CÁCH SƠ CỨU BỎNG ĐÚNG CÁCH TUY THEO CẤP ĐỘ CỦA BỎNG.

CÁCH SƠ CỨU BỎNG ĐÚNG CÁCH TUY THEO CẤP ĐỘ CỦA BỎNG.

06/09/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

CÁCH SƠ CỨU BỎNG ĐÚNG CÁCH TUY THEO CẤP ĐỘ CỦA BỎNG.

CẦN LÀM GÌ KHI BỊ BỎNG

Trong cuộc sống hàng ngày, bên cạnh những tai nạn thường gặp như điện giật, chảy máu… thì bỏng cũng là một trong những hiện tượng chúng ta thường xuyên gặp phải. Trong tai nạn do bị bỏng, nạn nhân là trẻ em chiếm số đông, nhiều nhất là bỏng nước. Do đó, việc nắm bắt kỹ năng sơ cứu bỏng ngay khi nạn nhân bị bỏng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ, khi bị bỏng nước sôi, nạn nhân cần được ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát tối thiểu 15 phút và tối đã 30 phút.

Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh không được ngâm vùng bị bỏng vào nước đá vì tình trạng lạnh đột ngột có thể khiến nạn nhân bị co mạch, có thể bị bỏng lạnh. Đây là cách sơ cứu bỏng sai lầm mà rất nhiều người mắc phải.

Thậm chí, nhiều người còn có thói quen bôi kem đánh răng hoặc nước mắm khi bị bỏng vì cho rằng cho rằng điều này giúp làm dịu vết thương.

Tuy nhiên, thói quen sơ cứu bỏng sai lầm này có thể khiến bạn bị nhiễm trùng, tình trạng vết bỏng thêm nặng nề. Vậy, làm thế nào để sơ cứu bỏng đúng cách? Bạn cần nắm rõ những bước sau theo gợi ý của chuyên gia:

Bỏng ở mức độ 1

- Ngâm vết bỏng vào nước lạnh ít nhất 5 phút, sau đó thoa lên vết bỏng một lớp kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh.

- Sử dụng băng gạc nhẹ nhàng quấn lỏng quanh vết bỏng. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.

Bỏng ở mức độ 2

- Ngâm vết bỏng vào nước ít nhất 15 phút. Có thể đắp vải ướt nhúng nước lạnh lên vết bỏng nhỏ 2-3 phút mỗi ngày, sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh.

- Sử dụng băng gạc khô băng vết bỏng, thay băng mỗi ngày một lần. Chú ý rửa sạch tay trước khi rửa vết bỏng.

- Kiểm tra vết bỏng hàng ngày xem có xuất hiện những dấu hiệu như sưng đau, đỏ hơn không. Không lột da từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng, không gãi.

- Sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.

Bỏng ở mức độ 3

- Loại bỏ vải vóc, trang phục… dính ở khu vực vết bỏng, không sử dụng nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại thuốc nào bôi lên vết bỏng.

- Nâng phần bị bỏng lên cao hơn tim, có thể băng bằng băng ẩm, mát, sạch.

- Có thể bỏ qua bước hai, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

Lưu ý: Khi bị bỏng điện, bỏng hóa chất thì cần đến bệnh viện càng nhanh càng tốt vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới các bộ phận trong cơ thể.

BỎNG NHƯ THẾ NÀO LÀ NGHIÊM TRỌNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Bỏng là loại tổn thương hoại tử do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiệt, điện, hóa chất…Tùy vào mức độ tổn thương nhiều hay ít, mà có hay không các biểu hiện rối loạn điện giải hay chuyển hóa của cơ thể, trong đó, bỏng độ 3 là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe con người

Bỏng độ 3 lan đến cả những lớp da sâu hơn. Tổn thương có thể chạm tới cả mạch máu, các cơ quan chính và xương, có thể dẫn đến tử vong.Có một sự hiểu lầm rằng, bỏng độ 3 sẽ gây đau đớn nhất. Nhưng với bỏng loại này, tổn thương có thể nghiêm trọng đến mức bạn không thể cảm thấy đau bởi các dây thần kinh của bạn đã bị tổn thương. Không bao giờ áp dụng những cách tự chữa với bỏng độ 3.

Bỏng độ 3 là loại bỏng có nhiều biến chứng nhất, như nhiễm trùng, mất máu và sốc. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bỏng độ 1 và độ 2 không gây ra các biến chứng. Tất cả các loại bỏng đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bởi vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng da bị hở. Nhiễm trùng máu có thể xảy ra trong những trường hợp nặng nhất và có thể dẫn đến sốc hoặc tử vong

Di chứng thường gặp nhất của bỏng là các vết sẹo phì đai, sẹo lồi, sẹo lõm và sẹo co kéo, ngoài ra còn một số di chứng khác là dính tổ chức, loét thiểu dưỡng, ung thư hóa trên nền sẹo… Mức độ nặng nhẹ của di chứng bỏng phụ thuộc vào độ sâu, vị trí của bỏng, phương pháp điều trị tổn thương.

Uốn ván cũng là một biến chứng có thể xảy ra với mọi mức độ bỏng. Cũng như nhiễm trùng máu, uốn ván là do nhiễm vi khuẩn. Uốn ván gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề về co cơ. Mọi thành viên trong gia đình nên được tiêm uốn ván  mỗi 5 năm một lần để phòng tránh nhiễm trùng loại này.

Những vết bỏng nghiêm trọng cũng có thể đem lại nguy cơ hạ thân nhiệt và hạ kali huyết. Hạ thân nhiệt là khi thân nhiệt hạ xuống tới mức có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hạ thân nhiệt có thể được coi như một biến chứng bất ngờ của bỏng, nhưng bản chất là do sự mất đi nhiệt độ cơ thể do vết thương gây ra. Hạ kali huyết xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều máu vì vết bỏng.

TAGS: BỎNG, HDCACRE

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE