CORONA LÀ GÌ MÀ CẢ THẾ GIỚI LO SỢ TRỞ THÀNH ĐẠI DỊCH?

CORONA LÀ GÌ MÀ CẢ THẾ GIỚI LO SỢ TRỞ THÀNH ĐẠI DỊCH?

02/03/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

CORONA LÀ GÌ MÀ CẢ THẾ GIỚI LO SỢ TRỞ THÀNH ĐẠI DỊCH?

 

Hội chứng hô hấp Trung Đông là gì?

Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Middle East Respiratory Syndrome, MERS) là một căn bệnh về hô hấp gây ra bởi một loại siêu vi coronavirus mới phát hiện được gọi là “Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus” (MERS-CoV). Siêu vi coronavirus là một nhóm siêu vi thông thường gây nhiễm trùng đường hô hấp phía trên. MERS đã được báo cáo lần đầu vào năm 2012 ở Saudi Arabia. Nhiễm vi-rút có thể gây sốt, ho và khó thở. Vấn đề về hô hấp xảy ra khi nhiễm trùng ảnh hưởng đến phổi và gây viêm phổi (hình 1). Một số người bị nhiễm MERS-CoV cũng bị các bệnh lí về thận và các vấn đề liên quan. Một số bệnh nhân tử vong. 

Nhiễm trùng đã xảy ra ở nhiều nơi của Trung Đông. Hầu hết là ở Ả Rập Saudi.

Các quốc gia Trung Đông đã bị ảnh hưởng bao gồm:

● Bahrain

● Ai Cập

● Iran

● Jordan

● Cô-oét

● Lebanon

● Ô-man

● Qatar

● Ả Rập Saudi

● Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

● Yemen

Cũng có một vài trường hợp ở các quốc gia khác, như:

● Algeria

● Áo

● Trung Quốc

● Pháp 

● Đức

● Hy Lạp

● Ý

● Malaysia

● Hà Lan

● Philippines

● Tây Ban Nha

● Hàn Quốc

● Thái Lan

● Tunisia

● Thổ Nhĩ Kỳ

● Vương quốc Anh

● Hoa Kỳ

Các trường hợp xảy ra bên ngoài Trung Đông là do người bị nhiễm bệnh có thời gian sống hoặc di chuyển đến Trung Đông. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, những người bên ngoài Trung Đông đã bị lây nhiễm bởi những người đã ở Trung Đông.

Các trường hợp được biết đến đầu tiên ở người xảy ra vào năm 2012. 

Lạc đà có thể bị nhiễm MERS-CoV và các nhà khoa học nghi ngờ rằng chúng có thể liên quan đến việc truyền virus sang người. Virus dường như cũng có thể lây lan từ người sang người. Dơi cũng có thể bị nhiễm MERS-CoV, nhưng không chắc là chúng là nguyên nhân trực tiếp truyền virus sang người, bởi vì dơi ít  cơ hội tiếp xúc với người. 

Triệu chứng của MERS-CoV?

Các triệu chứng có thể gặp gồm: 

● Sốt cao hơn 100,4 FF (38 độ C)

● ớn lạnh

● Ho (đôi khi ho ra máu)

● Khó thở

● Đau họng

● Đau cơ

● Tiêu chảy

● Nôn

● Đau bụng

Khi nào thì cần đến khám bác sĩ?

Nếu bạn bị sốt với ho hoặc khó thở và có tiền căn sống hoặc đến Trung Đông trong 14 ngày trước khi bạn bị bệnh, hãy đến gặp bác sĩ. Nhớ đeo khẩu trang trước khi đến phòng khám hoặc bệnh viện. Nếu không có khẩu trang và không bị bệnh nặng, hãy gọi điện thông báo trước để đảm bảo cơ sở  y tế sẽ sẵn sàng nhận bạn. Bằng cách đó, nhân viên có thể ngăn bạn lây lan virus sang người khác.

Nếu bạn bị bệnh nặng, hãy đến bệnh viện ngay. Nhưng nếu bạn chưa gọi trước, hãy cho nhân viên biết ngay khi bạn đến nơi rằng bạn có thể đã nhiễm MERS-CoV. Nhân viên sẽ yêu cầu bạn đeo khẩu trang hoặc đợi một nơi nào đó mà bạn ít có khả năng lây nhiễm.

Bác sĩ hoặc y tá sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn. Họ cũng sẽ hỏi về nơi bạn sống và liệu bạn đã tiếp xúc với những người có thể bị bệnh hoặc với động vật (đặc biệt là lạc đà) trước đây chưa. 

Các loại xét nghiệm cần làm

Nếu bác sĩ hoặc y tá của bạn nghi ngờ bạn mắc MERS-CoV, bạn sẽ được chụp X-quang ngực. Đồng thời xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm trên mẫu chất lỏng lấy từ sâu bên trong mũi hoặc phổi của bạn. 

Điều trị MERS – CoV như thế nào?

Nếu bị nhiễm MERS-CoV, bạn cần được điều trị trong bệnh viện, có thể trong phòng chăm sóc đặc biệt (còn gọi là "ICU"). Không có cách điều trị đặc hiệu, nhưng các bác sĩ có thể theo dõi và điều trị nâng đỡ các triệu chứng. Nếu bệnh nhân khó thở nhiều, có thể sẽ cần dùng máy thở hỗ trợ hô hấp.

Làm thế nào để phòng tránh MERS-CoV?

Bạn có thể giảm cơ hội mắc MERS-CoV bằng cách tránh xa động vật, đặc biệt là lạc đà. Không uống sữa lạc đà chưa được đun sôi hoặc tiệt trùng, không ăn thức ăn có thể có chất lỏng động vật mà không rửa, gọt vỏ hoặc luộc trước đó.

Nếu có thể, hãy cố gắng tránh xa những người có bất kỳ triệu chứng nào của MERS-CoV. Nếu bạn đang ở cùng nhà với người có MERS-CoV, hãy ở trong một phòng riêng và sử dụng phòng tắm riêng nếu có thể. Người bệnh nên đeo khẩu trang khi ở cùng phòng với người khác. Nếu người bệnh không thể đeo khẩu trang, những người khác trong nhà nên đeo khẩu trang khi họ ở cùng phòng với người bệnh. Nếu bạn tiếp xúc với máu, chất nhầy hoặc chất dịch cơ thể của người bệnh, hãy đeo khẩu trang, áo choàng và găng tay dùng một lần.

Nên rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên, đặc biệt nếu bạn sống xung quanh động vật hoặc bất cứ ai bị bệnh hoặc nghi bị bệnh.

Viêm phổi

 

Kết quả hình ảnh cho phổi khi viêm

 

Phế nang là các túi khí trong phổi được bao quanh bởi các mạch máu nhỏ gọi là mao mạch. Các túi khí có thành mỏng cho phép trao đổi khí. Khi máu chảy qua các mao mạch xung quanh túi khí, nó sẽ hút oxy đã hít vào và thải ra khí carbon dioxide. Nhưng nếu bị viêm phổi, phế nang sưng phù lên và chứa đầy các tế bào viêm và chất lỏng, chứa các tế bào bạch cầu, hồng cầu, đại thực bào, fibrin, mảnh vụn tế bào và vi sinh vật. Điều này gây ra triệu chứng ho và làm cho khó thở.

TAGS: CORONA, HDCACRE

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE