BỆNH THỦY ĐẬU LÀ GÌ?

BỆNH THỦY ĐẬU LÀ GÌ?

15/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

BỆNH THỦY ĐẬU LÀ GÌ?

TỔNG QUÁT

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng gây nên những nốt phát ban ngứa trên da. Bệnh này do virus varicella-zoster virus gây ra, có thể tồn tại trong nhiều năm trong cơ thể và sau đó gây nên những nốt phát ban rất đau gọi là “zona”.

Trước đây, thủy đậu là môt bệnh rất thường gặp. Ngày nay, thủy đậu đã có vắc-xin phòng ngừa, được gọi là vắc-xin thủy đậu.

Ai nên tiêm vắc-xin phòng thủy đậu?

Hầu hết tất cả trẻ em nên được tiêm phòng thủy đậu khi bé ở độ tuổi từ 12-15 tháng tuổi. Sau đó, các bé nên được tiêm nhắc lại lúc 4-6 tuổi. Việc tiêm hai mũi cách nhau như thế này sẽ phòng ngừa tốt nhất. Trong vài trường hợp hiếm hoi, tuy đã được tiêm phòng nhưng vẫn có thể mắc thủy đậu nhẹ bởi vì người đó không được tiêm mũi nhắc lại.

Đối với những người chưa từng mắc thủy đậu, việc tiêm phòng vẫn cần thiết nếu như: 

  • Làm việc ở trung tâm chăm sóc trẻ em. 

  • Tiếp xúc với những người suy giảm miễn dịch như bệnh nhân ung thư hay HIV.

  • Sống trong kí túc xá, nhà tụ hay những nơi tập trung đông người.

  • Du lịch sang Mỹ hay Canada. 

  • Nữ dưới 45 tuổi. 

Đối tượng không cần tiêm văc-xin?

Bác sĩ không khuyến cáo những đối tượng sau đây nên tiêm vắc-xin phòng thủy đậu

  • Người suy giảm miễn dịch

  • Phụ nữ đang mang thai hay lên kế hoạch có thai ngay.

  • Trẻ em và người lớn đã từng mắc thủy đậu.

  • Hầu hết người Mỹ sinh rước năm 1980 thường đã từng mắc thủy đậu kể cả khi họ không thể nhớ ra.

Biến chứng của vắc-xin thủy đậu?

Biến chứng của vắc-xin thủy đậu là đau chỗ tiêm.

Triệu chứng của thủy đậu?

Khi mắc thủy đậu lần đầu, bạn sẽ gặp phải:

  • Sốt

  • Buồn nôn

  • Viêm họng

  • Chán ăn

Một ngày sau khi khởi bệnh, những nốt phát ban bắt đầu xuất hiện. Ban đầu là những nhóm nhỏ, thường ngứa, đỏ và phồng, thường chứa đầy dịch và sau đó vỡ ra.

Sau đó, những nốt này sẽ khô lại và tạo thành sẹo. Những nếu phồng khác sẽ mọc lên ở chỗ khác của cơ thể trong vài ngày sau. Và thường tồn tại khoảng 1 tuần.

Thủy đậu lây lan như thế nào?

Nếu bạn chưa từng mắc thủy đậu và chưa được tiêm văc-xin thủy đậu, bạn có thể bị lây khi ở gần người bệnh.

Khi nghi mắc thủy đậu nên làm gì?

Bạn nên gọi điện cho bác sĩ hoặc y tá trước khi đến phòng khám của họ, họ có thể sẽ tư vấn cho bạn những việc cần làm thông qua điện thoại, như vậy sẽ hạn chế bạn lây lan cho những ai ở phòng khám nếu bạn đến mà không báo trước.

Điều trị thủy đậu như thế nào?

Bạn cần phải được điều trị nhưng trẻ con thì không. Hầu hết trẻ con tự phục hồi sau thủy đậu mà không gặp biến chứng gì. Mặc khác, trẻ lớn và người lớn có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn. 

 Có những loại thuốc không cần kê đơn để làm giảm triệu chứng như sốt hay ngứa. Nhưng nên nhớ là không bao giờ được xài aspirin cho người dưới 18 tuổi vì nguy cơ mắc hội chứng Reye cao. 

Nên làm gì khi ở gần những người mắc thủy đậu

Nếu bạn chưa có miễn dịch với thủy đậu trước đó, gọi cho bác sĩ ngay để không bị bệnh. Văc-xin thủy đậu có thể có hiệu quả nếu bạn tiếp xúc với virus. Với người không thể tiêm văc-xin, vẫn có những cách phòng bệnh dành cho họ.

Điều gì xảy ra khi mắc thủy đậu lúc mang thai?

Thông báo với bác sĩ ngay, nếu bạn chưa tưng mắc thủy đậu, báo cho bác sĩ nếu bạn ở gần người bệnh thủy đậu hoặc zona.

Mắc thủy đậu lúc mang thai có thể gây hại cho bạn và cả con bạn, nhưng có những thuốc giúp phòng tránh những biến cố không đáng có này nếu được dùng sớm.

Nốt phát ban thủy đậu

Thủy đậu là một tình trạng nhiễm trùng, đặc trưng bởi sự xuất hiện các bóng nước đỏ, ngứa trên da. Thủy đậu gây ra bởi virus thủy đậu (varicella-zoster virus).

TAGS: HDCACRE, THỦY ĐẬU

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE