BỆNH THẦN KINH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?

BỆNH THẦN KINH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?

29/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

BỆNH THẦN KINH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?

TỔNG QUAN

Bệnh thần kinh là thuật ngữ y khoa chỉ sự tổn thương dây thần kinh và là một biến chứng thường gặp của đái tháo đường trong đó, bệnh thần kinh lan tỏa, hay bệnh nhiều dây thần kinh, là thể thường gặp nhất. Các thể bệnh thần kinh khác cũng có thể ảnh hưởng tới bệnh nhân ĐTĐ, nhưng sẽ không được bàn luận ở đây.

Triệu chứng của bệnh thần kinh ĐTĐ bao gồm mất cảm giác hoặc cảm giác đau ran ở bàn chân.  Phát hiện sớm ĐTĐ và kiểm soát nghiêm ngặt đường máu có thể giảm nguy cơ tiến triển bệnh thần kinh ĐTĐ.

Điều trị bệnh thần kinh ĐTĐ bao gồm nhiều yếu tố: kiểm soát đường huyết, ngăn chấn thương xảy ra, và kiểm soát triệu chứng đau.

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ (YTNC)

Ở bệnh nhân ĐTĐ, YTNC lớn nhất là để đường huyết ở mức cao trong thời gian dài.

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh thần kinh ĐTĐ bao gồm:

  • Bệnh động mạch vành

  • Tăng nồng độ triglyceride

  • Thừa cân (BMI > 24)

  • Hút thuốc lá

  • Tăng huyết áp

CÁC TRIỆU CHỨNG 

Các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm đau, nóng, tê, dị cảm ở ngón chân hoặc bàn chân, và cực kì nhạy với các sờ chạm nhẹ. Đau có thể nặng hơn khi nghỉ và cải thiện khi vận động (ví dụ đi bộ). Một vài bệnh nhân bắt đầu với đau chân dữ dội, trong khi số khác có ít hoặc không có triệu chứng gì.

Bệnh thần kinh ĐTĐ thường ảnh hưởng cả hai bên cơ thể. Triệu chứng ở ngón chân thường để để ý đầu tiên. Nếu bệnh tiến triển, triệu chứng có thể dần lan lên chân; nếu vượt quá bắp chân, thì tay có thể biểu hiện triệu chứng. Qua thời gian, cảm giác đau có thể mất đi và điều này tăng nguy cơ chấn thương

Các biến chứng – khi bạn mất khả năng nhận biết đau hay nóng và lạnh, nguy cơ tổn thương bàn chân của bạn tăng lên. Các tổn thương bình thường gây đau (như dẫm phải gai, bỏng rộp khi mang giày, móng chân mọc ngược) sẽ không đau nữa nếu bạn có bệnh thần kinh. Trừ khi bạn kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu không các tổn thương nhỏ có thể tiến triển thành vết loét rộng. Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất là phải cắt ngón chân hay nặng nề hơn, là cắt cả bàn chân.

CÁC TEST BỆNH THẦN KINH ĐTĐ 

Bệnh thần kinh ĐTĐ được chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám bàn chân. Trong lúc khám, các triệu chứng tổn thương thần kinh có thể bao gồm:

  •  Mất khả năng cảm nhận rung động và chuyển động ngón chân hoặc bàn chân (ví dụ khi ngón duỗi lên hoặc gập xuống)

  •  Mất cảm giác đau, sờ nhẹ và nhệt ở ngón chân hoặc bàn chân

  •  Mất hoặc giảm phản xạ gân gót.

Các test sâu hơn bao gồm đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, sinh thiết dây thần kinh, hoặc hình ảnh học (ví dụ X quang hoặc CT scan), thường không cần đến để chẩn đoán được bệnh.

ĐIỀU TRỊ 

Điều trị bệnh thần kinh ĐTĐ bao gồm ba thành phần chính:

  •  Kiểm soát chặt chẽ đường huyết

  •  Chăm sóc bàn chân và ngừa tổn thương

  •  Kiểm soát đau do bệnh thần kinh

Mặc dù không thể chữa khỏi, việc điều trị giúp cải thiện triệu chứng đau và ngừa biến chứng.

Kiểm soát đường huyết – Rất quan trọng. Triệu chứng đau, ran có thể cải thiện khi đường huyết cải thiện.

Nếu đường huyết không được kiểm soát đúng mực với điều trị hiện tại, một chế độ khác có thể được khuyến cáo.

Chăm sóc bàn chân – bệnh nhân bệnh thần kinh không phải lúc nào cũng thấy đau khi có vết thương hay chấn thương ở bàn chân. Do vậy, chặm sóc bàn chân hàng ngày là cần thiết để theo dõi các thay đổi ở da, gây tăng nguy cơ nhiễm trùng (ví dụ vết nứt nẻ hoặc vết thương). Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ khuyến cáo bệnh nhân ĐTĐ  nên được khám bàn chân toàn diện một lần trong năm và kiểm tra bằng mắt bàn chân ở mỗi lần khám (mỗi 3 hoặc 4 tháng).

Tránh các hoạt động có thể gây tổn thương bàn thân – một số hoạt động làm tăng nguy cơ tổn thương và không được khuyên làm, bao gồm đi bộ bằng chân trần, áp miếng dán nhiệt hoặc chai nước nóng lên chân, và bước bào bồn tắm trước khi kiểm tra nhiệt độ nước bằng tay.

Chăm sóc móng chân – cắt móng theo bờ ngón chân (đường cong, không thẳng ngang) và không để lại bờ sắc nhọn nào của móng. Không bao giờ cắt lớp biểu bì móng. Không bóp các nốt bỏng rộp, cắt các móng mọc ngược hoặc các thứ khác làm tổn thương da ở bàn chân. Hãy gặp nhân viên y tế ở bất kỳ tình huống nào kể trên.

Rửa và kiểm tra bàn chân hàng ngày – dùng nước ấm vừa phải và xà bông để rửa bàn chân. Nhẹ nhàng lau khô bàn chân và dùng kem chống ẩm hoặc kem dưỡng da.

Kiểm  tra toàn bộ bề mặt của cả 2 bàn chân , xem có tổn thương da, nốt bỏng rộp, sưng phù, hoặc đỏ, bao gồm  giữa và dưới các ngón chân, nơi mà các vết thương có thể bị bỏ sót. Sử dụng gương hoặc nhò người trong gia đình hoặc người chăm sóc nếu quá khó để thấy toàn bộ bàn chân (hình số 2).

Chọn vớ và giày cẩn thận – chọn vớ cotton lỏng lẻo và thay vớ hàng ngày. Mặc giày vừa vặn và không được chặt, và cởi giày chậm rãi để tránh bỏng rộp. Yêu cầu loại giày tùy chỉnh nếu bàn chân bạn không vừa hoặc có vết loét; giày chuyên biệt có thể giảm nguy cơ tiến triển của vết loét. Dùng miếng đệm đế giày có thể giúp giảm áp lực lên bàn chân.

Yêu cầu kiểm tra bàn chân – tầm soát biến chứng bàn chân nên làm thường qui ở mỗi lần tái khám (điều này đôi khi bị bỏ sót). Với mỗi lần khám, giày và vớ được cởi bỏ và bác sĩ sẽ quan sát bàn chân của bạn. Đừng ngại khi yêu cầu bác sĩ kiểm tra toàn bộ bàn chân ít nhất 1 lần trong năm và thường xuyên hơn nếu có bất cứ vấn đề gì

Kiểm soát đau – đau do bệnh thần kinh có thể khó kiểm soát và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Đau thường nặng hơn về đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ

May mắn là, đau chỉ có ở một phần nhỏ của trong tổng số bệnh nhân. Đau có thể tự hết mà không cần điều trị ở một vài bệnh nhân, sau vài tuần hoặc vài tháng, đặc biệt nếu cơn đau tiến triển sau một đợt thay đổi sức khỏe đột ngột (ví dụ nhiễm toan keton ĐTĐ, sụt cân nhiều, hoặc thay đổi đường huyết đáng kể.)

Thuốc chống trầm cảm ba vòng – một số thuốc chống trầm cảm sẵn có để điều trị đau mạn tính, gồm amitriptyline, nortriptyline và desipramine. Các thử nghiệm lâm sàng chỉ ra rằng thuốc chống trầm cảm ba vòng có tác dụng với bệnh nhân. Liều để điều trị đau thường thấp hơn nhiều so với liều điều trị trầm cảm.

Các thuốc trên thường dùng trước khi ngủ, bắt đầu với liều thấp và tăng dần lên trong vài tuần. Bệnh nhân có bệnh tim mạch không nên dùng amitriptyline và nortriptyline. Các thuốc ba vòng có thể dùng kèm với gabapentin và pregabalin, nhưng không nên dùng với duloxetine. Tác dụng phụ bao gồm khô miệng, buồn ngủ, chống mặt, và táo bón.

Thuốc chống trầm cảm và thường có tác dụng giảm đau do bệnh thần kinh ĐTĐ. Trong các thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn, duloxetine có hiệu quả hơn giả dược (placebo). Tuy nhiên, tác dụng dài hạn và độ an toàn của duloxetine cho bệnh thần kinh ĐTĐ là chưa chắc chắn. Chưa có thử nghiệm nào so sánh duloxetine với thuốc khác trong điều trị bệnh nhiều dây thần kinh ĐTĐ.

Duloxetine thường dùng bằng đường uống, một lần một ngày sau ăn, và trường hợp phải dùng hai lần một ngày. Không nên dùng khi người đó đang sử dụng thuộc chống trầm cảm khác. Tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, buồn ngủ, chóng mặt, giảm thèm ăn, và táo bón.

Thuốc chống động kinh. Thường được dùng qua đường uống ba lần một ngày. Tác dụng phụ gồm chóng mặt và lú lẫn. gabapentin thường dùng kèm với thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc duloxetine. Một số trường hợp có thể dùng vào ban đêm để tránh đau trong lúc ngủ.

Thuốc chống động kinh, tương tự gabapentin. Pregabalin dùng qua đường uống, trước lúc ngủ, bắt đầu với liều thấp và tăng dần lên ba lần một ngày trong vòng vài tuần. Tác dụng phụ bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn, phù chân và mắt cá, tăng cân. Pregabalin có thể gây nghiện, thay đổi liều cần được cẩn trọng. Pregabalin có thể dùng với duloxetine hoặc TCAs, nhưng không được dùng với gabapentin

Thuốc tê là một thuốc được khuyến cáo nếu các điều trị khác không hiệu quả trong giảm đau. Miếng dán lidocaine được dán lên vùng bị đau và thuốc sẽ ngấm từ từ. Dán trong vòng ít hơn 12 giờ trong vòng 24 giờ

Thuốc chống oxy hóa. Một số thr nghiệm ngắn hạn cho thấy nó có tác dụng giảm đau co bệnh thần kinh ĐTĐ. Do đó, ALA được khuyến cáo dùng nếu các điều trị khác không hiệu quả. Tuy vậy, các nghiên cứu dài hạn cần có để chứng minh độ an toàn và tác dụng của nó. Ở Hòa Kỳ, ALA là thuốc không kê đơn, được dùng bằng đường uống, một lần một ngày.

Các tổ chức sau đây cũng cung cấp thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

REFERENCES

  1. Davies M, Brophy S, Williams R, Taylor A. The prevalence, severity, and impact of painful diabetic peripheral neuropathy in type 2 diabetes. Diabetes Care 2006; 29:1518.

  2. Duloxetine (Cymbalta) for diabetic neuropathic pain. Med Lett Drugs Ther 2005; 47:67.

  3. Pop-Busui R, Boulton AJ, Feldman EL, et al. Diabetic Neuropathy: A Position Statement by the American Diabetes Association. Diabetes Care 2017; 40:136.

  4. Bril V, England J, Franklin GM, et al. Evidence-based guideline: Treatment of painful diabeticneuropathy: report of the American Academy of Neurology, the American Association of Neuromuscular and Electrodiagnostic Medicine, and the American Academy of Physical Medicine and Rehabilitation. Neurology 2011; 76:1758.

Cắt móng chân của bạn


Kiểm tra chân cho người bị tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra cả hai bàn chân mỗi ngày. Điều quan trọng là kiểm tra bàn chân của bạn trên tất cả, bao gồm cả ở giữa các ngón chân của bạn. Nếu bạn không thể nhìn thấy đáy bàn chân, hãy dùng gương hoặc nhờ người khác kiểm tra giúp bạn. Hãy cho bác sĩ hoặc y tá của bạn biết nếu bạn tìm thấy bất kỳ:

  • Đỏ
  • Vết cắt hoặc vết nứt trên da
  • Rộp
  • Sưng

Hình dạng giày phải phù hợp với hình dạng bàn chân

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE