Đột quỵ và những điều cần biết

Đột quỵ và những điều cần biết

28/08/2018

-

Tạ Lê Yến Nhi

-

0 Bình luận

Đột quỵ và những điều cần biết

Đột quỵ (Tai biến mạch máu não) là một căn bệnh khá phổ biến trong thời gian gần đây với những hậu quả nghiêm trọng. Bệnh không chỉ xảy ra với những người cao tuổi hay cao huyết áp mà có thể xảy ra ngay cả với những người trẻ tuổi.Tại Việt Nam, mỗi năm có trung bình hơn 200000 người bị mắc bệnh đột quỵ. Trong đó,khoảng 50% người bệnh bị tử vong và hầu như 90% những người còn sống sau cơn đột quỵ sẽ chịu đựng các di chứng về thần kinh và cả hành vi một cách nghiêm trọng.

Vậy, đột quỵ là gì? Đột quỵ là một tổn thương đến não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Não bị thiếu oxy và dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút.

Nguyên nhân

Chế độ ăn uống, lối sống không lành mạnh :

Những người lười tập thể dục hay lười vận động đồng thời ăn uống thức ăn nhiều cholesterol luôn có nguy cơ mắc đột quỵ rất cao. Vì khi ăn uống nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ dẫn đến sự gia tăng cholesterol trong máu. Lượng cholesterol gia tăng sẽ làm tăng các mảng bám trên thành động mạch, dễ gây xơ vữa động mạch. Hơn nữa, cộng với việc lười vận động, cơ thể sẽ không đốt cháy được nhiều calories và không kiểm soát được lượng cholesterol "xấu", từ đó dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ hay các bệnh tim mạch.

Do bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì:

Ở những người bị bệnh béo phì, tim thường lớn hơn, nặng hơn, khiến nhịp tim đập không đều, dẫn đến nguy cơ đau tim và đột quỵ. Bệnh nhân bị đái tháo đường sẽ thường bị đau thắt ở ngực, ảnh hưởng đến việc tăng huyết áp và cũng dễ dàng dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, các bệnh nhân bị cao huyết áp thường là những người dễ có nguy cơ đối mặt với các cơn đột quỵ nhất ( 90% những người bị đột quỵ thường đi kèm với bệnh cao huyết áp). Khi huyết áp tăng cao, nhịp tim theo đó sẽ đập nhanh hơn, làm thoái hóa mạch và nứt vỡ mạch máu não. 

Hút thuốc lá: 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ rất quan trọng dẫn đến đột quỵ. Thuốc lá làm tăng thêm quá trình xơ vữa mạch máu và các chất gây đông máu.

Nghiện rượu: 

Nghiện rượu nặng, tức là nhiều hơn 60g/ngày (10g rượu tương đương với 330ml bia hoặc 100ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh) làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Biểu hiện của bệnh đột quỵ

Related image

Nói lắp

Dấu hiệu nói lắp xảy ra khi xuất hiện những cục máu đông trên con đường cung cấp máu cho một phần của não bộ chịu trách nhiệm cho việc giao tiếp cũng như tốc độ nói.

Một phần cơ thể bị tê liệt hoặc yếu đi

Tai biến mạch máu não luôn được thể hiện rõ qua sự yếu đi hay tê liệt của một số bộ phận cơ thể hoặc có thể chiếm một nửa cơ thể. Và sau đó các sự can thiệp của thuốc rất cần thiết vì hơn hai phần ba các bệnh sẽ bị liệt mãi mãi.

Nhìn mọi thứ không rõ ràng và bị nhòe đi

Một dấu hiệu khác của bệnh đột quỵ là mắt bị mờ đi hay bạn gặp phải những vấn đề về tầm nhìn của mắt. Điều đó xảy ra bởi vì sự thiếu oxy cung cấp cho thùy của não bộ chịu trách nhiệm về khả năng nhìn của bạn.

Choáng váng, hoa mắt, chóng mặt

Sự choáng váng hoa mắt chóng mặt là dấu hiệu rất phổ biến của bệnh đột quỵ bởi vì sự thiếu hàm lượng oxy cung cấp cho não bộ.

Đau đầu dữ dội theo từng cơn

Triệu chứng đau đầu của bệnh tai biến mạch máu não thường rất khốc liệt, dữ dội, người bệnh có cảm giác như nổ tung đầu. Ngay khi có triệu chứng này bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời để tránh biến chứng gây chết não.

Nấc cục kéo dài

Thông thường đây chỉ là một khó chịu nhỏ.Tuy nhiên, khi đột quỵ tác động đến trung tâm hô hấp của não, nó có thể gây ra những cơn nấc đột ngột, kéo dài, thường gặp hơn ở phụ nữ.

Khó thở hoặc tim đập nhanh

Tình trạng khó thở và tim đập nhanh, mạnh là một biểu hiện thường thấy ở những người bị đột quỵ.

Sơ cứu đối với người bị đột quỵ

Đối với các trường hợp đột quỵ, chắc chắn chúng ta phải liên hệ xe cấp cứu để đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân chúng ta cần hiểu và thực hiện những biện pháp sơ cứu cho bệnh nhân trong thời gian chờ đợi.

1. Đầu tiên, cần để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ.

2. Nới rộng quần áo, theo dõi sắc diện, nhịp thở.

3. Quan sát xem bệnh nhân tỉnh hay hôn mê.

4. Trấn an bệnh nhân, nhắc bệnh nhân hít sâu và thở chậm.

5. Nếu bệnh nhân co giật, cũng cần để bệnh nhân nằm nghiêng, đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán muỗng đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.

Cách ngăn ngừa

Ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao, vận động thường xuyên luôn là cách tốt nhất để cơ thể đốt cháy calories, kiểm soát lượng cholesterol trong máu, từ đó làm giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, nói không với rượu bia và thuốc lá cũng giúp cơ thể tránh xa được nguy cơ phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Hãy luôn có một lối sống lành mạnh và khoa học để không phải đối mặt với căn bệnh có nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm này.

Dịch vụ vận chuyển bệnh nhân của HD Care đã có nhiều kinh nghiệm trong việc vận chuyển người bệnh đột quỵ, cao huyết áp hay nhồi máu cơ tim. Để biết thêm thông tin về dịch vụ, vui lòng liên hệ hotline 0969.414.414 - 0909.450.500, hoặc gửi mail về email:ctyhdcare@gmail.com.

 

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE