BẠN CÓ BIẾT CỨ 30 GIÂY CÓ 1 NGƯỜI PHẢI CẮT CHI DO BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

BẠN CÓ BIẾT CỨ 30 GIÂY CÓ 1 NGƯỜI PHẢI CẮT CHI DO BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

14/02/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

BẠN CÓ BIẾT CỨ 30 GIÂY CÓ 1 NGƯỜI PHẢI CẮT CHI DO BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

KHÁI QUÁT VỀ BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhân mắc thêm nhiều bệnh lí, trong đó phải kể đến như:  đau tim, đột quỵ, giảm thị lực, tổn thương thần kinh và bệnh thận. Đây đều là những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường. May mắn thay, chúng ta có thể ngăn ngừa các biến chứng này sớm.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về các dấu hiệu sớm để nhận biết bệnh thận đái tháo đường. Những người mắc bệnh thận đái tháo đường thường không biểu triệu chứng sớm, do vậy bệnh nhân thường chủ quan và khi đến gặp bác sĩ thì tình trạng bệnh thường đã ở mức độ nặng.

Thận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể: chúng lọc máu, loại bỏ các chất thải và muối và nước dư thừa. Nếu thận bị tổn thương, dẫn đến đảm bảo chức năng sẽ khiến những chất độc không được loại bỏ hết ra khỏi cơ thể.

Các dấu hiệu sớm của bệnh thận đái tháo đường cảnh báo rằng thận của bạn đang có nguy cơ bị tổn thương và cần thiết phải thực hiện sớm các bước phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. 

Trong một số trường hợp, bệnh thận tiểu đường có thể khiến thận của bệnh nhân tổn thương hoàn toàn và phải lọc máu hay ghép thận như phương pháp điều trị cuối cùng.

BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh thường không biểu hiện bất kì triệu chứng nào cho đến khi mất ít nhất 75% chức năng thận, đồng thời không có sự thay về lượng nước tiểu ở những bệnh nhân này. Do đó, để phát hiện bệnh thận tiểu đường, bác sĩ phải dựa vào các xét nghiệm đo nồng độ protein trong nước tiểu và xét nghiệm máu để đánh giá chức năng thận.

Khi thận hoạt động bình thường, protein không thể rò rỉ vào nước tiểu do có màng lọc cầu thận ngăn lại, nên việc tìm thấy protein trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy thận đang bị tổn thương. Một điều đáng chú ý là, những người mắc bệnh thận đái tháo đường cũng thường bị tăng huyết

CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH

Tiền sử gia đình mắc bệnh thận hoặc thuộc một số chủng tộc như  người Mỹ gốc Phi, người Mexico, người Ấn Độ Pima,.. có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận tiểu đường. Yếu tố gia đình là mặc định và không thể thay đổi, tuy nhiên, bạn có thể tác động vào các yếu tố nguy cơ sau nhằm giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh. Bao gồm:

● Lượng đường trong máu tăng cao

● Thừa cân hoặc béo phì

● Hút thuốc

● Có vấn đề về thị lực liên quan đến bệnh tiểu đường (bệnh võng mạc đái tháo đường) hoặc tổn thương thần kinh ngoại biên (bệnh thần kinh đái tháo đường).

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH

Đối  với những người bị đái tháo đường type 1, các bác sĩ khuyến nghị nên đi xét nghiệm nước tiểu mỗi năm một lần tại thời điểm 5 năm sau khi được chẩn đoán và bắt đầu xét nghiệm ngay tại thời điểm chẩn đoán với những bệnh nhân bị đái tháo đường

Trong xét nghiệm nước tiểu, thành phần được chú ý đến nhất là albumin (một loại protein). Nếu có một lượng rất lớn albumin (protein) trong nước tiểu, điều đó có nghĩa là bạn bị bệnh thận đái tháo đường. Nếu xét nghiệm trả về là "microalbumin niệu" hoặc "albumin niệu tăng vừa phải" thì đó là dấu hiệu sớm của bệnh nếu như bạn không mắc bất kì một bệnh lý về thận nào khác. 

Xét nghiệm nước tiểu ngoài việc dùng để chẩn đoán bệnh thì cũng được sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh theo thời gian. 

TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH

Theo thời gian, bệnh thận đái tháo đường có thể tiến triển thành bệnh thận mạn. Nếu tiếp tục diễn tiến nặng nề hơn nữa, chức năng thận có thể bị mất hoàn toàn và người bệnh chỉ có thể duy trì sự sống bằng cách ghép thận học lọc máu mỗi tuần 2-3 lần. 

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Những bệnh nhân đái tháo đường thường tập trung vào việc làm sao để giữ mức đường huyết trong máu ở ngưỡng phù hợp. Tất nhiên, kiểm soát lượng đường trong máu rất quan trọng nhưng bên cạnh đó kiểm soát huyết áp cũng có vai trò quan trọng không kém. Vì khi lượng đường và huyết áp trong máu đồng thời cao cùng lúc sẽ là yếu tố nguy cơ gây phá hỏng mạch máu và hệ cơ quan nhanh chóng hơn.

Do vậy, để ngăn chặn bệnh thận và bảo vệ chống lại các biến chứng tiểu đường khác. Chúng ta cần:

  • Có một lối sống lành mạnh

  • Kiểm soát tốt đường huyết

  • Đảm bảo trị số huyết áp dưới mức 140/90

Thay đổi lối sống — Thay đổi lối sống mang lại những ảnh hưởng tích cực giúp duy trì chức năng thận tốt. Những khuyến cáo sau phù hợp với tất cả mọi cá nhân tuy nhiên đặc biệt được khuyến nghị thực hiện ở trên các bệnh nhân mắc bệnh thận đái tháo đường. 

  • Hạn chế lượng muối nhập vào cơ thể.
  • Không hút thuốc lá.

  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, tránh béo phì. 

Kiểm soát tốt lượng đường trong máu — Giữ lượng đường trong máu gần với mức bình thường có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng lâu dài của bệnh đái tháo đường. Mục tiêu đường huyết lúc đói và mức đường huyết trước mỗi bữa ăn là 80 đến 120 mg / dL (4,4 đến 6,6 mmol / L); tuy nhiên, những mục tiêu này có thể cần phải được cá nhân hóa, điều chỉnh phù hợp với từng người tùy trường hợp chỉ định của bác sĩ. 

Một xét nghiệm máu được gọi là A1C cũng được sử dụng để theo dõi lượng đường trong máu; Xét nghiệm này phản ánh lượng đường trong máu trong ba tháng. Nên duy trì A1C từ 7% trở xuống, tương đương  với đường huyết trung bình 150 mg/dL (8,3 mmol / L). Ngay cả giảm một lượng rất nhỏ A1C cũng làm giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường ở một mức độ nào đó.

Kiểm soát lượng đường trong máu liên quan chặt chẽ tới lỗi sống (ví dụ, chế độ ăn uống và tập thể dục) cũng như các loại thuốc. Đái tháo đường type 1 được điều trị bằng insulin còn với có thể dùng thuốc, một trong số chúng không được khuyến cáo sử dụng ở những người có vấn đề về thận, trong khi  số khác lại có khả năng giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh thận. Bác sĩ sẽ xem xét tổng quan tình trạng bệnh của bạn để đem ra cách phối hợp thuốc phù hợp nhất.

Kiểm soát huyết áp — Nhiều bệnh nhân vừa mắc đồng thời bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp. Tăng huyết áp gây một số ảnh hưởng nhất định trong đó đặc biệt chú ý đến hai tác động: tăng nguy cơ các bệnh tim mạch và các bệnh lí về mạch máu, đồng thời làm tăng tốc độ phát triển các biến chứng của bệnh đái tháo đường trên thận và mắt. Tăng huyết áp được chẩn đoán thông qua việc đo huyết áp thường xuyên. 

Điều trị tăng huyết áp tùy thuộc vào mức độ bệnh. Nếu chỉ bị  tăng huyết áp nhẹ, bác sĩ có thể chỉ khuyên bạn nên giảm cân, tập thể dục, giảm lượng muối trong chế độ ăn, bỏ hút thuốc và uống rượu. Những biện pháp này có thể làm huyết áp giảm về mức bình thường.

Nếu các biện pháp này không hiệu quả hoặc trong trường trường hợp bạn cần hạ áp nhanh chóng, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc. Tùy mục tiêu điều trị và ưu nhược điểm của từng loại thuốc mà từng người bệnh sẽ có chiến lược điều trị khác nhau. 

Mục tiêu điều trị cho các bệnh nhân có bệnh thận đái tháp đường là đưa huyết áp về dưới 130/80mmHg cho hầu hết những người mắc bệnh thận tiểu đường, đặc biệt khi có hơn 300 mg albumin (protein) trong nước tiểu mỗi ngày..

Thuốc điều trị huyết áp — Hầu hết những người mắc bệnh thận đái tháo đường cần  sử dụng ít nhất một loại thuốc để hạ huyết áp. Một số loại thuốc phổ biến có thể được sử dụng cho mục đích này phải kể đến như chất ức chế men chuyển angiotensin (ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB). Thuốc ức chế men chuyển thường được sử dụng đầu tiên vì chúng có sẵn hơn ARB.

Thuốc ức chế men chuyển và ARB đặc biệt hữu ích cho những người mắc bệnh thận đái tháo đường vì chúng làm giảm lượng protein trong nước tiểu và có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. Trên thực tế, lợi ích thận của thuốc ức chế men chuyển và ARB mạnh mẽ đến mức đôi khi bác sĩ kê chúng cho cả những bệnh nhân có bệnh thận đái tháo đường nhưng có huyết áp bình thường.

Tuy nhiên, chúng cũng có những nhược điểm nhất định. Ví dụ, thuốc ức chế men chuyển gây ho khan kéo dài ở 5 đến 20 phần trăm những người dùng, đặc biệt là trong dân số châu Á. Một số bệnh nhân thậm chí bị tác dụng phụ này ảnh hưởng đến mức phải bỏ thuốc. Trong trường hợp này, ARB được xem là sự thay thế tối ưu do ít gây ho hơn. 

Trong một số trường hợp hiếm gặp, thuốc có thể có tác dụng phụ như giảm chức năng thận hoặc tăng kali máu. Để theo dõi những tác dụng phụ này, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu trong quá trình điều trị. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ có chỉ định ngưng điều trị nếu thấy tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Theo dõi sự thay đổi của các chỉ số sức khỏe — Sau khi bắt đầu điều trị và thay đổi lối sống , bệnh nhân cần phải xét nghiệm lại nước tiểu và máu để xác định xem nồng độ protein trong nước tiểu có được cải thiện hay không. Nếu nồng độ protein trong nước tiểu không được cải thiện hoặc chức năng thận xấu đi, bác sĩ sẽ xem xét điều chỉnh thuốc hoặc đề xuất các chiến lược điều trị khác.  

MỐI LIÊN QUAN GIỮA THAI KÌ VÀ BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Nếu bạn bị bệnh đái tháo đường nhưng mong muốn mang thai, trước tiên nên  trao đổi với bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt trong trường hợp có bệnh thận đái tháo đường. Bệnh tiểu đường và các vấn đề liên quan có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ, đặc biệt là ở phụ nữ bị suy giảm chức năng thận. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mắc bệnh thận đái tháo đường mức độ nhẹ vẫn có thể có một thai kỳ bình thường và sinh em bé khỏe mạnh. Để đảm bảo thai kỳ an toàn, điều quan trọng nhất là luôn giữ cho lượng đường trong máu và huyết áp ở mức ổn định và phù hợp. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng có thai không nên dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB), vì những thuốc này có thể gây dị tật bẩm sinh. Thay vào đó, có thể dùng các loại thuốc khác như thuốc chẹn kênh canxi để kiểm soát huyết áp. 

BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC BIẾN CHỨNG LIÊN QUAN

Có thể các khuyến cáo giúp bạn bảo vệ thận là quá nhiều và bạn không thể ghi nhớ hết chúng để thực hiện, tuy nhiên, tóm gọn lại có những ý chính sau bạn luôn phải ghi nhớ để bệnh tình không tiến triển nặng nề hơn đó là : kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp có thể giúp giảm nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các biến chứng sau:

  • Mất thị lưc (do bệnh lí võng mạc đái tháo đường)

  • Tổn thương thần kinh (gọi là bệnh thần kinh ngoại biên do nguyên nhân đái tháo đường)

  • Đột quỵ hay đau tim (cả hai biến chứng này đều có thể gây tử vong)

NGĂN NGỪA BỆNH NHƯ THẾ NÀO?

Thực tế là các biện pháp được sử dụng trong điều trị bệnh thận đái tháo đường cũng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh. Đó chính là  lựa chọn lối sống lành mạnh cũng như kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu và kiểm soát huyết áp.

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Gross JL, de Azevedo MJ, Silveiro SP, et al. Diabetic nephropathy: diagnosis, prevention, and treatment. Diabetes Care 2005; 28:164.

  2. Writing Team for the Diabetes Control and Complications Trial/Epidemiology of Diabetes Interventions and Complications Research Group. Sustained effect of intensive treatment of type 1 diabetes mellitus on development and progression of diabetic nephropathy: the Epidemiology of Diabetes Interventions and Complications (EDIC) study. JAMA 2003; 290:2159.

  3. Adler AI, Stevens RJ, Manley SE, et al. Development and progression of nephropathy in type 2 diabetes: the United Kingdom Prospective Diabetes Study (UKPDS 64). Kidney Int 2003; 63:225.

  4. KDOQI. KDOQI Clinical Practice Guidelines and Clinical Practice Recommendations for Diabetes and Chronic Kidney Disease. Am J Kidney Dis 2007; 49:S12.

  5. Eknoyan G, Hostetter T, Bakris GL, et al. Proteinuria and other markers of chronic kidney disease: a position statement of the national kidney foundation (NKF) and the national institute of diabetes and digestive and kidney diseases (NIDDK). Am J Kidney Dis 2003; 42:617.

Mối tương quan giữa A1C và lượng đường trong máu

 

Mức A1C (phần trăm):

Lượng đường trong máu trung bình trong 2-3 tháng qua

milligrams/deciliter (mg/dL).

millimoles/liter (mmol/L).

5

97

5.4

6

126

7

7

154

8.6

8

183

10.2

9

212

11.8

10

240

13.3

11

269

15

12

298

16.5

13

326

18.1

14

355

19.7

Xét nghiệm máu A1C cho bạn biết mức độ đường trong máu trung bình của bạn trong hai đến ba tháng qua. Bảng này liệt kê các mức A1C tương đương với mức đường trung bình trong máu. Đơn vị đo lượng đường trong máu được dùng khác nhau ở Hoa Kỳ so với hầu hết các quốc gia khác. Cột ở giữa là dành cho người ở Hoa Kỳ. Cột bên phải dành cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE