EBOLA LÀ GÌ? LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

EBOLA LÀ GÌ? LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

03/03/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

EBOLA LÀ GÌ? LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

Ebola là gì?

Ebola là một bệnh nhiễm trùng gây nên sốt, đau nhức toàn thân, tiêu chảy, và đôi khi xuất huyết. 

Ebola gây nên bởi một loại virus và là một nhiễm trùng nghiêm trọng, thường dẫn đến tử vong.

Ebola diễn ra ở các nước Trung Phi, Sudan và Tây Phi. Trong lịch sử đã từng có nhiều đợt bùng phát Ebola ở CHDC Congo, với 2 đợt được ghi nhận vào 2018. Tuy nhiên, đợt bùng phát lớn nhất xảy ra ở Tây Phi trong khoảng từ 2014 tới 2016, ảnh hưởng chủ yếu tới các nước như Guinea, Liberia và Sierra Leone.

Thông tin về các đợt bùng phát Ebola gần nhất và làm thể nào để tự bảo vệ mình và người khác, xem các trang web dưới đây:

  • United States Centers for Disease Control and Prevention (CDC): www.cdc.gov

  • World Health Organization (WHO): www.who.int

Triệu chứng của Ebola? 

Đầu tiên, các biểu hiện giống như cảm cúm, có thể nặng nề hơn nhiều và đẫn dến tử vong.

Triệu chứng thường bắt đầu sau 2-21 ngày kể từ lúc nhiễm. Ban đầu bao gồm:

  • Sốt đột ngột, lạnh run

  • Yếu và mệt mỏi

  • Chán ăn 

  • Đau đầu nhiều

  • Đau vùng lưng và toàn thân

Vài ngày sau đó, các biểu hiện khác bắt đầu và tiến triển:

  • Tiêu chảy mất nước

  • Buồn nôn và nôn

  • Đau bụng

  • Nổi ban

  • Xuất huyết hoặc các vết bầm. Tuy không xảy ra ở tất cả bệnh nhân, nhưng nếu có, xuất huyết sẽ biểu hiện:

    • Các điểm xuất huyết màu tím (do mạch máu bị vỡ)

    • Tiểu chảy có máu hoặc tiêu phân nhầy máu.

    • Có máu chảy từ miệng, mũi, mắt hoặc bất kỳ nơi nào da bị tổn thương.

Kể cả khi hồi phục, các triệu chứng có thể vẫn còn: đau khớp, vấn đề về mắt, điêc, đau đầu hoặc mệt mỏi. Mội vài bệnh nhân bị nặng và các triệu chứng có thể kéo dài nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Ebola lây truyền như thế nào?

Đường lây của Ebola gồm:

  • Tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Ebola: tiếp xúc với dịch cơ thể (máu, nước miếng, dịch nôn, nước tiểu, tinh dịch) của người nhiễm (còn sống hoặc đã chết), sau đó chạm vào mắt, mũi, miệng hoặc nơi vết thương hở hoặc vết chầy xước.

  • Tiếp xúc trực tiếp với vật thể bị nhiễm virus (ví dụ dụng cụ y tế)

  • Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của động vật nhiễm Ebola, thậm chí vẫn có thể bị nhiễm khi ăn thịt không nấu chín của động vật bị nhiễm.

Bạn vẫn có thể nhiễm Ebola khi quan hệ tình dục với người bệnh (kể cả khi người bệnh thấy tốt hơn, virus sẽ vẫn ở trong dịch cơ thể sau một thời gian). Các chuyên gia nói rằng cách an toàn nhất là không quan hệ tình dục (bất kể đường nào) với người nhiễm Ebola. Còn nếu vẫn tiếp tục, luôn dùng bao cao su khi quan hệ để bảo vệ chính bạn. Ngoài ra, Ebola còn lây qua đường sữa mẹ. 

Ebola không lây qua đường không khí

Virus Ebola ở trên các bề mặt khô, như tay nắm cửa hay các kệ, có thể sống sót sau vài giờ. Nếu là dịch cơ thể (ví dụ máu), virus có thể tồn tại lâu hơn, tới vài ngày, ở nhiệt độ phòng. Virus bị têu diệt bởi các chất tẩy uế.

Có nên gặp bác sĩ?

Nếu bạn từng tiếp xúc với Ebola, hoặc từng ở trong vùng dịch bệnh, bạn có thể được yêu cầu theo dõi nhiệt độ. Nếu nghi ngờ tiếp xúc với virus, bạn vẫn có thể được theo dõi bởi bác sĩ. Danh sách các vùng ảnh hưởng được cập nhật ở website CDC đề cập ở trên.

Trường hợp nghi ngờ tiếp xúc, dù không phải trực tiếp với người nhiễm Ebola, các nhân viên y tế cũng có thể giúp bạn biết cần phải làm gì, gồm:

  • Đo nhiệt độ cơ thể mỗi ngày trong 21 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối.

  • Để ý nếu có các triệu chứng của nhiễm Ebola đã kể trên trong 21 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối.

  • Nếu bạn cảm thấy sốt hay có bất cứ triệu chứng nào kể trên, hãy liên hệ với nhân viên y tế gần nhất.

  • Nếu bạn ốm nặng và cần đến bệnh viện ngay, hãy thông báo cho nhân viên cấp cứu hay bệnh viện rằng bạn có thể đã bị nhiễm Ebola. Điều này giúp tránh lây nhiễm cho chính họ và người xung quanh.

Nếu bạn có khả năng nhiễm Ebola, các bác sĩ sẽ khám và hỏi các triệu chứng của bạn, và cả về nơi bạn ở, nơi bạn vừa du lịch về, bạn tiếp xúc với người hay động vật nghi bị bệnh như thế nào.

Có xét nghiệm nào để biết nhiễm Ebola hay không?

Câu trả lời là có, và nó được thực hiện trên máu hoặc dịch cơ thể. 

Điều trị Ebola như thế nào?

Nếu bạn nhiễm Ebola, bạn có thể được điều trị ở bệnh viện, thường ở khoa chăm sóc tích cực (Intensive Care Unit - ICU). Tuy không có thuốc chữa khỏi nhiễm trùng, các bác sĩ và điều dưỡng trong bệnh viện có thể điều trị hỗ trợ, bao gồm bù dịch qua đường truyền tĩnh mạch, các thuốc ổn định huyết áp, chống huyết khối. Tuy có một số phương pháp điều trị thực nghiệm cho vài bệnh nhân Ebola, tác dụng thực sự của nó chưa được chứng minh đầy đủ.

Có thể phòng tránh Ebola được không?

Vaccine ngừa Ebola vẫn đang được nghiên cứu. Trong thời gian này, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bằng cách tránh xa người bị nhiễm Ebola hay người từng tiếp xúc với bệnh nhân. Virus Ebola có thể lan truyền giữa những người tiếp xúc gần gũi với nhau. Virus lây qua dịch cơ thể, do đó bất cứ kiểu tiếp xúc nào liên quan đến dịch cơ thể bị nhiễm đều là nguy cơ cao.

Nếu bạn bắt buộc phải ở gần người bị nhiễm Ebola, liên hệ với nhân viên y tế gần nhất đề biết cần phải làm gì. Bạn sẽ cần phải rửa tay bằng sà phòng và nước nhiều lần, mang găng, mặc khẩu trang, áo choàng và nhiều đồ phòng hộ khác. Điều quan trọng nữa là bạn cũng phải biết mặc và tháo đồ bảo hộ đúng cách. Nhân viên y tế sẽ chỉ dẫn cho bạn. Không tự làm khi chưa có sự hướng dẫn từ nhân viên y tế. 

Không chạm vào người nhiễm hay đã chết vì Ebola. Tử thi cần được khiêng đi khi có đầy đủ đồ bảo hộ và được chôn cất hay hỏa thiêu càng sớm càng tốt. Và cũng cần phải có người đã được huấn luyện để chôn người chết vì Ebola đúng cách.

Nếu bạn đang ở trong vùng dịch, tránh tiếp xúc với dơi, khỉ và các động vật linh trưởng khác (ví dụ tinh tinh hay gorillas). Cũng cần tránh máu, dịch hay thịt sống của những loài động vật này. Chúng có thể lây truyền Ebola cho người.

TAGS: EBOLA, HDCACRE

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE