ĐẦY HƠI: TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CHỨNG ĐẦY HƠI.

ĐẦY HƠI: TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CHỨNG ĐẦY HƠI.

13/09/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

ĐẦY HƠI: TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CHỨNG ĐẦY HƠI.

 

TỔNG QUAN VỀ ĐẦY HƠI

Đôi khi chúng ta cảm thấy đầy bụng và ợ hơi rất thường xuyên, điều này làm cho mình cảm thấy xấu hổ và không thoải mái. Trung bình một người lớn sản sinh ra 0.2 lít hơi mỗi ngày, và lượng hơi này sẽ di chuyển đến hậu môn 14-23 lần mỗi ngày. Ợ hơi thỉnh thoảng xảy ra trước hoặc sau bữa ăn, là hiện tượng bình thường.

Lượng hơi được tạo ra tùy vào chế độ ăn và nhiều yếu tố khác. Trong đó, vài bệnh và thức ăn có thể làm sản sinh nhiều hơi hơn bình thường hoặc người đầy bụng nhạy cảm cảm về lượng hơi trong cơ thể hơn so với người bình thường.

Bài viết này sẽ thông tin cho bạn về lượng khí trong ruột, tình trạng bệnh làm tăng sự nhạy cảm với hơi, và những cách để giảm sản xuất hơi. Một bài viết chi tiết sẽ nói rõ về vấn đề này.

HƠI ĐƯỢC TẠO RA TỪ ĐÂU

Hơi trong ruột non được tạo thành từ hai nguồn cơ bản và lượng khí bị nuốt vào và khí được tạo ra từ vi khuẩn ở đại tràng.

Khí hít vào — Khí hít vào là nguồn chính của lượng khí trong dạ dày. Bình thường chúng ta sẽ nuốt phải một lượng khí nhỏ khi ăn và uống và khi nuốt nước bọt. Bạn có thể nuốt nhiều khí hơi khi ăn vội, nuốt vội nước, nhai kẹo cao su, hay hút thuốc.

Hầu hết lượng khí nuốt vào sẽ được loại bỏ bởi ợ hơi, nên chỉ có một lượng khí nhỏ đi và trong 

  • Khi đứng lên, hầu hết lượng khí nuốt vào sẽ di chuyển ngược lên thực quản và ra khỏi miệng, có thể làm bạn ợ hơi.

  • Khi nằm xuống, khí nuốt vào sẽ đi vào rột non, và sẽ làm bạn xì hơi.

Ợ hơi có thể là một hoạt động chủ ý hoặc vô ý. Ợ hơi khng chủ ý là một hiện tượng bình thường, thường xảy ra sau khi ăn để loại bỏ khí làm căng phình dạ dày. Ợ hơi thường xảy ra với những loại thức ăn, có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, nơi tiếp giáp thực quản với dạ dày Những loại thức ăn như bạc hà, sô cô la và mỡ.

Vi khuẩn sản xuất hơi — Đại tràng bình thường là nơi cư ngụ của hàng tỉ vi khuẩn thuwongf trí, không gây hại, vài trong số đó còn giúp bảo vệ hệ đường ruột. Đườngkhông được tiêu hóa hoàn toàn bởi các enzym trong dạ dày và ruột non, cho phép vi khuẩn có thể ăn lượng đườngnày. Ví dụ, bắp cải, cải Brussels, bông cải xanh chứa raffinose, loại đường ít được tiêu hóa . Những thức ăn này sẽ tạo nhiều hơi và gây đầy hơi. Bởi vì vi khuẩn tiêu hóa raffinose mỗi khi tiếp xúc và các sản phẩn phụ của quá trình này là những khí không mùi như CO2, H2, và CH4. Những thành phần nhỏ hơi của khi có mùi không mong muốn như sulfur.

Vài người không thể tiêu hóa được đường. VD như lactose, thành phần đường chính có trong các sản phẩm làm từ sữa (bảng 1). Vì vậy, sử dụng nhiều lactose có thể gây đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy (xem 'Lactose intolerance'  bên dưới.)

Vài bệnh có thể làm đầy hơi quá mức. Ví dụ, bệnh nhân có đái tháo đường hay xơ cứng bì nhiều năm có thể có tình trạng giảm nhu động ruột. ĐIều này làm cho vi khuẩn phát triển quá mức ở đường ruột, làm khó tiêu đường và các chất dinh dưỡng khác.

Tuy nhiên, mặc dù không có bệnh lý nền hiện diện, vài người vẫn có nhiều vi khuẩn trong ruột non và thường bị đầy hơi.

TRIỆU CHỨNG ĐẦY HƠI

Vài người cảm thấy họ ợ hơi rất thường xuyên, vài người khác thì thường đau quặn bụng và chướng bụng. Bạn có thể cảm thấy đau ở những nơi mà hơi có nhiều(hình 1), như ở chỗ gập góc của đại trnagf, hay vùng dưới gan (nửa bụng phải) và vùng dưới lách (nửa bụng trái)

NHẠY CẢM VỚI HƠI

Tương quan giữa ợ hơi và lượng hơi trong ruột non vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Phần lớn bệnh nhân có triệu chứng ợ hơi hay cảm thấy bụng chướng hơi không hề có nhiều hơi trong ruột, nhưng họ lại nhạy cảm hơn với lượng hơi trong ruột non. ĐIều này có thể xảy ra trong vài trường hợp.

Hội chứng ruột kích thích—Nhiều bệnh nhân hội chứng ruột kích thích (IBS) nhạy cảm với cả lượng khí bình thường. Các dây thần kinh mang tín hiệu từ ruột có thể tăng hoạt quá mức ở bệnh nhân IBS, nên mà lượng khí bình thường di chuyển trong ruột cũng làm bệnh nhân bị đau hay phản ứng quá mức. Triệu chứng đặc trưng của IBS là đau bụng và thay đổi thói quen đi tiêu như tiêu chảy hay táo bón, đôi khi bệnh nhân sẽ phàn nàn về tình trạng đầy hơi (xem "Patient education: Irritable bowel syndrome (Beyond the Basics)".)

Vài bệnh nhân mắc IBS nặng sẽ cảm thấy tốt hơn khi được điều trị bằng thuốc và giảm nhạy cảm với cảm giác đau từ ruột.

Khó tiêu cơ năng — Khó tiêu là một thuật ngữ cho thấy một tình trạng tái phát hay đau dai dẳng hoặc khó chịu ở vùng bụng trên. Xấp xỉ 25% bệnh nhân ở Mỹ và các nước Châu Âu mắc khó tiêu. (xem "Patient education: Upset stomach (functional dyspepsia) in adults (Beyond the Basics)".)

Khó tiêu có thể do bệnh lý, thường thấy nhất là khó tiêu cơ năng (không có tổn thương thực thể) Khó tiêu cơ năng gây ra những đợt đau bụng mơ hồ, bởi sự tăng nhạy cảm với những thành phần trong dạ dày.

Kích thích hậu môn hoặc thực quản —Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa thường có sự kích thích quanh hậu môn, và có thể cảm thấy khó khăn khi trung tiện (xem "Patient education: Hemorrhoids (Beyond the Basics)".)

Tương tự, bệnh nhân bị kích thích thực quản (như viêm thực quản) có thể gây đau khi ợ. (xem  "Patient education: Acid reflux (gastroesophageal reflux disease) in adults (Beyond the Basics)".)

NGUYÊN NHÂN LÀM GIA TĂNG HƠI

Nuốt khí — Mãn tính, ợ hơi sẽ tái đi tái lại nếu bạn nuốt một lượng lớn không khí (VD: chứng nuốt không khí). Nuốt không khí là một hiện tượng không chủ ý, và thường có liên quan đến căng thẳng. Điều trị tập trung vào việc làm giảm lượng khí nuốt vào bằng cách giảm lo lắng, cũng như ăn chậm lại, không nuốt xì xụp, và tránh đồ uống có gá, ngai kẹo cao su và hút thuốc.

Đồ ăn có lên men — Những thực phẩm chứa đường gọi là  "FODMAPs" (đường đa, đường đôi, đường đơn được lên men). FODMAPs hấp thu kém và sinh nhiều hơi hơn có thể gây ra đầy bụng. Chế độ ăn ít FODMAPs (thường có trong bột mì, lúa mạch, sữa, rau quả, trái cây và các thực phẩm khác), có thể làm giảm lượng hơi trong ruột. Bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia sức khỏe khi muốn loại bỏ hay kiêng một loại thức ăn nào đó. Với kiến thức chuyên môn, các bác sĩ sẽ tư vấn những thực phẩm nên tránh nhưng vẫn đảm bảo bạn có đủ dinh dưỡng.

Đường và chất xơ có thể làm tăng lượng hơi trong bụng. Khoai tây, bắp, mì và bột mì có thể sản xuất nhiều hơi, nhưng gạo thì không. Chất xơ tan được (có trong bột yến mạch, đậu hay các loại đạu và hầu hết các loại trái cây) có thể sinh hơi. Vài loại thuốc nhuận tràng có chứa các phân tử chất xơ hòa tan và có thể sinh hơi, ttrong những tuần đầu tiên sau khi dùng.

Không dung nạp đương lactose — Không dung nạp đường lactose xảy ra khi cơ thể khó tieu hó lactose, loại đường này có trong các sản phẩm làm từ sữa (bảng 1). Triệu chứng của không dung nạp được lactose gồm tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng sau khi uống sữa hay ăn các sản phẩm làm từ sữa. Thông tin chi tiết hơn về hiện tượng không dung nạp lactose được cung cấp riêng.

Không dung nạp đường trong thức ăn — Vài bệnh nhân không dung nạp được đường trong vài loại thức ăn. Hai ví dụ điển hình nhất là đường fructose (chứa trong trái cay sấy khô, mật ong, đường mía, hành, hoa at-ti-sô, và nhiều thức ăn và đồ uống chứa siro bắp có hàm lượng cao fructose) và sorbitol (phân tử đường trong kẹo không đường hay kẹo cao su).

Tăng sản xuất hơi bệnh lý — Nhiều bệnh lý có thể gây khó hấp thu đường, làm tăng sản xuất hơi trong ruột, thường gặp ở bệnh celiac (bệnh không dung nạp được protein trong lúa mạch), hội chứng ruột ngắn và vài bệnh hiếm (xem "Patient education: Celiac disease in adults (Beyond the Basics)".)

CHẨN ĐOÁN ĐẦY HƠI

Hầu hết những ai đã trải qua tình trạng đầy hơi không cần làm bất cứ xét nghiệm gì. Tuy nhiên, triệu chứng như tiêu chảy, sụt cân, đau bụng, thiếu máu, tiêu phân có máu, chán ăn, sốt hay ói  là những dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý nguy hiểm, những bệnh nhân có một hoặc nhiều triệu chứng kể trên cần được đề nghị làm các xét nghiệm cận lâm sàng.

Những   xét nghiệm có thể bao gồm” 

ĐIỀU TRỊ ĐẦY HƠI ĐẦY BỤNG

Vài phương pháp giúp giảm tình trạng đầy hơi.

Chế độ ăn — Tránh thức ăn làm gia tăng tình trạng đầy hơi của bạn. Những thức ăn này bao gồm sữa, sản phẩm làm từ sữa, như trái cây hay rau, ngũ cốc, chất phụ gia làm ngọt nhân tạo, và hoặc đồ uống giải khát. Luôn theo dõi thức ăn và đồ uống để xác định loại thức ăn nào làm bạn mắc phải tình trạng này (bảng 1).

Nếu bạn không dung nạp được lactose, không nên ăn những thức ăn chứa lactose (bảng 1), hoặc bạn có thể sử dụng những thức ăn không chứa lactose như sữa không lactose hay thực phẩm chức năng bổ sung lactase ở hiệu thuốc (VD, viên uống hay dịch Lactaid ). Bổ sung canxi nếu bạn không thể uống sữa hay ăn các sản phẩm làm từ sữa (xem  "Patient education: Calcium and vitamin D for bone health (Beyond the Basics)"). Tránh các thức ăn có hàm lượng fructose cao nếu bạn không dung nạp fructose.(xem  'Intolerance to food sugars' ở trên.)

Thuốc không kê toa — Có nhiều loại thuốc không cần kê toa như thuốc chứa simethicone, như là antacids. Simethicone làm vỡ những bóng khí và được sử dụng rộng rãi để làm giảm lượng hơi trong ruột, mặc dù lợi ích của nó vẫn còn tranh cãi.

Sử dụng thuốc không kê toa chứa than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính chưa được rõ, mặc dù rất đáng để thử.

Beano, một loại thuốc không kê toa giúp bẻ gãy những phân tử đường phức tạp. Phương pháp này sẽ có hiệu quả làm giảm lượng hơi sau ăn đậu hay những loại rau chứa nhiều raffinose.

Sử dụng bismuth subsalicylate để làm giảm hơi thở có mùi.

Sản phẩm khử mùi — Sử dụng dụng cụ khử mùi, như đồ lót làm từ sợi carbon (VD: quần lót bảo vệ Under –Ease hay quần lót tam giác GasMedic), những sản phẩm này đắt nhưng rất hiệu quản.  Đệm mông lót than hoạt tính kém hiệu quả. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Choi YK, Johlin FC Jr, Summers RW, et al. Fructose intolerance: an under-recognized problem. Am J Gastroenterol 2003; 98:1348.

  2. Suarez FL, Furne JK, Springfield J, Levitt MD. Bismuth subsalicylate markedly decreases hydrogen sulfide release in the human colon. Gastroenterology 1998; 114:923.

  3. Ohge H, Furne JK, Springfield J, et al. Effectiveness of devices purported to reduce flatus odor. Am J Gastroenterol 2005; 100:397.

Cơ quan trong ổ bụng

Kết quả hình ảnh cho cơ quan trong ổ bụng

Hàm lượng lactose ở các thực phẩm khac nhau

Sản phẩm

Hàm lượng lactose (grams)

Sữa (1 tách)

Sữa nguyên kem

9 to 14

Sữa béo

9 to 12

Sữa đặc

24 to 28

Sữa đặc có đường

31 to 50

Sữa ít lactose

3

Sữa dê

11 to 12

Sữa bổ sung lợi khuẩn

11

Sữa chua, ít béo (1 tách)

4 to 17

Phô mai (1 ounce)

Cottage cheese (1/2 cup)

0.7 to 4

Cheddar (sharp)

0.4 to 0.6

Mozzarella (part skim, low moisture)

0.08 to 0.9

American (pasteurized, processed)

0.5 to 4

Ricotta (1/2 cup)

0.3 to 6

Cream cheese

0.1 to 0.8

Bơ (1 tảng)

0.04 to 0.5

Kem  (1thìa)

Light, whipping, sour

0.4 to 0.6

Kem lạnh (1/2 thìa)

2 to 6

Sữa đá (1/2 tách)

5

Nước  sữa loãng(1/2 cup)

0.6 to 2

 

TAGS: hdcare, ĐẦY HƠI

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE