Phình động mạch chủ bụng
Nếu bạn mắc phải bệnh phình động mạch chủ bụng, khi đó thành của động mạch chủ (mạch máu chính của cơ thể) bị yếu đi và xuất hiện một dạng hình quả bóng phình ra ngoài. Nếu thành càng yếu thì động mạch chủ sẽ vỡ. Điều này rất nguy hiểm, nhưng nó thường sẽ xảy ra khi khối phình đạt một kích thước nhất định.
Sau đây, tôi sẽ giới thiệu về cách thức một phình mạch được phát hiện và theo dõi và phương pháp điều trị để tránh vỡ phình mạch.
Phình động mạch chủ là gì?
Động mạch chủ là động mạch chính cung cấp máu đi khắp cơ thể. Bạn có thể mường tượng như sau, động mạch chủ rộng như một cái vòi nước để bạn tưới nước cho vườn nhà bạn, chạy từ tim xuống ngực và bụng trước khi chia thành những động mạch nhỏ hơn.
Tuổi càng lớn, thành động mạch chủ càng yếu, điều này làm hình thành nên một túi phình ở bụng.
Túi phình được gọi là phình động mạch chủ bụng hay viết tắt AAA (abdominal aortic aneurysm)
AAA sẽ lớn dần theo thời gian. Hầu hết tốc độ phát triển chậm nhưng vài trường hợp sẽ lớn rất nhanh. Nếu được phát hiện lúc kích thước khối phình mạch còn bé, chúng ta có thể can thiệp để nó không lớn đạt đủ kích thước để gây vỡ. Túi phình lớn cực kì nguy hiểm.
Nếu thành động mạch chủ trở nên yế nó có thể nứt vỡ, gây xa xuất huyết nội lượng nhiều, gây tử vong 90%.
Chúng ta không biết chính xác nguyên nhân làm cho thành mạch máu yếu đi, dẫn đến AAA. Nhưng có vài yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh này. Sau đây là những yếu tố quan trọng nhất.
-
Nam, nam có nguy cơ mắc AAA gấp 4-6 lần so với nữ.
-
Lớn tuổi, Những phình mạch này không thường thấy ở người dưới 55 tuổi. Nhưng nguy cơ mắc bệnh gia tăng theo từng tuổi. Có 10% nam giới từ 65-79 tuổi mắc AAA.
-
Tiền căn gia đình có từ 1 người mắc AAA trở lên (cha mẹ hay anh chị em ruột)
Triệu chứng là gì?
Có những triệu chứng nếu bạn chú ý thì sẽ phát hiện AAA sớm. Hầu hết các bệnh nhân không hề cảm thấy đau hay cảm thấy có gì khác biệt.
Nhưng vài người có cảm giác đau vùng bụng, bẹn hay lưng, có thể là dấu hiệu của túi phình động mạch sắp vỡ.
Bởi vì AAAs thường không gây ra triệu chứng nhiều, hầu hết bệnh nhân phát hiện AAA trong hai trường hợp sau.
-
Khám tổng quát và tình cờ phát hiện. AAAs có thể được tìm thấy nhờ vào vài cận lâm sàng như là X quang hay tình cờ được bác sĩ phát hiện nhòe vào khám bụng thường xuyên. Phương pháp này chỉ phát hiện được nếu bệnh nhân gầy còn túi phình thì lớn. Nếu bác sĩ nghĩ bạn có một túi phình động mạch chủ thì một siêu âm được thực hiện để khẳng định.
-
Tầm soát: Bởi vì người lớn tuổi có nguy cơ mắc AAA, bác sĩ thường khuyến khích những người nam lớn hơn 65 tuổi nên làm siêu âm để kiểm tra xem có túi phình động mạch không. Đó là tầm soát.
Phụ nữ và nam trẻ tuổi hơn cũng có thể được đề nghị thực hiện tầm soát nếu bác sĩ nhân thấy họ có nguy cơ cao của phình động mạch chủ, VD: họ có người thân trực hệ có túi phình động mạch.
Nếu bạn được chẩn đoán AAA, bác sĩ sẽ đo kích thước của túi phình nhờ vào siêu âm. Bác sĩ ở các quốc gia khác nhau sẽ qui ước kích thước túi phình tùy theo dịch tễ từng vùng vì sự khác nhau về đặc tính địa lý và dân số từng vùng. Nhưng túi phình được xem là lớn nếu:
-
Đường kính >=5.5 cm đối với nam
-
Đường kính >=5.5 cm đối với nữ
Điều trị như thế nào?
Điều trị chính cho AAA là phẫu thuật. Nhưng không phải ai cũng cần phẫu thuật. Bởi không phải lợi ích của phẫu thuật cũng lớn hơn là nguy cơ.
-
Nếu túi phình nhỏ và không có triệu chứng, nó có thể không vỡ, nên bác sĩ có thể sẽ đề nghị nên theo dõi thay vì phẫu thuật, ít nhất là tại thời điểm hiện tại.
Theo dõi thêm nghĩa là sẽ siêu âm thường xuyên để kiếm tra túi phình động mạch chủ. Bác sĩ sẽ khuyến cáo theo dõi trong trường hợp bạn có túi phình lớn nhưng có tình trạng sức khỏe không tốt, bệnh nền nhiều và nặng.
-
Nếu túi phình lớn và có triệu chứng, bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật. Bác sĩ của bạn cũng sẽ khuyến khích theo dõi thêm nếu túi phình lớn quá nhanh.
Theo dõi
Việc theo dõi thường xuyên đòi hòi bạn sẽ làm siêu âm để kiểm tra kích thước của túi phình và tốc độ phát triển của nó.
Tần số thực hiện siêu âm phụ thuộc vào kích thước khối phình. Ví dụ, nếu khống phình nhỏ, bạn sẽ siêu âm mỗi 2-3 năm. Nhưng nếu nó lớn hơn, bác sĩ của bạn khuyến khích nên siêu âm 1-2 lần/năm.
Loại bỏ túi phình
Loại bỏ đoạn mạch bị phình, có hai cách có thể có ích
-
Can thiệp nội mạch: Phẫu thuật để đặt một mảnh động mạch nhân tạo hay gọi là “graft” bên trong túi phình.
Can thiệp nội mạch được thực hiện theo đường đi của mạch máu, với sự trợ giúp của những dụng cụ tí hon và camera. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt một đường nhỏ ở phần bẹn để tiếp cận mạch máu lớn, sau đó sẽ gắn kèm theo “graft” với một cái ống nhỏ. Bác sĩ sử dụng tia X để đưa mảnh ghép qua mạch máu đến túi phình. Khi mảnh ghép được đặt đúng nơi, bác sĩ phẫu thuật sẽ buộc nó với một cái móc nhỏ hoặc ghim.
-
Mổ mở: Khi thực hiện mổ mở, bác sĩ phẫu thuật sẽ mở một đường lớn và bụng và tiếp cận với túi phình một cách trực tiếp. Bác sĩ phẫu thuật sau đó sẽ cắt mở túi phình và gắn một miếng ghép vào trong đó. Túi phình sau đó sẽ được đóng lại với mảnh ghép ở bên trong.
Can thiệp nội mạch là phương pháp mới, nhưng nó đang ngày một phổ biến vì cuộc mổ nhỏ hơn, phục hồi nhanh hơn.
Thỉnh thoảng, miếng ghéo có thể di chuyển và rớt ra sau can thiệp nội mạch, điều này nghĩa là bệnh nhân phải trải qua nhiều lần phẫu thuật nữa. Nên bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân nên kiểm tra thường xuyên bằng siêu âm hay CT để kiểm tra sau phẫu thuật.
Vì vậy bạn nên được kiểm tra 1 tháng và 12 tháng sau phẫu thuật và sau đó là mỗi năm năm. Tuy nhiên, kiểm tra thường xuyên không cần thiết đối với mổ mở. Cả mổ mở và can thiệp nội mạch có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như là bệnh tim và mạch máu, chảy máu và nhiễm trùng.
Để giúp tránh biến chứng tim mạc, bác sĩ sẽ khuyên nên sử dụng ức chế beta mỗi ngày đến ngày phẫu thuật. Bạn sẽ được uống kháng sinh trong và sau cuộc phẫu thuật để tránh nhiễm trùng.
Chuyện gì xảy ra?
Nhiều người không bào giờ gặp vấn đê từ AAA của họ.
Nhưng nếu túi phình bị vỡ, nguy cơ sống sót rất nhỏ. Vì vậy, việc phát hiện sớm những túi phình này rất quan trọng và để theo dõi chúng nếu chúng nhỏ và không có bất kì trieeujc hứng nào, hoặc sẽ phẫu thuật sửa chữa trước khi vỡ xảy ra.Bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp thích hợp nhất