6 BƯỚC RỬA TAY ĐƯỢC WHO ĐƯỢC KHUYẾN CÁO ĐỂ NGỪA PHÒNG DỊCH.

6 BƯỚC RỬA TAY ĐƯỢC WHO ĐƯỢC KHUYẾN CÁO ĐỂ NGỪA PHÒNG DỊCH.

06/09/2020

-

Le Thao

-

0 Bình luận

6 BƯỚC RỬA TAY ĐƯỢC WHO ĐƯỢC KHUYẾN CÁO ĐỂ NGỪA PHÒNG DỊCH.

TẠI SAO NÊN RỬA TAY THẬT SẠCH TRƯỚC KHI ĂN?


Bàn tay bẩn mang rất nhiều vi khuẩn, mầm bệnh trong quá trình làm việc, sinh
hoạt. Theo Tổ chức Đối tác rửa tay toàn cầu, điều kiện vệ sinh kém làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ, hạn chế sự phát triển thể chất, hệ miễn dịch; 33%-66% trường hợp suy dinh dưỡng trên toàn cầu bắt nguồn từ việc thiếu điều kiện vệ sinh và nước sạch. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), 88% các trường hợp tử vong do tiêu chảy ở trẻ em có liên quan đến tình trạng vệ sinh kém và thiếu nước sạch. Tiêu chảy và viêm phổi là hai bệnh chính có liên quan đến việc lây truyền các mầm bệnh qua bàn tay và là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 3,5 triệu trẻ em trên thế giới hằng năm. Ngoài ra vệ sinh kém cũng góp phần làm gia tăng các bệnh như tay chân miệng, bệnh ngoài da, bệnh giun sán…
Do đó, giữ bàn tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất để tránh bị bệnh và lây lan vi trùng sang người khác. Không rửa tay đúng cách bằng xà phòng làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh. Rửa tay thường xuyên đặc biệt trước khí ăn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa vi trùng như vi khuẩn và virus.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyên rằng nên rửa tay
trước khi ăn, cũng như trước khi làm thức ăn và đeo găng tay trong khi chuẩn bị thức ăn. FDA cũng khuyên rằng nên rửa tay sau khi ăn, uống, sử dụng thuốc lá, chuẩn bị sản phẩm động vật sống, xử lý thiết bị bẩn... CDC khuyến cáo rằng các chương trình quản lý nhà hàng và an toàn thực phẩm nên làm việc để cải thiện tỉ lệ rửa tay đặc biệt sau khi xử lý thịt sống vì thịt sống chứa vi khuẩn E.coli gây ra vấn đề tiêu hóa.
Để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm liên quan đến vi khuẩn hãy phòng tránh ngay từ hôm nay, tự tạo cho mình thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

CÓ NÊN VỆ SINH TAY THẬT KỸ KHI VỆ SINH VẾT THƯƠNG?

Nhiễm khuẩn bệnh viện và nhiễm khuẩn vết thương đang là mối quan tâm lớn của các cơ sở y tế, nó đã để lại những hậu quả khôn lường trong quá trình chăm sóc và điều trị, ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các biện pháp can thiệp y khoa, từ đó nó làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian và chi phí điều trị.
Vi khuẩn có thể hiện hữu ở khắp mọi nơi với số lượng lớn, đa dạng về chủng loại. Đặc biệt hơn là ngày càng trở nên “thích nghi” với nhiều môi trường khác lạ, đề kháng với nhiều loại kháng sinh và rất dễ lây truyền.
Một trong những phương tiện lây truyền chính, đó là bàn tay của con người. hay nói cách khác: bàn tay con người là phương tiện trung gian vận chuyển vi khuẩn từ vùng này đến vùng khác trên cơ thể và từ cơ thể này đến cơ thể khác một cách nhanh chóng và khó kiểm soát nhất. Các nghiên cứu cho thấy, bên cạnh là phương tiện lây truyền, bàn tay còn là nơi hiện diện của khoảng 4,5 triệu mầm bệnh gây nên bởi vô số chủng loại vi khuẩn cư trú và bám dính, tập trung chủ yếu ở kẽ tay và móng tay.
Một thực tế cho thấy, người bệnh luôn có nguy cơ bị lây truyền các loại vi khuẩn từ môi trường bệnh viện, khả năng lây truyền này tăng lên rất cao khi người bệnh có các vết thương hở, các tổn thương gây chảy máu, khi được thực hiện các thủ thuật can thiệp xâm nhập và đặc biệt là người bệnh có chỉ định phẫu thuật.
Như vậy rửa tay trước khi chăm sóc vết thương là một động tác có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có tính bắt buộc nhằm làm giảm đến mức tối thiểu số lượng vi khuẩn đang hiện diện trên tay nhân viên y tế trước khi tiến hành phẫu thuật, chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn hoặc thực hiện các chăm sóc đặc biệt.
Nếu rửa tay đúng quy trình thì sẽ hạn chế đến mức thấp nhất nhiễm khuẩn vết thương, tăng hiệu quả hồi phục vết thương, tránh những biến chứng liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn tự thân của bệnh nhân. Ngoài ra, rửa tay đúng cách sẽ giúp tránh được các nguy cơ gây bệnh cho chính người đang thực hiện các thủ thuật chăm sóc vết thương.
Ngoài ra, để việc rửa tay đem lại hiệu quả tối đa, người thực hiện cũng nên tháo bỏ trang sức (đồng hồ, vòng tay, nhẫn…), cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn và lau tay bằng khăn sạch.


Dưới đây là quy trình rửa tay sạch sẽ đúng cách do Bộ Y tế khuyến cáo gồm 6 bước:
Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
Mỗi bước thực hiện 5 lần. Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây.
Tóm lại, rửa tay là một trong những thao tác cơ bản nhằm loại bỏ tối đa vi khuẩn bám trên tay người thực hiện các can thiệp Y khoa trên người bệnh, giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, không những bảo vệ người bệnh, mà còn bảo vệ cho chính các nhân viên y tế. Vì vậy, việc rửa tay phải được tuân thủ một cách nghiêm túc, có trách nhiệm và thường qui.

TAGS: HDCACRE, RỬA TAY

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0767115115
Zalo
Hotline
CÔNG TY CỔ PHẦN HD CARE