CẮT LÁCH LÀ GÌ? CHUYỆN GÌ CÓ THỂ XẢY RA KHI LÁCH CỦA TÔI ĐÃ BỊ CẮT?

CẮT LÁCH LÀ GÌ? CHUYỆN GÌ CÓ THỂ XẢY RA KHI LÁCH CỦA TÔI ĐÃ BỊ CẮT?

13/07/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

CẮT LÁCH LÀ GÌ? CHUYỆN GÌ CÓ THỂ XẢY RA KHI LÁCH CỦA TÔI ĐÃ BỊ CẮT?

 

Cắt lách là gì?

Cắt lách là phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ lá lách ra khỏi cơ thể. Lá lách là một cơ quan ở phần trên bên trái của bụng (hình 1). Lách là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lá lách cũng có tác dụng lọc máu và tạo ra các tế bào máu giúp bạn chống lại nhiễm trùng. Nó loại bỏ những thứ có thể gây ra vấn đề cho bạn, bao gồm vi khuẩn và các tế bào hồng cầu bị hư hỏng.

Phẫu thuật cắt lách được dùng để điều trị các vấn đề như:

● Tổn thương lách - Nếu lách của bạn bị thương, nó có thể gây xuất huyết nội nghiêm trọng. Xuất huyết nội thường xảy ra khi có chấn thương vào vùng bụng, ví dụ như khi bị tai nạn hoặc trong khi chơi một môn thể thao làm chấn thương vùng bụng. Nếu lá lách bị thương nặng, có thể cần phải cắt bỏ lách.

● Lá lách lớn hơn nhiều so với bình thường - Các bác sĩ gọi đây là "lách to". Một số bệnh ung thư hoặc khối u không phải ung thư hoặc nhiều nang đôi khi có thể khiến cho lách bị to ra. Nếu lách to gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như đau, bạn có thể cần phải được phẫu thuật cắt bỏ lá lách.

● Một số rối loạn ảnh hưởng đến các tế bào máu - Ví dụ bao gồm:

• Giảm tiểu cầu miễn dịch hoặc, một rối loạn trong đó hệ miễn dịch của bệnh nhân phá hủy tiểu cầu của chính họ (một loại tế bào máu)

• Thiếu máu tán huyết tự miễn, một rối loạn trong đó hệ miễn dịch của bệnh nhân phá hủy các tế bào hồng cầu của chính họ

• Beta thalassemia thể nặng (một số người bị bệnh này từ khi sinh ra), một bệnh khiến cơ thể không tạo đủ hồng cầu

Thông thường, các bác sĩ thử các phương pháp điều trị khác cho những vấn đề này trước khi họ cân nhắc thực hiện cắt lách.

Tôi phải chuẩn bị cho phẫu thuật cắt lách như thế nào?

Nếu có thể, bạn sẽ cần phải tiêm vắc-xin trước phẫu thuật. Lá lách giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, do đó bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng sau khi cắt lách. Vắc-xin giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Chúng hoạt động bằng cách dạy cơ thể bạn cách chống lại vi trùng gây bệnh. Các loại vắc-xin bạn cần được tiêm bao gồm những loại bảo vệ chống lại một số vi khuẩn, bao gồm phế cầu khuẩn, não mô cầu và Haemophilusenzae týp B. Bạn cũng nên tiêm các loại vắc-xin thông thường được khuyến cáo cho mọi người, chẳng hạn như vắc-xin cúm.

Các loại vắc-xin bạn được tiêm sẽ phụ thuộc vào loại vắc-xin bạn đã được tiêm trước đây, và thời điểm tiêm lúc đó. Lý tưởng nhất là vắc-xin được tiêm ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên nếu bạn cần cắt lách sớm thì có thể không kịp tiêm vắc-xin sớm trước 2 tuần.

Bác sĩ sẽ cho biết bạn nên ngừng ăn và uống bao lâu trước khi phẫu thuật. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn biết bạn có cần phải ngưng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn đang uống hoặc bắt đầu sử dụng loại thuốc nào mới không.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi tôi được cắt lách?

Trước khi phẫu thuật bắt đầu, bạn sẽ được truyền thuốc để gây mê trong cuộc phẫu thuật.

Bác sĩ có thể phẫu thuật cắt lách theo 2 cách khác nhau:

● Phẫu thuật mở bụng - Trong phẫu thuật mở bụng, bác sĩ sẽ thực hiện một vết cắt, thường ở giữa bụng, lấy ra lá lách của bạn và đóng vết cắt bằng ghim hoặc mũi khâu đặc biệt. Nếu lá lách của bạn rất lớn hoặc bị chấn thương nặng, rất có thể bạn sẽ cần phẫu thuật mở bụng.

● Phẫu thuật nội soi - Trong phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ thực hiện một vài vết cắt rất nhỏ ở bụng và cắt bỏ lá lách thông qua một trong những vết cắt này. Phẫu thuật được thực hiện bằng cách đặt các dụng cụ dài và nhỏ thông qua các vết cắt. Một trong những dụng cụ có một camera ở đầu và có tác dụng gửi hình ảnh đến màn hình TV. Phẫu thuật viên có thể nhìn vào màn hình để biết nơi cần cắt và những gì cần loại bỏ.

Chuyện gì sẽ xảy ra sau cuộc phẫu thuật?

Nó phụ thuộc vào loại phẫu thuật được thực hiện. Nếu bạn được phẫu thuật mở bụng, bạn sẽ cần ở lại bệnh viện vài ngày. Nếu bạn được phẫu thuật nội soi, bạn có thể về nhà vào cùng ngày hoặc ngày hôm sau.

Nếu bạn không tiêm vắc-xin trước khi phẫu thuật, bạn sẽ được tiêm sau đó. Bạn cũng có thể dùng thuốc kháng sinh để giúp cơ thể ngăn ngừa nhiễm trùng, vì bạn không còn lách để thực hiện chức năng này.

Chuyện gì có thể xảy ra khi lách của tôi đã bị cắt?

Hầu hết mọi người có thể quay trở lại cuộc sống bình thường của họ sau khi hồi phục. Nhưng điều quan trọng là bạn phải nhận thức được một số vấn đề có thể xảy ra. Bao gồm các vấn đề sau:

● Nhiễm trùng - Lá lách giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Sau khi lách của bạn đã bị cắt, cơ thể bạn phải vất vả hơn để chống lại một số bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, khi không có lá lách, thậm chí nhiễm trùng nhỏ có nhiều khả năng biến thành một vấn đề nghiêm trọng hơn gọi là "nhiễm trùng huyết". Nhiễm trùng huyết là một vấn đề nghiêm trọng xảy ra khi nhiễm trùng di chuyển khắp cơ thể. Nếu không được điều trị ngay, nó có thể dẫn đến tử vong.

Tiêm vắc-xin được khuyến cáo giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng. Nhưng bạn vẫn có thể bị nhiễm trùng ngay cả khi bạn được tiêm vắc-xin. Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ lập kế hoạch với bạn về những việc cần làm nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.

Bởi vì bất kỳ nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, bạn có thể sẽ cần có thuốc kháng sinh dự phòng ở nhà. Nhờ vậy, bạn có thể dùng chúng khi bạn thấy mình có các dấu hiệu nhiễm trùng. Dấu hiệu nhiễm trùng có thể bao gồm:

• Sốt (nhiệt độ cao hơn 38° C)

• Ớn lạnh hoặc run 

• Đau họng

• Ho

• Đau tai

• Nghẹt mũi hoặc đau xoang

• Đau đầu

• Cảm thấy buồn ngủ hoặc không tỉnh táo

• Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy

• Cảm thấy chóng mặt, hoặc sắp ngất đi

• Nhịp tim nhanh

• Những chấm nhỏ màu đỏ tím trên da hoặc những vết bầm tím không rõ nguyên nhân

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, bác sĩ có thể yêu cầu bạn uống một liều thuốc kháng sinh ngay lập tức, sau đó đi thẳng đến phòng khám chăm sóc khẩn cấp hoặc phòng cấp cứu gần nhất. Thực hiện những điều này ngay cả khi bạn không cảm thấy rất mệt. Tại phòng khám, bác sĩ có thể kiểm tra bạn có nhiễm trùng hay không và quyết định xem bạn cần điều trị tích cực hơn hoặc cần các phương pháp điều trị khác hay không.

Tùy thuộc vào tuổi của bạn và lý do lá lách của bạn bị cắt bỏ, bác sĩ có thể dặn bạn uống kháng sinh mỗi ngày nhằm mục đích ngăn ngừa nhiễm trùng.

● Huyết khối - Nguy cơ bị huyết khối cũng tăng lên sau phẫu thuật cắt lách. Huyết khối thường bị ở chân (được gọi là "huyết khối tĩnh mạch sâu") hoặc phổi (được gọi là "thuyên tắc phổi"). Các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu có thể bao gồm sưng, đau hoặc nóng và đỏ ở chân. Các triệu chứng của thuyên tắc phổi có thể bao gồm khó thở, đau ngực khi bạn hít vào hoặc ho.

Bạn có thể được cho thuốc để giảm nguy cơ đông máu. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một loại thuốc gọi là "thuốc chống đông máu" hoặc "thuốc làm loãng máu". Thuốc có thể ở dạng tiêm hoặc dạng viên uống. Giữ cân nặng lí tưởng cũng có thể giảm nguy cơ đông máu. Trong một chuyến xe đường dài hoặc đi máy bay, hãy đứng dậy đi bộ hoặc cử động chân thường xuyên thường xuyên nếu có thể.

Một số hormone cũng có thể làm tăng nguy cơ đông máu. Nếu bác sĩ của bạn có kế hoạch kê toa điều trị bằng nội tiết tố, chẳng hạn như thuốc tránh thai, hãy cho họ biết rằng bạn đã được phẫu thuật cắt lách.

Điều quan trọng là bạn phải mang theo thẻ cảnh báo hoặc đeo vòng đeo tay y tế để những người khác biết bạn đã được cắt lách. Việc này sẽ giúp các bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc tốt nhất cho bạn nếu có trường hợp khẩn cấp.

More on this topic

Patient education: Vaccines (The Basics)

Patient education: Vaccines for adults (The Basics)

Patient education: Vaccines for children age 7 to 18 years (The Basics)

Patient education: Vaccines for babies and children age 0 to 6 years (The Basics) Patient education: Sepsis in adults (The Basics)

Patient education: Immune thrombocytopenia (ITP) (The Basics) Patient education: Autoimmune hemolytic anemia (The Basics) Patient education: Hairy cell leukemia (The Basics)

Patient education: Beta thalassemia (The Basics) Patient education: Mononucleosis (The Basics) Patient education: Fasting before surgery (The Basics) Patient education: Endovascular surgery (The Basics)

Patient education: Questions to ask if you are having surgery or a procedure (The Basics)

Patient education: Preventing infection in people with impaired spleen function (Beyond the Basics)

Patient education: Adult vaccines (Beyond the Basics)

Patient education: Why does my child need vaccines? (Beyond the Basics) Patient education: Vaccines for children age 7 to 18 years (Beyond the Basics)

Patient education: Vaccines for infants and children age 0 to 6 years (Beyond the Basics) Patient education: Infectious mononucleosis (mono) in adults and adolescents (Beyond the Basics)

All topics are updated as new evidence becomes available and our peer review process is complete.

Các cơ quan trong bụng

Bài thuốc gia truyền cho bệnh nhân đau dạ dày, tá tràng 1

TAGS: CẮT LÁCH, hdcare

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE