CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN TỰ MIỄN.

CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN TỰ MIỄN.

18/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN TỰ MIỄN.

TỔNG QUAN

Gan là một trong những cơ quan lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể. Gan có chức năng làm sạch độc tố khỏi máu, chuyển hóa thuốc và hỗ trợ tiêu hóa đồng thời có vai trò quan trọng trong chức năng đông máu.

Có nhiều dạng và nhiều nguyên nhân gây ra viêm gan (như virus, thuốc, chất độc), trong đó có một dạng gọi là viêm gan tự miễn. Trong trường hợp này, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào của gan, dẫn đến tình trạng viêm.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Chưa có bằng chứng rõ ràng về cơ chế gây bệnh. Tuy nhiên các nhà khoa học tin rằng di truyền là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Những người có bố mẹ hay anh chị em bị bệnh thì có nguy cơ bị cao hơn dân số chúng. Ngoài ra, một số thuốc và tình trạng nhiễm trùng đôi khi là điều kiện thuận lợi để biểu hiện bệnh.

PHÂN LOẠI VIÊM GAN TỰ MIỄN

Có hai dạng viêm gan tự miễn chính: type 1 và type 2.

  • Type 1 có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi và giới 

  • Type 2 ít gặp hơn, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em gái, phụ nữ trẻ

Ngoài hai dạng này, còn một số viêm gan tự miễn khác, nhưng hiếm gặp hơn. Chúng mang đặc điểm của cả viêm gan tự miễn và các bệnh gan khác, ví dụ như: viêm xơ chai đường mật nguyên phát. 

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Nhiều bệnh nhân bị viêm gan tự miễn không có triệu chứng. Bệnh chỉ được phát hiện tình cờ thông qua xét nghiệm khi bệnh nhân đi khám vì một bệnh lí khác. 

Khi biểu hiện bệnh, triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi. Một số triệu chứng khác như vàng da (da vàng hoặc mắt vàng), ngứa, nổi mẩn da, đau khớp, khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, và phân nhạt màu hoặc xám cũng có thể gặp. Ở dạng nguy hiểm nhất, viêm gan tự miễn có thể tiến triển thành xơ gan.

CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN TỰ MIỄN BẰNG CÁCH NÀO?

Hiện nay, chẩn đoán được dựa trên kết quả xét nghiệm máu và sinh thiết gan. Trong sinh thiết gan, một mẫu mô gan nhỏ được lấy ra để kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết có thể giúp xác nhận chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác. 

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 

Không phải trường hợp viêm gan tự miễn cũng cần điều trị ngay lập tức. Quyết định điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh bằng cách dựa trên kết quả xét nghiệm máu và sinh thiết gan đồng thời với việc cân nhắc các tác dụng phụ khi điều trị.

Mycophenolate cũng có một số rủi ro tiềm ẩn, bao gồm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc ung thư. Mycophenolate có thể gây dị tật bẩm sinh do vậy được khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ có thai. Nam giới và nữ giới đang trong độ tuổi sinh đẻ khi sử dụng mycophenolate dùng đồng thời hai phương pháp tránh thai hiệu quả  (ví dụ: bao cao su và thuốc tránh thai).

Thời gian điều trị — Nhìn chung, điều trj sẽ được duy trì cho đến khi bệnh thuyên giảm hoặc có bằng chứng chứng minh là điều trị thất bại hoặc người bệnh gặác dụng phụ nghiêm trọng do điều trị.

Sự thuyên giảm được định nghĩa là các triệu chứng của bệnh giảm hoặc biến mất, xét nghiệm máu và chức năng gan về bình thường hoặc gần bình thường và có sự cải thiện sự của mô gan (dựa trên sinh thiết). Thường sau 12 tháng mới bắt đầu lui bệnh. Phần lớn bệnh nhân thuyên giảm sau 18 tháng đến ba năm điều trị.

Khoảng 50% bệnh nhân vẫn còn triệu chứng trong vài tháng đến nhiều năm sau khi ngừng điều trị. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều tái phát và phải bắt đầu lại một quá trình điều trị mới. Tái phát thường xảy ra trong vòng 15 đến 20 tháng đầu tiên sau khi ngừng điều trị. Ở những người bị xơ gan thì khả năng tái phát bệnh cao hơn những đối tượng khác. 

Với trường hợp không điều trị bằng thuốc — Nên theo dõi chặt chẽ cho những người không được điều trị ban đầu bằng thuốc. Theo dõi này bao gồm kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu mỗi vài tháng, và sinh thiết gan hai năm một lần.

Tự theo dõi bản thân — Uống thuốc và gặp bác sĩ thường xuyên giúp bạn đảm bảo rằng lá gan của mình vẫn khỏe mạnh và đang trong tầm kiểm soát. 

Chế độ ăn uống  — Không có chế độ ăn uống cụ thể nào được chứng minh là giúp cải thiện tình trạng viêm gan tự miễn. Tốt nhất là bạn nên duy trì ăn một chế độ ăn bình thường, lành mạnh và cân bằng,  tránh bị béo phì vì béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và khả năng dẫn đến biến chứng viêm gan tự miễn.

Đồ uống có cồn — Tất cả đồ uống có cồn đều có thể gây tổn thương gan và làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ dù với một lượng rất nhỏ.

Luyện tập thể lực — Tập thể lực tốt cho sức khỏe của bạn tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chứng minh chúng ảnh hưởng đến tiến trình bệnh viêm gan tự miễn. 

Các loại thuốc kê đơn và không kê đơn — Nhiều loại thuốc được chuyển hóa tại  gan. Vì vậy, khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước. Nhìn chung, hầu hết các loại thuốc đều an toàn với gan trừ trường hợp xơ gan. Ở bệnh nhân bị bệnh về gan, một số thuốc có thể sử dụng liều thấp hơn so với người bình thường.  

Một ngoại lệ quan trọng mà các bạn cần lưu ý  là acetaminophen (Tylenol), thuốc này thường được sử dụng khi đau đầu, đau nhức cơ thể và sốt. Ở những người mắc bệnh gan, liều acetaminophen tối đa được khuyến cáo là không quá 2000 mg (chia dùng nhiều lần) mỗi ngày. Vì vậy, cứ mỗi 4 đến 6 giờ, không nên dùng quá 500mg, và không dùng quá 4 lần/ngày

Thuốc thảo dược — Rất nhiều quảng cáo và mạng xã hội tuyên truyền về công dụng của các thuốc thảo dược. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một loại thảo dược nào được chứng minh là có thể cải thiện bệnh viêm gan tự miễn. Thậm chí, một số loại thảo mộc còn gây tổn thương gan nghiêm trọng hay tham kích hoạt viêm gan tự miễn. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo bạn không nên dùng bất kì lọa thảo mộc nào để trị bệnh gan. 

Hỗ trợ lẫn nhau —  Chia sẻ là một trong những quá trình quan trọng giúp cải thiện tình trạng và tâm lí người bệnh. Do vậy, việc trao đổi với bác sĩ điều trị và những người có kinh nghiệm trong bệnh này sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức và thông tin bổ ích cho bản thân để việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.  

BỊ VIÊM GAN TỰ MIỄN CÓ MANG THAI ĐƯỢC KHÔNG?

Phụ nữ đang điều trị viêm gan tự miễn vẫn có thể mang thai bình thường. Vì các thuốc điều trị bệnh (glucocorticoids và / hoặc azathioprine)  đều an toàn cho thai kì.

Tuy nhiên, em bé của những phụ nữ này có  nguy cơ sinh non, nhẹ cân và gặp các rối loạn thai kì hơn trẻ bình thường. Do đó họ cần được theo dõi cẩn thận trong khi mang thai và vài tháng sau khi sinh vì nguy cơ cao  bùng phát bệnh sau sinh.

TIÊN LƯỢNG BỆNH

Nếu không được điều trị, viêm gan tự miễn có thể dẫn đến xơ hóa té bào gan và cuối cùng là xơ gan và suy gan. May mắn thay, nếu tuân thủ điều trị, các biến chúng này có thể được ngăn chặn ở hầu hết bệnh nhân.

Khoảng 10% - 40% những người bị viêm gan tự miễn lui bệnh suốt đời. Tuy nhiên, khoảng 50% những người này còn lại bị tái phát. Vì vậy, hầu hết bệnh nhân cần điều trị liên tục hoặc kết hợp thêm thuốc để ngăn ngừa tái phát. 

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE