HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ LÀ GÌ? YẾU TỐ NÀO GÂY HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ?

HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ LÀ GÌ? YẾU TỐ NÀO GÂY HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ?

27/06/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ LÀ GÌ? YẾU TỐ NÀO GÂY HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ?

TỔNG QUAN

Hạ huyết áp tư thế là một dạng của huyết áp thấp xảy ra khi chuyển từ tư thế ngồi hoặc nằm sang tư thế đứng. Khi đó người bệnh có cảm giác lâng lâng, có thể thấy chóng mặt, choáng váng, thậm chí có thể bị ngất. Bệnh hường gặp ở người cao tuổi.

Điều này được diễn ra theo nguyên tắc “nước chảy chỗ trũng”. Có nghĩa là khi ở tư thế đứng, do ảnh hưởng của trọng lực, máu trong cơ thể sẽ bị dồn về phía các tĩnh mạch vùng thấp của cơ thể (ví dụ tĩnh mạch chi dưới) và được giữ lại ở đó. Lúc này, sự hồi lưu tĩnh mạch bị giảm kéo theo giảm cung lượng tim làm cho huyết áp bị hạ xuống, đồng thời lượng máu và oxy cung cấp cho não cũng bị giảm. Do đó bệnh nhân có thể bị rối loạn nhận thức thậm chí là ngất xỉu. 

BIỂU HIỆN BỆNH

Khi đột ngột chuyển từ tư thế ngồi hoặc nằm sang tư thế đứng, người bệnh có thể biểu hiện các triệu chứng sau: 

  • Chóng mặt hoặc choáng váng

  • Nhìn mờ, hoa mắt

  • Ngất (bất tỉnh)

YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ BỊ HUYẾT ÁP THẤP

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây hạ huyết áp tư thế như:

  • Hạ huyết áp tư thế thường xảy ra ở người già. “Xơ cứng động mạch” hoặc xơ vữa động mạch phát triển khi tuổi cao ngăn cản các mạch máu thích ứng với sự thay đổi đột ngột khi cần thiết. Nhiều bệnh có liên quan đến hạ huyết áp tư thế đứng tiến triển xấu đi và làm các triệu chứng nặng lên theo tuổi tác.

  • Mang thai có liên quan đến hạ huyết áp tư thế. Khi thai lớn dần, lưu lượng của hệ thống tuần hoàn mở rộng và huyết áp có xu hướng giảm. Điều này có thể dẫn đến chóng mặt khi đứng lên đột ngột. Huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

  • Tiết mồ hôi quá nhiều do gắng sức và tiếp xúc với nhiệt là những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân tiềm ẩn của mất nước và các triệu chứng của hạ huyết áp tư thế. Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ khác gây hạ huyết áp tư thế có nguy cơ gia tăng cho dù họ bị mất nước nhẹ.

  • Uống rượu thường xuyên và lạm dụng ma túy cũng là những yếu tố nguy cơ gây ra các triệu chứng hạ huyết áp tư thế đứng.

NGUYÊN NHÂN

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bao gồm: 

  • Lượng dịch trong cơ thể thấp – có thể do mất máu hoặc mất nước, cụ thể do: 

    • Không uống đủ nước

    • Nôn mửa hoặc tiêu chảy

    • Đổ mồ hôi nhiều (ví dụ: sau các hoạt động thể lực)

  • Bệnh lí tim mạch; Tim không bơm đủ lượng máu đi nuôi cơ thể, không kịp phản ứng nhanh khi cơ thể chuyển đổi tư thế. Một số bệnh tim có thể dẫn đến huyết áp thấp như nhịp tim đập rất chậm (nhịp tim chậm), các vấn đề van tim, nhồi máu cơ tim và suy tim

  • Rối loạn hệ thống thần kinh. Một số rối loạn hệ thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson, bệnh teo đa hệ thống, bệnh mất trí nhớ thể Lewy, suy hệ thần kinh tự chủ đơn thuần và tích lũy đạm có thể phá vỡ hệ thống điều tiết huyết áp bình thường của cơ thể

  • Do dùng một số thuốc

Ở một số người, hạ huyết áp thế bắt nguồn từ các bệnh lí đi kèm như bệnh tiểu đường hoặc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể gặp ở những người hoàn toàn khỏe mạnh. Người già có xu hướng bị nhiều hơn người trẻ tuổi.

THỜI ĐIỂM CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ

Nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên. Đặc biệt là các trường hợp bị ngất. 

XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN

Một vài xét nghiệm có thể giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.  Đơn giản nhất là đo huyết áp và mạch của bệnh nhân ở cả hai tư thế: đứng và nằm sau đó so sánh. Có thể làm thêm các xét nghiệm như: 

  • Xét nghiệm máu giúp xác định tình trạng thiếu máu hoặc hạ đường huyết. Cả hai tình trạng này đều có thể là nguyên nhân gây hạ huyết. Các xét nghiệm về điện giải cũng giúp gợi ý nguyên nhân gây bệnh.

  • Xét nghiệm tim mạch: ECG, siêu âm tim nhằm tìm các bệnh lí tim mạch có liên quan đến hạ huyết áp.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Đầu tiên, bác sĩ điều trị sẽ loại trừ các nguyên nhân gây ra do thuốc. Một số thuốc có thể gây hạ huyết áp, như: 

  • Thuốc điều trị cao huyết áp

  • Thuốc điều trị đau thắt ngực

  • Thuốc trầm cảm

Nếu nguyên nhân do thuốc, bác sĩ điều trị sẽ thay thế hoặc giảm liều để tránh tác dụng không mong muốn. 

MỘT SỐ CÁCH ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ

Một số cách sau có thể cải thiện huyết áp. Khi thực hiện bất cứ cách nào dưới đây, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để biết được mức vận động phù hợp với bản thân. 

  • Khi đứng lên, hãy tiến hành từ từ để cho cơ thể có thời gian thích nghi. Đặc biệt là buổi sáng khi chuẩn bị dậy khỏi giường, nên ngồi và chờ một lát trước khi đứng hẳn dậy. Và chắc chắn bên cạnh phải có chỗ dựa phòng trường hợp bệnh nhân bị chóng mặt để có nơi bám trụ. 

  • Không nên chạy bộ, leo núi, và làm việc dưới thời tiết nóng nực. 

  • Luôn uống đủ nước, đặc biệt khi trời nắng

  • Nằm kê cao đầu. 

  • Mang vớ áp lực 

  • Không uống rượu

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE