá vỡ giấc ngủ, dẫn đến tình trạng buồn ngủ vào ban ban ngày và khiến người bệnh đi lại khó khăn.

Hội chứng chân không yên có thể khởi bệnh ở bất cứ độ tuổi nào, mang tính di truyền và sẽ nặng dần theo thời gian. Bệnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, dẫn tới sự mệt mỏi vào ban ngày và gây khó khăn cho đi lại. Các bệnh lí như: thiếu máu, bệnh thận, đái tháo đường, mang thai cũng làm tăng nguy cơ mắc RLS

TRIỆU CHỨNG

Những người bị RLS có một sự thôi thúc di chuyển chân khi họ nghỉ ngơi. Cảm giác ngứa, bỏng rát hoặc kiến bò sâu bên trong chân làm bạn khó ngủ. Cử động chân có thể giúp giảm đau tạm thời. Thường thì cả hai bên cơ thể đều bị ảnh hưởng. Bởi vì những cảm giác này có thể làm gián đoạn giấc ngủ nên bạn thường sẽ thấy rất mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Một số người cũng có cảm giác bồn chồn không yên ở ngón chân, cẳng chân hoặc bàn chân khi họ ngồi xuống. Triệu chứng này thường  nặng hơn về đêm và khi bệnh nhân cố gắng đứng yên để đọc sách, xem tivi hoặc ngủ thiếp đi. 

Tóm lại, các triệu chứng gồm:

  • Xuất hiện khi nghỉ ngơi

  • Thôi thúc bệnh nhân di chuyển

  • Nặng hơn về đêm

  • Thỉnh thoảng chân tự di chuyển trong lúc ngủ

Các triệu chứng của RLS có thể khiến người bệnh khó có được một giấc ngủ ngon. Những người mắc bệnh thường cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày. 

Xét nghiệm chẩn đoán

Các bác sĩ chẩn đoán hội chứng chân không yên bằng cách nghe mô tả về các triệu chứng và qua phỏng vấn về lịch sử y tế. Để được chẩn đoán hội chứng chân không yên, phải đáp ứng bốn tiêu chí thành lập bởi Hội hội chứng chân không yên quốc tế:

  • Có thôi thúc mạnh mẽ di chuyển chân, thường không thể cưỡng lại, thường đi kèm với cảm giác khó chịu. Những cảm giác thường được mô tả như là bò, trườn, chuột rút, ngứa ran, kéo, giật mạnh hoặc ngứa.

  • Triệu chứng bắt đầu hay tồi tệ hơn khi đang nghỉ ngơi, chẳng hạn như ngồi hay nằm xuống.

  • Triệu chứng giảm một phần hoặc tạm thời thuyên giảm do hoạt động, như đi bộ hoặc kéo dài chân.

  • Triệu chứng nặng hơn vào ban đêm.

Xét nghiệm máu hoặc cơ hoặc thần kinh học có thể được chỉ định để loại trừ các nguyên nhân khác có thể có các triệu chứng.

Ngoài ra, bác sĩ có thể giới thiệu đến một chuyên gia về giấc ngủ để đánh giá thêm. Điều này có thể yêu cầu bệnh nhân phải ở lại qua đêm tại bệnh viện, nơi có thể nghiên cứu chặt chẽ thói quen ngủ và kiểm tra chân co giật (động tác chân tay định kỳ) trong khi ngủ - dấu hiệu có thể có của hội chứng chân không yên. Tuy nhiên, chẩn đoán hội chứng chân không yên thường không đòi hỏi nghiên cứu giấc ngủ.

CÁC TIPS ĐỂ CẢM THẤY DỄ CHỊU

● Thực hiện các hoạt động khiến đầu óc bạn tỉnh táo trong ngày, chẳng hạn như trò chơi ô chữ

● Tập thể dục thường xuyên mở mức vừa phải

● Massage chân 

● Chườm nóng chân bằng miếng đệm nóng hoặc tắm nước ấm

● Tránh dùng các loại thuốc có thể làm cho RLS trở nên tồi tệ hơn – gồm: kháng histamine như diphenhydramine.

KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ?

    Nên đi khám khi tình trạng kéo dài và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn

PHƯỚNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Mục tiêu của việc điều trị bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED) là làm giảm triệu chứng và cho phép bạn có giấc ngủ ngon. Bác sĩ có thể khuyến cáo biện pháp điều trị tại nhà và dùng thuốc. Thường thì phối hợp cả hai phương pháp này cho kết quả khá tốt. Một số thuốc có tác dụng tốt hơn những thuốc còn lại, vì vậy có thể cần phải thử vài lần để tìm được loại Thuốc điều trị tốt nhất. Hãy tránh sử dụng caffeine, thuốc lá và rượu.

Nếu các triệu chứng nặng lên và việc điều trị không làm giảm triệu chứng, có thể bạn cần phải đén khám ở chuyên gia điều trị rối loạn giấc ngủ hoặc bác sĩ nội thần kinh – người chuyên điều trị các bệnh lý của hệ thần kinh. Một số thuốc có thể được kê tao như: 

Ở những người bị RLS có thể đi kèm suy thận, RLS có thể cải thiện với chạy thận nhân tạo 

TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BỆNH ĐANG MANG THAI

Nếu đang mang thai, bệnh nhân có thể bổ sung sắt và thử các mẹo khác không liên quan đến việc dùng thuốc theo toa. Hầu hết các loại thuốc được sử dụng để điều trị RLS không được chứng minh là an toàn khi dùng trong thai kỳ. Nếu các triệu chứng nặng hơn theo thời gian, có một số loại thuốc có thể dùng được. Nhưng thường thì RLS biến mất hoặc giảm hẳn sau khi sinh con.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE