KHÁI QUÁT VỀ PHÙ
Phù là một thuật ngữ y khoa mô tả hiện tượng ứ đọng chất lỏng trong các khoang bao quanh các cơ quan và mô của cơ thể. Bất cứ vị trí nào trên người đều có thể xảy ra phù. Tuy nhiên có một số vị trí thường gặp như:
-
Cằng tay, bàn tay, bắp chân và bàn chân (hay còn gọi là phù ngoại biên)
-
Bụng (còn gọi là cổ trướng hay báng bụng)
-
Ngực ( gọi là phù phổi nếu phù xảy ra ở phổi, và tràn dịch màng phổi nếu ứ đọng nước trong các khoang màng phổi)
Cổ trướng(báng bụng) và phù ngoại biên có thể gây khó chịu và có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lí nghiêm trọng hơn. Phù phổi gây khó thở và có thể đe dọa tính mạng đồng thời cũng là triệu chứng của suy tim, sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong chủ đề “ Suy tim” ở các bài viết sau.
BIỂU HIỆN CỦA PHÙ
Biểu hiện của phù tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên thường có các triệu chứng sau:
-
Sưng và tích tụ nước ở các vùng da khiến da trông mọng nước và căng bóng. Đặc biệt là ở các vùng da chịu trọng lực của cơ thể. Do đó chúng ta thường thấy phù ở vùng cẳng chân và bàn chân (phù ngoại biên) sau khi đi bộ, đứng lâu, ngồi trong thời gian dài mà không vận động và phù thường nặng nề hơn vào cuối ngày. Nếu nằm lâu, phù có thể thấy ở vùng lưng nơi chịu trọng lực của toàn bộ cơ thể khi chúng ta nằm. Một đặc điểm dễ nhận biết của dạng phù này đó là khi dùng tay ấn vào vùng da bị sưng thì tạo thành một vết lõm (hình 1).
-
Tăng thể tích bụng, bụng trông to hơn bình thường (còn gọi là cổ trướng hay bang bụng)
-
Khó thở (nếu phù ở phổi hay gây tràn dịch màng phổi)
CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG PHÙ
Nguyên nhân phù có thể là:
Bệnh lí tĩnh mạch mãn tính — Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây phù ở chân. Bệnh lí này khiến các tĩnh mạch ở chân không thể đủ máu ngược lên tim vì các van trong tĩnh mạch bị tổn thương. Chính vì vậy, chúng ứ đọng lại ở các vùng dưới của chân (bàn chân, cằng chân, đôi khi có thể lan lên đến đùi), làm các vùng da ở đấy căng lên, da trở nên mỏng, tạo điều kiện cho sự phát triển của các vết loét da và nhiễm trùng da.
Phù cũng có thể phá là hệ quả của các cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu ở chân dưới (được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu [DVT]). Trong trường hợp này, phù nề chủ yếu giới hạn ở bàn chân hoặc mắt cá chân và thường chỉ ảnh hưởng đến một bên (bên trái hoặc bên phải) trong khi các nguyên nhân gây phù nề khác thường gây sưng đồng đều cả hai chân.
Mang thai — Phụ nữ mang thai là điều kiện thuận lợi cho tích tụ các chất lỏng do thai chèn khi lớn gây chèn ép sự hồi lưu máu về tim của các tĩnh mạch. Phù thường thấy ở tay, chân và mặt, đặc biệt là gần cuối thai kỳ bình thường. Nếu không có các triệu chứng và bệnh lí khác, chỉ phù đơn thuần thì thường không phải là biến chứng của bệnh lí nào (trong đó tiền sản giật là một bệnh lí luôn phải quan tâm ở phụ nữ mang thai).
Kinh nguyệt — Kiểu phù này xảy ra ở phụ nữ và xảy ra theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng kỳ (thường mỗi tháng một lần). Người ta giải thích rằng, cơ chế có thể liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong chu kì kinh nguyệt. Loại phù này khá là phổ biến tuy nhiên không cần điều trị vì nó xuất hiện và biến mất theo chu kì kinh nguyệt và thường không gây ra biến chứng đáng lo ngại nào.
Thuốc — Một số loại thuốc có thể có tác dụng phù là gây phù, ví dụ như một số loại thuốc trị tiểu đường bằng đường uống, thuốc cao huyết áp, thuốc giảm đau không kê đơn (như ibuprofen) và estrogen.
Các bệnh lí về thận — Bình thường thận làm chức năng lọc máu và cân bằng, đào thải nước và chất thừa cho cơ thể. Khi thận bị ảnh hưởng, chức năng lọc hoặc cân bằng nội môi không được duy trì hiệu quả có thể khiến dịch trong cơ thể bị ứ đọng gây phù.
Suy tim — Suy tim, còn được gọi là suy tim sung huyết. Trong đó khả năng bơm máu của tim bị suy giảm. Ở các bệnh nhân suy tim, thường thấy phù ở chân và bụng, cũng như các triệu chứng khác. Suy tim cũng có thể khiến chất lỏng tích tụ trong phổi gây phù phổi mà biểu hiện điển hình là khó thở, khạc ra đàm bọt hồng. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm cần điều trị khẩn cấp nếu không bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng.
Xơ gan — Xơ gan là hiện tượng các tế bào gan bị xơ hóa dẫn đến mất chức năng. Khi gan bị xơ có thể cản trở lưu lượng máu qua gan dẫn đến tích tụ dịch do đó những người bị xơ gan thường thấy phù ở bụng (báng bụng) và hai chân dưới (phù ngoại biên)
Du lịch — Ngồi trong thời gian dài, chẳng hạn như khi đi máy bay, có thể gây sưng ở chân dưới. vì khi chân không hoạt động, máu khó hồi lưu về tim nên tích tụ lại. Hiện tượng này khá phổ biến và thường không phải là dấu hiệu của bệnh lí nào cả. Bảng 1 cung cấp cho bạn các mẹo để giảm phù chân trong khi đi du lịch (bảng 1).
Nếu chân của bạn vẫn bị phù hoặc bị đau chân nhiều giờ hoặc vài ngày sau chuyến bay, thì bạn nên đến khám bác sĩ bởi vì đây có thể là dấu hiệu của sự tồn tại các cục máu đông trong tĩnh mạch ( huyết khối tĩnh mạch chi dưới - DVT), nếu để lâu có thể gây hoại tử chân hoặc các tình trạng nguy hiểm tính mạng khác (ví dụ như phù phổi do huyết khối di chuyển tử tĩnh mạch chân và làm tắc các mạch máu trong phổi).
Chứng phù mạch — Phản ứng với một số loại thuốc và một số rối loạn di truyền có thể khiến chất lỏng rò rỉ ra khỏi mạch máu vào các mô xung quanh gây phù (phù mạch). Biểu hiện có thể gây sưng nhanh ở mặt, môi, lưỡi, miệng, cổ họng, chân tay hoặc bộ phận sinh dục. Các triệu chứng có thể bao gồm giọng khàn khàn, nghẹn họng và khó nuốt. Phù ở vùng hầu họng có thể cản trở hô hấp và có thể đe dọa tính mạng nếu như bệnh nhân bị suy hô hấp
Đôi khi, loại phù này cũng xảy ra trong ruột (thành ruột) và có thể dẫn đến đau bụng.
Phù mạch bạch huyết — Phù bạch mạch, còn được gọi là phù mạch bạch huyết. Phù bạch mạch có biểu hiện phù hai tay, chân hoặc cả tay và chân. Đây là hậu quả của việc bạch huyết kém lưu thông do bị tắc nghẽn, bị tổn thương hoặc do các mạch bạch huyết phát triển không bình thường. Phù bạch mạch ở chân đôi khi được gọi là bệnh phù chân voi vì chân phù lớn như bàn chân voi.
Phù bạch mạch được xem như là một tình trạng không thể tránh khỏi trong điều trị ung thư và thường gặp sau điều trị ung thư (ví dụ như điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung, âm hộ, đầu cổ, ung thư tuyến tiền liệt cũng như sarcoma và melanoma.
CHUẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN CỦA PHÙ BẰNG CÁCH NÀO?
Nếu bạn bị chỉ mới bị phù ở một hoặc cả hai chân, tay, ở bụng hoặc vùng quanh mắt thì nên đến khám bác sĩ để được thăm khám và đánh giá đầy đủ xem đó có phải là biểu hiện của bệnh lí nào hay không.
Còn nếu bạn đột ngột bị phù ở môi, lưỡi hoặc miệng, đặc biệt là nếu nó ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện hoặc gây khó thở thì nên đến khoa cấp cứu ngay lập tức vì đây có thể là các triệu chứng của một tình trạng bệnh lí cần can thiệp y tế nhanh chóng (ví dụ như phù phổi).
ĐIỀU TRỊ PHÙ
Điều trị phù bao gồm nhiều bước: điều trị nguyên nhân cơ bản gây bệnh (nếu có thể), giảm lượng muối (natri) trong chế độ ăn uống, và, trong nhiều trường hợp cần phải sử dụng một loại thuốc gọi là thuốc lợi tiểu để đào thải lượng dịch dư thừa ra khỏi cơ thể. Sử dụng vớ ép và nâng cao chân cũng có thể được khuyến nghị cho người bệnh.
Tuy nhiên không phải loại phù nào cũng cần điều trị. Ví dụ như phù liên quan đến mang thai hoặc chu kỳ kinh nguyệt thường không cần điều trị. Còn phù ngoại biên và cổ trướng (báng bụng) thường phải điều trị từ từ, cần thời gian để tránh các.
Hạn chế lượng muối (Natri) nhập vào cơ thể — Natri có trong trong muối ăn và các loại thực phẩm chế biến sẵn, vì có vai trò trong điều hòa lượng dịch cơ thể, ăn natri có thể làm nặng thêm triệu chứng phù. Do vậy, giảm lượng muối tiêu thụ có thể giúp giảm phù nề, đặc biệt là trong trường hợp bạn đang điều trị với thuốc lợi tiểu. Hướng dẫn về cách giảm natri sẽ được mô tả chi tiết hơn trong các bài viết về chế độ ăn ít natri ở các kì sau.
Thuốc lợi tiểu — Thuốc lợi tiểu là một loại thuốc làm cho thận bài tiết nhiều nước và natri hơn vì vậy có thể giúp làm giảm phù nề. Thuốc lợi tiểu phải được sử dụng cẩn thận bởi nếu loại bỏ lượng dịch trong cơ thể quá nhiều và quá nhanh có thể dẫn đến giảm huyết áp, gây ra chóng mặt hoặc ngất xỉu, và làm suy giảm chức năng thận.
Tất nhiên tác dụng phụ phổ biển và có thể khiến bạn hơi khó chịu là bạn sẽ phải đi tiểu với tần suất nhiều hơn khi sử dụng thuốc lơi tiểu. Tuy nhiên, khi dùng với liều khuyến cáo, đúng chỉ định thì các tác dụng phụ khác thường hiếm xảy ra.
Vớ áp lực — Phù chân có thể được ngăn ngừa và điều trị bằng cách sử dụng vớ áp lực. Vớ có sẵn một số chiều dài nhất định, bao gồm cao đến đầu gối, cao đùi và quần lót. Chiều cao đến đầu gối hầu hết phù hợp cho đa số bệnh nhân. Một số vớ có thể gây kích ứng da hoặc đau, mặc dù việc đo và đeo vớ đúng cách có thể làm giảm nguy cơ khó chịu. Các mẹo đeo vớ được mô tả chi tiết trong bảng 2 và hình 2A-C.
Loại vớ này có hiệu quả lớn nhất ở mắt cá chân và giảm dần áp lực dần lên phía trên. Bên cạnh chiều dài đa dạng thì cũng có nhiều loại vớ với các loại áp lực khác nhau.
-
Bạn có thể dễ dàng mua các loại vớ này với số lượng tùy ý tại các nahf thuốc hay các cửa hàng bán dụng cụ y khoa mà không cần có toa của bác sĩ.
-
Những bệnh nhân có mức độ phù từ trung bình đến nặng thường cần mang theo toa của bác sĩ khi mua vớ. Vì những nguwoif này cần đeo các loại với phù hợp hơn và cơ sở bán cần phải biết chính xác loại vớ mà bệnh nhân cần mang cũng như cần biết có cần phải thực hiện thêm phép đo nào cho những cá nhân này nữa không. Đeo vớ không phù hợp với tình trạng phù thì không mang lại hiệu quả mong muốn.
-
Các loại vớ áp lực màu trắng thường không có áp lực đủ mạnh tại mắt cá chân và không hiệu quả trong điều trị phù nề.
Nâng cao chân— Phù chân, mắt cá chân và bàn chân có thể được cải thiện bằng biện pháp nâng chân cao so với tim và giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 phút, thực hiện ba đến bốn lần một ngày. Biện pháp này có ích đối với các bệnh lí tĩnh mạch mức ddoooj nhẹ nhưng không có tác dụng với bệnh lí đã vào gia đoạn nặng, trong trường hợp này đòi hỏi các can thiệp khác hơn là thay đổi cơ học như trên. Mặt khác, nâng chân cao cũng không phù hợp đối với các ddooois tượng phải làm việc nhiều tiếng một ngày.
HÌNH 1: Dấu ấn lõm khi phù
Để kiểm tra xem đây có phải là phù hay không, bác sĩ hoặc y tá có thể dùng ngón tay ấn vào vùng da bị sưng lên sau đó gỡ tay ra. Nếu xuất hiện vết lõm như trên thì gọi là phù ấn lõm.
Các mẹo giúp bạn tránh phù chân và huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới khi đi du lịch
Tất cả khách du lịch nên xem xét các đề xuất sau đây cho các chuyến bay dài hơn sáu đến tám giờ: |
Đứng lên và đi bộ xung quanh mỗi một hoặc hai giờ |
Mặc quần áo rộng và thoải mái |
Co duỗi và vận động mắt cá chân và đầu gối thường xuyên, tránh bắt chéo chân và nên thay đổi vị trí chân trong khi ngồi |
Cân nhắc việc nên mang vớ áp lực cao đến đầu gối |
Không dùng thuốc (ví dụ: thuốc an thần, thuốc ngủ) hoặc rượu, vì chúng có thể làm giảm khả năng thức dậy và di chuyển của bạn |
Các mẹo khi sử dụng vớ áp lực
Dưới đây là các mẹo mà bạn có thể áp dụng khi sử dụng vớ y khoa: |
|
|
|
|
1. Xoay phần chân của vớ từ trong ra ngoài đến gót chân. |
2. Đặt bàn chân của bạn vào vớ, giữ chặt mép gấp và kéo vớ vào chân và qua gót chân. |
3. Nhẹ nhàng bỏ chân lên bằng cách xoay nó sang bên phải. |
Một số bệnh nhân cảm thấy thoái mái và dễ dàng mang vớ hơn nếu đeo găng tay cao su vì điều này giúp mang vớ lên chân dễ hơn |
|
|
Nếu bạn bị dị ứng với cao su (latex), bạn có thể mua loại vớ áp lực không co giãn. |
Nếu bạn không thể mang vớ, có thể xin lời khuyên từ bác sĩ điều trị. Có những loại vớ khác nhau phù hợp với điều kiện này hoặc các thiết bị giúp bạn mang vớ dễ hơn. |
Cách mang vớ áp lực
Phương pháp bỏ túi gót chân để mang vớ áp lực
Có thể mang vớ cao đến đầu gối bằng cách sử dụng "phương pháp bỏ túi gót chân". Phương pháp bỏ túi gót chân để mang vớ áp lực như sau:
1. Xoay phần chân của vớ từ trong ra ngoài đến gót chân (hình A)
2. Đặt bàn chân của bạn vào vớ, giữ chặt mép gấp và kéo vớ vào chân và qua gót chân (hình B)
3. Nhẹ nhàng bỏ chân lên bằng cách xoay nó sang bên phải (hình C)
Sử dụng công cụ hỗ trợ để mang vớ nén