TỔNG QUAN.
Lên hoặc ở tại một độ cao mới có thể gây ra bệnh do độ cao (high altitude illness - HAI). HAI bao gồm say núi cấp tính (acute mountain sickness - AMS), phù não do độ cao (high altitude cerebral edema - HACE) và phù phổi do độ cao (high altitude pulmonary edema - HAPE). HAI gây ra bởi nồng độ oxy thấp trong không khí dẫn tới nồng độ oxy thấp trong máu. Du lịch tới vùng cao có thể làm trầm trọng thêm các bệnh sẵn có.
Có thể ngăn ngừa HAI bằng cách đi lên cao một cách từ từ, cho phép cơ thể có thời gian tự điều chỉnh. Các biến chứng nghiêm trọng của bệnh do độ cao có thể phòng tránh bằng cách quan sát các dấu hiệu và triệu chứng sớm và phản ứng nhanh.
YẾU TỐ NGUY CƠ
Không thể biết trước khả năng bạn sẽ bị bệnh nếu du lịch lên vùng có độ cao lớn. Thêm vào đó, việc có vóc dáng cân đối không làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên một số nhóm nhất định có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bao gồm những người:
●Có tiền sử trước đó bị bệnh do độ cao
●Tập luyện thể thao hoặc uống rượu trước khi lên độ cao
●Đi nhanh từ nơi có độ cao thấp tới nơi trên 2400 m.
●Có các vấn đề y khoa ảnh hưởng tới hô hấp
●Không tiếp xúc với độ cao lớn vài tuần trước đó
CHUẨN BỊ KHI ĐI DU LỊCH
Nếu bạn ngủ ở độ cao trên 2400 m và lo ngại về bệnh do độ cao vì bạn đã bị trước đó hoặc có yếu tố nguy cơ, bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này. Trong quá trình thăm khám, bạn nên bàn luận về kế hoạch du lịch, các trung tâm y tế sẵn có tại điểm đến, và nhu cầu cầu dùng thuốc để ngăn ngừa và/hoặc điều trị bệnh do độ cao. Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ và điều trị bệnh do độ cao được trình bày chi tiết dưới đây.
Đi du lịch khi bạn mắc bệnh — Những người bị một số bệnh cần cẩn trọng đặc biệt khi du lịch ở nơi có độ cao lớn:
●Nếu bạn bị đái tháo đường, khi kiểm tra đường huyết, cần chú ý rằng đường huyết đo ở độ cao lớn có thể cho kết quả không đúng. Hỏi nhà sản xuất dụng cụ đo khi dùng thiết bị đo đường huyết ở độ cao lớn.
●Nếu bạn bị đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim trong quá khứ, hỏi bác sĩ về độ an toàn khi đi tới vùng có độ cao lớn. Nếu bạn bị đau thắt ngực, khó thở, hoặc chóng mặt khi đi du lịch, hãy tìm tới sự giúp đỡ về y tế ngay lập tức.
●Hen không nặng hơn ở độ cao lớn, mặc dù co thắt phế quản do lạnh cần được xem xét khi ở môi trường có nhiệt độ thấp ở độ cao lớn.
●Nếu bạn đang dùng oxy do mắc bệnh phổi, bạn cần dùng lưu lượng oxy cao hơn ở vùng có độ cao lớn. Nếu bạn không cần dùng oxy cho bệnh phổi ở nhà, bạn có thể cần dùng oxy khi ở độ cao lớn. Hỏi bác sĩ trước khi bạn đi du lịch.
●Nếu bạn có bệnh hồng cầu liềm, bạn có thể cần oxy nếu bạn du lịch ở độ cao trên 2100 m. Nếu bạn có thể bệnh ẩn (một số người không biết rằng mình có bệnh), các biến chứng do độ cao (nhồi máu lách) có thể xảy ra, ngay cả ở độ cao dưới 2700 m, mặc dù hiếm gặp.
●Nếu bạn có bệnh phổi, như COPD, xơ nang, viêm phổi, tăng áp phổi, hoặc ngưng thở khi ngủ, bạn nên hỏi bác sĩ trước khi du lịch.
●Nếu bạn có tăng huyết áp, chú ý rằng du lịch tới độ cao lớn có thể làm tăng hoặc đôi khi hạ huyết áp; đôi khi cần thay đổi liều thuốc huyết áp. Hãy hỏi bác sĩ của bạn.
●Nếu bạn có thai, đi du lịch tới vùng có độ cao 2500 – 2700m không gây nguy cơ cho thai kì bình thường. Nếu bạn có bất kì biến chứng gì của thai kì, hoặc nếu bạn đang hút thuốc, hãy hỏi bác sĩ của bạn.
SAY NÚI CẤP TÍNH
Say núi cấp tính (Acute mountain sickness - AMS) là bệnh do độ cao thường gặp nhất; bệnh xảy ra ở khoảng 40 tới 50% ở những người sống ở độ cao thấp và ngủ ở độ cao trên 3000m, và ở khoảng 25% những người ngủ trên 2400m. Một số người có thể bị AMS ở độ cao chỉ 2000 m.
Các triệu chứng thường xảy ra trong vòng 6 tới 12 giờ khi lên độ cao trên 2400m. Triệu chứng có thể bắt đầu ngay sau một giờ hoặc sau 24 giờ sau. AMS không xảy ra sau khi di chuyển tới một độ cao sau ba ngày.
Phòng tránh AMS
Đi lên từ từ — Đi lên từ từ là cách tốt nhất để tránh AMS. Một số chuyên gia khuyến cáo những điều sau:
●Nếu bạn sống dưới 1500 m, tránh đi lên nhanh. Trong đêm đầu tiên, tránh ngủ ở độ cao trên 2800 m.
●Nếu bạn dự định du lịch trên 3000 m, không tăng độ cao khi ngủ trên 500 m mỗi ngày khi bạn đi lên cao hơn. Hãy dành ra một ngày nghỉ cho mỗi 1000 m bạn đi lên. Trong ngày nghỉ ngơi này, không vận động quá mức.
●Leo cao và ngủ thấp. Đi tới vùng có độ cao lớn và trở lại mức thấp hơn để ngủ vào buổi tối. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn điều chỉnh với việc thay đổi độ cao.
●Nếu bạn có kế hoạch trượt tuyết, đi bộ hoặc leo núi, không hoạt động quá sức một vài ngày đầu tiên. Tạo nhịp độ cho bản thân rất quan trọng. Tránh sử dụng rượu và thuốc ngủ, đặc biệt khi bạn đang thay đổi độ cao trong hai ngày đầu tiên.
●Ở lại hoặc đi bộ ở độ cao trên 1500 m trong những tuần trước khi bạn lên cao có thể cho phép bạn lên nhanh hơn.
●Nếu bạn uống caffeine (cà phê, trà, soda) thường xuyên, tiếp tục uống trước chuyến đi của bạn. Caffeine an toàn khi lên cao, và ngưng uống đột ngột có thể gây ra các triệu chứng giống với AMS.
Những gợi ý này đặc biệt quan trọng nếu bạn đã từng có AMS hoặc một dạng bệnh do độ cao khác trước đây.
Cân nhắc dùng thuốc phòng ngừa — Thuốc phòng ngừa có thể được khuyến cáo nếu bạn bị bệnh do độ cao trước đây hoặc nếu bạn lên cao quá nhanh.
Nếu bạn đã bị bệnh do độ cao trước đó, bạn có thể không cần dùng thuốc phòng ngừa bằng cách lên cao từ từ. Bạn sẽ cần một đơn thuốc cho phương pháp phòng ngừa này.
Acetazolamide có thể tạm thời khiến các loại đồ uống có ga có mùi vị khó chịu. Các tác dụng phụ khác bao gồm bạn sẽ cần đi tiểu nhiều lần hơn, tê ở tay hoặc chân, buồn nôn, chóng mặt, hoặc nhìn mờ.
Triệu chứng của AMS — Triệu chứng của AMS tương tự như khi bạn say rượu, bao gồm:
●Đau đầu
●Cảm thấy mệt mỏi
●Chóng mặt
●Chán ăn
●Khó ngủ (thức dậy thường xuyên)
●Buồn nôn, đôi khi kèm nôn.
Các triệu chứng này có thể từ nhẹ tới nặng. Triệu chứng của AMS thường nặng nhất sau đêm đầu tiên và cải thiện trong vòng một ngày nếu bạn không lên cao hơn. Các triệu chứng đôi khi có thể kéo dài nhiều ngày, ngay cả khi bạn không đi lên cao hơn.
Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng của AMS, bạn không nên đi lên cao hơn cho tới khi các triệu chứng của bạn giảm dần (thường sau 24 giờ). Bạn nên nghỉ ngơi và tránh uống rượu và thuốc an thần hoặc thuốc ngủ.
Điều này có nghĩa là bạn, cũng như bạn đồng hành của bạn, sẽ bị trì hoãn không thể lên cao hơn hoặc nhanh hơn như bạn mong muốn. Tuy nhiên, lên cao hơn trong khi bạn bị các triệu chứng của AMS có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng.
Điều trị AMS — Điều trị AMS bao gồm nghỉ ngơi, đi xuống thấp, và có thể dùng thuốc để làm giảm triệu chứng. Bạn không nên tập thể dục hoặc đi lên cao hơn cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Bạn cũng nên biết khi nào bạn cần được giúp đỡ.
●Đau đầu – Bạn có thể dùng các thuốc không cần kê đơn khi bị đau đầu.
●Buồn nôn hoặc nôn – Nếu bạn bị buồn nôn hoặc nôn, có thể dùng một loại thuốc kê đơn.
●Đi xuống dần – Nếu triệu chứng của bạn không cải thiện hoặc nặng hơn sau 24 tới 48 giờ, đi xuống dần tới độ cao làm bạn thấy khỏe hơn. Đa số mọi người đều cảm thấy khỏe hơn sau khi xuóng 500 tới 1000 m.
●Oxy – Nếu cần thiết, điều trị với oxy bổ sung qua bể hoặc bộ tập trung có thể làm giảm triệu chứng của AMS. Bạn có thể sử dụng oxy trong một khoảng thời gian (ví dụ một giờ), chỉ khi bạn có triệu chứng, hoặc khi ngủ, nó có thể giúp bạn rất nhiều. Các hộp nhỏ cầm tay chứa oxy có thể cung cấp oxy chỉ có thể cung cấp oxy đủ cho một vài nhịp thở và không có khả năng cung cấp oxy duy trì. Các công ty oxy tại nhà thường có mặt ở đa số các khu nghỉ mát ở nơi có độ cao lớn và bác sĩ của bạn có thể sẽ gọi trước cho công ty để kê đơn oxy bổ sung trước cho bạn.
●Dexamethasone – Dexamethasone là một loại steroid có thể làm giảm triệu chứng AMS. Bạn có thể dùng dexamethasone cùng với acetazolamide nếu cần thiết. Dexamethasone làm tăng đường huyết ở những bệnh nhân bị đái tháo đường.
Khi nào cần tìm sự giúp đỡ — Triệu chứng của AMS thường cải thiện khi bạn thích nghi với độ cao, thường trong vòng 24 tới giờ. Nếu triệu chứng của bạn nặng dần, bạn nên đi xuống hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ.
PHÙ NÃO DO ĐỘ CAO
Phù não do độ cao (High altitude cerebral edema - HACE) là một bệnh do độ cao gây nguy hiểm tính mạng hiếm khi xảy ra, và là một dạng nặng của AMS. Nguyên nhân của bệnh do các mao mạch tăng tính thấm trong não, gây tụ dịch và phù não.
Ngăn ngừa HACE — HACE có thể được ngăn ngừa với các biện pháp được thảo luận ở trên
Triệu chứng của HACE — HACE thường xảy ra trong vòng một tới ba ngày sau khi lên độ cao trên 3000 m. Các triệu chứng bao gồm:
●Kiệt sức hoặc suy nhược nghiêm trọng
●Buồn ngủ, lú lẫn hoặc kích thích
●Khó đi thẳng
●Hành xử như người say rượu
Điều trị HACE — HACE là một cấp cứu y khoa và bạn nên đi xuống ở độ cao thấp hơn ngay lập tức. Trì hoãn việc đi xuống có thể gây hậu quả nghiêm trọng; các triệu chứng có thể nặng dần nhanh chóng và bạn có thể sẽ không đi nổi. Trì hoãn việc đi xuống làm tăng nguy cơ các biến chứng nguy hiểm, hoặc thậm chí là tử vong.
Bên cạnh việc đi xuống, các biện pháp điều trị HACE bao gồm:
●Oxy bổ sung – Nếu có sẵn, oxy bổ sung nên được cung cấp trong khi đi xuống hoặc có vai trò như một biện pháp tạm thời cho tới khi có thể tiếp tục đi xuống. Bạn có thể sử dụng oxy trong buồng cao áp.
●Buồng cao áp cầm tay – Điều trị với buồng cao áp cầm tay (có hoặc không kèm oxy bổ sung) có thể là phương pháp cứu mạng cho tới khi có thể đi xuống.
●Dexamethasone – Đây là một thuốc quan trọng bạn phải có trong tay nếu bạn dự định ngủ trên độ cao 3000 m. Bạn nên dùng thuốc ngay khi bạn có các triệu chứng của HACE, với liều khuyến cáo từ 8 tới 10 mg bằng đường uống. Bạn có thể dùng 4 mg mỗi sáu giờ sau đó cho tới khi bạn đi xuống. bạn nên dùng dexamethasone trước khi dùng buồng cao áp.
Buồng cao áp cầm tay — Buồng cao áp cầm tay là một túi áp suất bơm hơi được thiết lập từ xa có thể chữa cho các bệnh nhân bị HACE khi không thể đi xuống ngay được. Bạn được đặt vào một buồng và thiết bị được bơm hơi dần lên (hình 1).
HÌNH 1. Buồng cao áp cầm tay.
Khi được bơm hơi lên, không khí trong buồng gần giống với không khí bạn hít thở ở nơi có độ cao thấp hơn, làm tăng nồng độ oxy máu, làm giảm triệu chứng nhanh chóng. Bạn có thể ở trong buồng trong vòng nhiều giờ.
PHÙ PHỔI DO ĐỘ CAO
Phù phổi do độ cao (High altitude pulmonary edema - HAPE) là tình trạng mao mạch phổi tăng tính thấm và trong phổi tích tụ dịch, có thể gây tử vong. HAPE không thường gặp, nhưng có thể xảy ra ở những người đi lên độ cao trên 2500 m một cách nhanh chóng.
Ngăn ngừa HAPE — Như với các bệnh do độ cao khác, cách tốt nhất để ngăn ngừa HAPE là đi lên từ từ. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn có tiền sử bị HAPE.
Các thuốc ngăn ngừa không thường được khuyến cáo nếu bạn không có tiền sử bị HAPE, và đi lên độ cao trên 2500 m nhanh chóng.
Triệu chứng của HAPE — Các triệu chứng của HAPE bao gồm ho (thường kèm đàm bọt hồng), khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi vận động, và khó đi lên dốc. Những triệu chứng này thường bắt đầu hai tới bốn ngày sau khi lên cao. Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng của say núi cấp tính.
Triệu chứng có thể nặng dần, và bạn có thể cảm thấy khó thở hơn, ngay cả khi nghỉ ngơi. Bạn có thể bắt đầu ho đàm bọt hồng.
Điều trị HAPE — HAPE là một cấp cứu y khoa. Bạn nên tìm sự giúp đỡ về y tế hoặc đi xuống ngay lập tức nếu có triệu chứng. Trì hoãn việc đi xuống có thể gây hậu quả nghiêm trọng; các triệu chứng có thể nặng dần nhanh chóng và bạn có thể sẽ không đi nổi. Trì hoãn việc đi xuống làm tăng nguy cơ các biến chứng nguy hiểm, hoặc thậm chí là tử vong.
Bên cạnh việc đi xuống, các phương pháp điều trị HAPE khác bao gồm:
●Oxy bổ sung – Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất và nên được bắt đầu ngay khi có thể. Nên tiếp tục cung cấp oxy cho tới khi triệu chứng thuyên giảm. Oxy có thể là biện pháp cứu mạng nếu bạn không thể đi xuống.
●Buồng cao áp cầm tay – Điều trị với buồng cao áp cầm tay có thể là biện pháp tạm thời cho tới khi bạn có thể đi xuống. Bạn có thể dùng oxy trong buồng cao áp.
●Nifedipine hoặc các loại thuốc khác có thể giúp ích nếu oxy không có sẵn và việc đi xuống không khả thi.
●Giữ ấm và tránh nhiệt độ lạnh.
●Nghỉ ngơi; bao gồm không mang vật dụng theo khi bạn đi xuống thấp.
REFERENCES
-
Strom BL, Schinnar R, Apter AJ, et al. Absence of cross-reactivity between sulfonamide antibiotics and sulfonamide nonantibiotics. N Engl J Med 2003; 349:1628.
-
Bärtsch P, Swenson ER. Acute high-altitude illnesses. N Engl J Med 2013; 369:1666.
-
Luks AM, McIntosh SE, Grissom CK, et al. Wilderness Medical Society practice guidelines for the prevention and treatment of acute altitude illness: 2014 update. Wilderness Environ Med 2014; 25:S4.
-
Hackett PH, Luks AM, Lawley JS, Roach RC. High-altitude medicine and pathophysiology. In: Auerbach's Wilderness Medicine, 7th edition, Auerbach PS, Cushing TA, Harris SN (Eds), Elsevier, Philadelphia 2017. p.8.