CHĂM SÓC VẾT BẦM TÍM NHƯ THẾ NÀO? TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN ĐẾN BÁC SĨ?

CHĂM SÓC VẾT BẦM TÍM NHƯ THẾ NÀO? TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN ĐẾN BÁC SĨ?

19/07/2020

-

Le Thao

-

1 Bình luận

CHĂM SÓC VẾT BẦM TÍM NHƯ THẾ NÀO? TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN ĐẾN BÁC SĨ?

VẾT BẦM TÍM LÀ TÌNH TRẠNG GÌ?

Vết bầm tím là tình trạng da đổi màu, do vỡ mạch máu nhỏ dưới da và gây rỉ máu sau một chấn thương, ngã hoặc va đập. Thường bị đau và sưng ở khu vực của vết bầm tím. Đôi khi, sưng xảy ra ngay lập tức. Một số trường hợp khác có thể bị sưng 1 hoặc 2 ngày sau đó. Máu từ các mạch tổn thương sẽ tập trung gần bề mặt da và chúng ta nhìn thấy một vết màu xanh đen. Vết này là do các tế bào hồng cầu và thành phần của máu gây đổi màu da.

Khi chúng lành, vết bầm tím có thể chuyển sang màu xanh và vàng (hình 1). Hầu hết các vết bầm tím lành trong 1 đến 2 tuần, nhưng một số mất nhiều thời gian hơn.

Một số người dễ bị bầm tím hơn  bình thường ví dụ như những bệnh nhân có máu khó đông hoặc đang uống thuốc chống đông máu. 

Một số nguyên nhân gây ra bầm tím bao gồm:

  • Bầm tím có thể xảy ra ở một số người người tập thể dục cường độ mạnh, chẳng hạn như các vận động viên điền kinh và cử tạ . Những vết bầm tím do hồng cầu thoát ra từ lỗ hỏng nhỏ trong các mạch máu dưới da gây ra;

  • Bầm tím không nguyên nhân xảy ra một cách dễ dàng hoặc không có lý do rõ ràng, có thể liên quan đến rối loạn chảy máu, đặc biệt nếu các vết bầm tím kèm theo chảy máu cam thường xuyên hoặc chảy máu nướu răng;

  • Vết bầm không rõ nguyên nhân như trên bắp chân hoặc đùi thường là do va chạm vào cột giường hoặc vật thể gì đó mà bạn không nhớ;

  • Người cao tuổi thường xuyên có vết bầm vì da trở nên mỏng hơn vì tuổi tác. Các mô nâng đỡ mạch máu nằm bên dưới trở nên mỏng và yếu hơn;

  • Những người sử dụng thuốc kháng đông máu cũng dễ có vết bầm hơn;

  • Vết bầm ở mặt sau bàn tay và cánh tay (còn gọi là ban xuất huyết quang hóa hay xuất huyết mặt trời) xảy ra do da mỏng và thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

CHĂM SÓC VẾT BẦM TÍM NHƯ THẾ NÀO?

Vết bầm có thể tự khỏi nhưng để thúc đẩy nhanh quá trình này, có thể làm theo các cách sau: 

Chườm lạnh bằng túi nước đá hoặc túi rau đông lạnh ở vùng da bị ảnh hưởng trong 20-30 phút để tăng tốc độ phục hồi và giảm sưng. Tuy nhiên, bạn đừng chườm đá trực tiếp lên da mà hãy quấn túi nước đá trong khăn. Thực hiện cho đến khi thấy giảm bầm.

  • Nâng chân lên cao càng nhiều càng tốt trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi bị thương nếu các vết bầm tím chiếm một vùng da lớn ở chân hoặc bàn chân

  • Sử dụng acetaminophen để giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng làm chậm đông máu và có thể kéo dài thời gian chảy máu.

  • Dùng khăn ấm chườm lên vết bầm trong 10 phút hoặc lâu hơn sau khoảng 48 giờ bị thương, thực hiện 2-3 lần một ngày có thể làm tăng lưu lượng máu đến vùng thâm tím, giúp da hấp thu máu nhanh chóng hơn. Cuối cùng, các vết thâm sẽ mờ dần.

Bạn không nên: 

  • Đặc túi ấm hoặc các vật nóng trực tiếp lên vùng da bầm

  • Dán các tấm hút nước nhằm hút máu bầm lên trên vết thương. 

CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN KHÁM BÁC SĨ:

Các trường hợp sau nên đến khám bác sĩ:

  • Kèm theo sốt

  • Kèm sưng khớp

  • Không thể vận động hay di chuyển do vết bầm

  • Chảy máu các nơi khác kèm theo: chảy máu răng, tiểu máu,… 

Diễn tiến của vết bầm tím
Hình trên mô tả diễn tiến của một vết bầm. ban đầu chúng có màu đỏ (hình A) sau đó chuyển sang màu xanh hoặc tím (hình B) và cuối cùng chuyển xanh lá cây hoặc vàng khi lành (hình C)

Bình luận

BÌNH LUẬN:
binh-luan

Trúc

Có dịch vụ y tá đến nhà rửa vết thương không ad?

21/07/2020
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE